TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
2.2. Phân tích thực trạng các yếu tố thành phần của chất lượng dịch vụ đào
2.2.4. Cơ sở đề xuất thứ tự ưu tiên của các giải pháp
Thơng qua phân tích, đánh giá thực trạng của các yếu tố thành phần chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, tác giả đã xác định được các hạn chế cần được xem xét và cải thiện. Theo kết quả phân tích tại mục 2.2.2, các vấn đề tồn tại được tổng kết tại Bảng 2.17.
Bảng 2.17. Tổng kết các hạn chế của các yếu tố thành phần chất lượng dịch vụ đào tạo Ký
hiệu Hạn chế
A Khía cạnh phi học thuật
Thái độ giao tiếp của một số viên chức quản lý thuộc các phòng ban được đánh giá chưa tốt.
Việc thực hiện khảo sát chất lượng dịch vụ đơn vị quản lý và phục vụ đào tạo chỉ được thực hiện một lần trong một năm.
B Khía cạnh học thuật
Mỗi học kỳ chỉ có 2 buổi cố vấn học tập có thể chính thức gặp gỡ, trao đổi với sinh viên.
Một số giảng viên còn thiếu kinh nghiệm thực tế trong môi trường doanh nghiệp.
C Danh tiếng
Một số vấn đề của cơ sở vật chất bị xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu của người học, đặc biệt là sinh viên chương trình chất lượng cao.
D Tiếp cận
Địa chỉ email do trường cấp cho sinh viên với cấu trúc rất dễ được thu thập bằng công cụ đơn giản.
Thông tin sinh viên tham dự các cuộc thi, phong trào, hội thảo bị rò rỉ cho các doanh nghiệp tài trợ hoặc các tổ chức khác ngoài trường
E Chương trình đào tạo
Hoạt động tham quan doanh nghiệp mới chỉ được thực hiện ở các lớp chương trình chất lượng cao, chưa được áp dụng đối với tồn thể khóa học.
Các lớp huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp cịn ít so với nhu cầu của sinh viên toàn trường.
(Nguồn: Kết quả khảo sát)
Các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế cũng được tìm thấy dựa trên số liệu thứ cấp cũng như phỏng vấn lấy ý kiến của 6 nhà quản lý (01 Phó Hiệu trưởng, 04 Phó phịng, 01 Bí thư Đồn trường) đang làm việc tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Nội dung chi tiết cách thức lấy ý kiến và kết quả tổng hợp ý kiến được trình bày ở Phụ lục 6.
Việc giải quyết các hạn chế tại Bảng 2.17 có thể giúp nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn, cùng lúc khắc phục các hạn chế trên là khơng khả thi. Ngồi ra, mức độ quan trọng và cấp thiết của việc khắc phục các hạn chế trên khơng giống nhau. Do đó, sau khi xác định được các hạn chế, tác giả đã phỏng vấn để lấy ý kiến 6 nhà
quản lý đang làm việc tại trường về mức độ quan trọng và mức độ cấp thiết của việc khắc phục các hạn chế đối với việc nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường. Nội dung chi tiết các thức lấy ý kiến và kết quả tổng hợp ý kiến được trình bày tại Phụ lục 7.
Từ kết quả lấy ý kiến của các nhà quản lý, tác giả sử dụng phương pháp xây dựng ma trận của Eisenhower (McKay et al., 2013) để xây dựng ma trận định vị mức độ quan trọng và mức độ cấp thiết của các hạn chế như Hình 2.1:
Hình 2.1. Ma trận định vị các hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn các nhà quản lý)
Từ ma trận định vị các hạn chế tại Hình 2.1, có thể ưu tiên tập trung giải quyết các hạn chế thuộc nhóm yếu tố có mức độ quan trọng cao và cấp thiết cao rồi mới đến các hạn chế ít quan trọng và ít cấp thiết. Dựa vào ma trận định vị, thứ tự ưu tiên giải quyết các hạn chế như sau:
(1) Các hạn chế thuộc yếu tố danh tiếng
(2) Các hạn chế thuộc yếu tố khía cạnh phi học thuật (3) Các hạn chế thuộc yếu tố tiếp cận
(4) Các hạn chế thuộc yếu tố chương trình đào tạo (5) Các hạn chế thuộc yếu tố khía cạnh học thuật
Mức độ quan trọng Mức độ cấp thiết Cao Thấp Cao B E D A C
Tóm tắt chương 2
Dựa vào dữ liệu khảo sát và kết quả phân tích, tác giả đã đánh giá thang đo các yếu tố thành phần chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, đồng thời kết hợp với phân tích các dữ liệu thứ cấp để phân tích thực trạng, đánh giá mặt làm tốt, mặt hạn chế và nguyên nhân của các yếu tố: khía cạnh phi học thuật, khía cạnh học thuật, danh tiếng, tiếp cận, chương trình đào tạo.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH