Kết quả khảo sát yếu tố khía cạnh học thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường đại học kinh tế tp hồ chí minh (Trang 52 - 56)

Yếu tố Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Khía cạnh học thuật 3,73

Giảng viên có kiến thức chun mơn sâu rộng về

nội dung môn học phụ trách. 1 5 3,64 1,068

Giảng viên thể hiện sự quan tâm chân thành đến

Giảng viên sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của

bạn. 1 5 3,84 1,038

Giảng viên tận tình giải quyết các vấn đề học tập

mà bạn gặp phải. 1 5 3,80 1,031

Giảng viên thể hiện thái độ tích cực đối với bạn. 1 5 3,72 1,037

Giảng viên giao tiếp tốt với bạn trong lớp học. 1 5 3,77 1,063

Giảng viên đánh giá kết quả học tập của bạn

khách quan và chính xác. 1 5 3,82 0,981

Giảng viên được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm trong lĩnh vực chun mơn mà họ giảng dạy.

1 5 3,58 0,903

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu khảo sát)

Đối với yếu tố khía cạnh học thuật, kết quả khảo sát tại Bảng 2.6 cho thấy điểm trung bình cho yếu tố này là 3,73. Các biến quan sát “Giảng viên có kiến thức chun mơn sâu rộng về nội dung môn học phụ trách”, “Giảng viên thể hiện sự quan tâm chân thành đến nhu cầu của bạn”, “Giảng viên được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm trong lĩnh vực chun mơn mà họ giảng dạy” đều có giá trị thấp hơn mức trung bình chung, lần lượt là 3,64; 3,69 và 3,58. Trong đó biến khảo sát sinh viên đồng tình thấp nhất là “Giảng viên được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn mà họ giảng dạy” với giá trị trung bình 3,58. Đây là yếu tố cần cân nhắc cải thiện để nâng cao cảm nhận về khía cạnh học thuật của sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Khóa 35 (2009 - 2013) là khóa đại học chính quy đầu tiên của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh được thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ. Cũng từ năm 2010, để tạo thuận lợi và sự đồng bộ cho mọi hoạt động của nhà trường theo cơ chế mới, đặc biệt là đào tạo theo học chế tín chỉ, nhà trường đã thực hiện việc chuyển đổi đào tạo sang năm dương lịch.

Nhằm giải quyết những khó khăn của việc hỗ trợ sinh viên khi chuyển sang học chế tín chỉ, Trường đã phân cơng các giảng viên chịu trách nhiệm là cố vấn học tập, có nhiệm vụ quan tâm, hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, Trường cũng ban hành Quyết định số 257/QĐ-ĐHKT-CTCT ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Hiệu trưởng về Bộ tiêu chí đánh giá kết quả cơng việc của Cố vấn học tập

lớp sinh viên hệ đại học chính quy tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Theo đó, nội dung đánh giá bao gồm:

Bảng 2.7. Nội dung đánh giá kết quả công việc của Cố vấn học tập lớp sinh viên hệ đại học chính quy

STT Bước đánh giá Tiêu chí

1

Cố vấn học tập tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Tư vấn học tập cho sinh viên.

Tư vấn nghiên cứu khoa học cho sinh viên.

Phổ biến đầy đủ các nội dung nhà trường cần thông tin cho sinh viên trong các buổi sinh hoạt lớp.

Tổ chức thực hiện đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên theo đúng quy định.

Giải đáp đầy đủ các thắc mắc của sinh viên đúng thời gian đã hẹn.

Cập nhật tình hình lớp thường xuyên và báo cáo với Trường.

Hướng dẫn sinh viên liên hệ các đơn vị thuộc Trường để được tư vấn phù hợp với nhu cầu.

2

Sinh viên đánh giá kết quả tư vấn và hỗ trợ của cố vấn học tập

Cố vấn học tập nhiệt tình tư vấn học tập cho sinh viên (chương trình, phương pháp, chọn ngành, hướng nghiệp; xây dựng, điều chỉnh kế hoạch học tập).

Cố vấn học tập nhiệt tình tư vấn nghiên cứu khoa học cho sinh viên thuộc chuyên ngành đào tạo.

Cố vấn học tập tổ chức sinh hoạt lớp và phổ biến đầy đủ, kịp thời các thông tin từ nhà trường.

Cố vấn học tập tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên đúng quy định.

Cố vấn học tập hỗ trợ tốt trong việc gặp gỡ, giải đáp thắc mắc của sinh viên.

Cố vấn học tập thường xuyên liên hệ với lớp để nắm bắt tình hình và hỗ trợ kịp thời các vấn đề phát sinh.

Cố vấn học tập tận tình hướng dẫn sinh viên liên hệ các đơn vị thuộc Trường để được tư vấn phù hợp với nhu cầu.

3

Khoa, viện đánh giá kết quả công việc của cố vấn học tập

Tổ chức sinh hoạt lớp đúng quy định và nộp hồ sơ đầy đủ.

Giải đáp đầy đủ các thắc mắc của sinh viên đúng thời gian đã hẹn.

4

Phịng Cơng tác chính trị đánh giá kết quả công việc của cố vấn học tập

Tổ chức sinh hoạt lớp và thực hiện báo cáo tình hình lớp. Tổ chức thực hiện đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên đúng quy định.

tạo - Công tác sinh viên đánh giá kết quả công việc của cố vấn học tập

biến các thông tin về đào tạo, học vụ và công tác sinh viên.

Phản ánh của sinh viên về việc cố vấn học tập không tư vấn về thực hiện xây dựng và điều chỉnh kế hoạch học tập.

(Ng̀n: Phịng Cơng tác chính trị)

Bên cạnh đó, đào tạo sau đại học của trường khơng những phục vụ và cung cấp đội ngũ cán bộ có trình độ cao cho xã hội mà cịn cung cấp đội ngũ giảng viên vững về chuyên mơn, u nghề cho chính sự phát triển của nhà trường. Trong số hơn 200 tiến sĩ và gần 350 thạc sĩ là cán bộ giảng dạy của trường thì có đến trên 2/3 được nhà trường đào tạo (Phòng Nhân sự, 2019).

Để chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về đào tạo, giảng dạy, từ năm 2013 đến nay đã có trên 2000 lượt viên chức được cử tham gia nhiều nội dung đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn trong và ngồi nước. Hàng năm, trường đón nhận gần 80 giảng viên quốc tế tham gia giảng dạy, trao đổi học thuật, tư vấn nghiên cứu… Hiện nay, trường khơng ngừng hồn thiện các cơ chế và chính sách nhằm thúc đẩy đội ngũ học tập tri thức thế giới, đồng thời thu hút các nhà khoa học uy tín từ nhiều nước hợp tác và đồng hành cùng nhà trường trên con đường quốc tế hóa.

Mặc dù trường đã phân công các giảng viên chịu trách nhiệm là cố vấn học tập cho từng lớp, tuy nhiên mỗi học kỳ chỉ có 2 buổi cố vấn học tập có thể chính thức gặp gỡ, trao đổi với sinh viên. Với số lượng sinh viên mỗi lớp khá đông, từ 30 - 50 sinh viên, thì 2 buổi sinh hoạt lớp này khơng thể giải quyết được các công việc chung của lớp, chưa kể đến những thắc mắc cá nhân của từng sinh viên liên quan đến việc học tập. Vì vậy đa số sinh viên đều liên hệ với phòng Quản lý đào tạo - Cơng tác sinh viên hoặc tìm kiếm các thơng tin có thể chưa chính xác từ bạn cùng lớp. Bên cạnh đó, hệ vừa làm vừa học và sau đại học khơng có hoạt động của cố vấn học tập, sự tương tác ngoài giờ giảng trên lớp giữa giảng viên từng môn và người học không nhiều nên đa phần cũng đều phụ thuộc vào sự hỗ trợ của chuyên viên các đơn vị quản lý đào tạo.

Ngoài ra, theo kết quả khảo sát do Phòng Đảm bảo chất lượng - Phát triển chương trình thực hiện hàng năm nhằm đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên toàn trường ở bảng 2.8 cho thấy điểm trung bình của các tiêu chuẩn đánh giá đều ở mức độ Khá - Tốt trở lên, tuy nhiên vẫn có một số tiêu chí đạt giá trị thấp hơn điểm trung bình chung và tiếp diễn ở nhiều năm, cụ thể:

- Giảng viên khuyến khích sinh viên thảo luận và làm việc nhóm;

- Giảng viên sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy;

- Giảng viên truyền đạt kiến thức rõ ràng, dễ hiểu;

- Giảng viên sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ cho việc giảng dạy;

- Nội dung bài giảng có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành/thực

tiễn;

- Giảng viên động viên, tạo điều kiện để sinh viên rèn luyện và phát triển các

kỹ năng cá nhân cần thiết.

Những tiêu chí này cũng phù hợp với kết quả khảo sát của đề tài ở nội dung giảng viên chưa có kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực chuyên môn mà họ giảng dạy và chưa thực sự quan tâm đến nhu cầu của người học, trong đó có các nhu cầu về rèn luyện và phát triển các kỹ năng cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường đại học kinh tế tp hồ chí minh (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)