Dàn bài thảo luận lấy ý kiến các nhà quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường đại học kinh tế tp hồ chí minh (Trang 93 - 100)

Bảng 3.3. Dàn bài thảo luận lấy ý kiến các nhà quản lý

Xin các Anh/Chị cho biết, những nguyên nhân nào dẫn đến việc rị rỉ thơng tin người học, quy mô ảnh hưởng và đề xuất cách xử lý vi phạm cho từng trường hợp.

Nguyên nhân Mức độ ảnh hưởng Đề xuất cách thức xử lý vi phạm Vi phạm do chủ quan không hiểu biết được mức độ nghiêm trọng của việc để rị rỉ thơng tin người học.  50 người học

Khiển trách: khiển trách đơn vị tổ chức, có biên bản ghi nhận sự việc và cam kết không tái phạm.

50 - 500 người học

Cảnh cáo: cảnh cáo đơn vị tổ chức, có biên bản ghi nhận sự việc, không được xét chọn các hình thức thi đua - khen thưởng trong năm.

 500 người học

Đối với đơn vị tổ chức là câu lạc bộ, đội, nhóm sinh viên: đình chỉ hoạt động liên quan đến phối hợp, hợp tác với doanh nghiệp, tổ chức ngoài trường trong một thời gian (theo quyết định của Ban Thường vụ Đồn trường trong từng trường hợp cụ thể), khơng được xét chọn các hình thức thi đua - khen thưởng trong 2 năm tiếp theo. Đối với đơn vị tổ chức là phòng, ban, trung tâm thuộc trường: theo quyết định của Ban Giám hiệu trong từng trường hợp cụ thể. Vi phạm do cố ý nhằm thu lợi nhuận hoặc lợi ích cá nhân/tổ chức.  50 người học

Cảnh cáo: cảnh cáo đơn vị tổ chức, có biên bản ghi nhận sự việc, khơng được xét chọn các hình thức thi đua - khen thưởng trong năm.

 500 người học

Đối với đơn vị tổ chức là câu lạc bộ, đội, nhóm sinh viên: đình chỉ hoạt động liên quan đến phối hợp, hợp tác với doanh nghiệp, tổ chức ngoài trường trong một thời gian (theo quyết định của Ban Thường vụ Đoàn trường trong từng trường hợp cụ thể), không được xét chọn các hình thức thi đua - khen thưởng trong 2 năm tiếp theo. Đối với đơn vị tổ chức là phòng, ban, trung tâm thuộc trường: theo quyết định của Ban Giám hiệu trong từng trường hợp cụ thể.

- Bước 3: Trình Ban Giám hiệu thơng qua và ban hành thành văn bản để có cơ sở xử lý vi phạm khi có phát sinh.

Lợi ích của giải pháp: giải pháp thực hiện thành công sẽ tạo sự minh

bạch, rõ ràng, khách quan trong việc xử lý vi phạm. Bên cạnh đó, hạn chế và ngăn ngừa được tình trạng rị rỉ thơng tin người học, giúp người học cảm thấy thông tin cá nhân được bảo mật an tồn trong q trình học tập tại trường.

Nguồn lực để thực hiện giải pháp:

Nhân sự: viên chức Văn phòng trường phối hợp với lãnh đạo các phịng, ban, trung tâm.

Ngân sách thực hiện: khơng phát sinh.

Sự hỗ trợ từ Ban Giám hiệu: phê duyệt chủ trương và thông qua Bộ quy chế.  Tính khả thi của giải pháp: theo kết quả phỏng vấn các nhà quản lý,

giải pháp được đánh giá có tính khả thi vì đây là vấn đề quan tâm của Ban Giám hiệu. Giải pháp được thực hiện bởi viên chức của trường vì vậy cũng không tốn kém chi phí thực hiện. Giải pháp được thực hiện thành cơng không chỉ là cơ sở để xử lý vi phạm một cách khách quan mà cịn mang tính răn đe, phịng tránh, nâng cao tinh thần quản lý thông tin dữ liệu chung của nhà trường.

3.2.4. Giải pháp về yếu tố chương trình đào tạo

Giải pháp: Thực hiện chương trình học kỳ doanh nghiệp, xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sau khi người học hoàn thành học kỳ thực tế tại doanh nghiệp.

Nội dung giải pháp:

Sinh viên khi học tập trong mơi trường đại học đều có mong muốn giỏi ngoại ngữ, vững kỹ năng, chuẩn kiến thức, ra trường có việc làm ngay. Muốn đạt tiêu chí ấy, nhà trường đóng vai trị quan trọng trong việc mang đến cho sinh viên các hoạt động ngoại khóa, chương trình kỹ năng, mơi trường học ngoại ngữ phù hợp,… và quan trọng hơn hết vẫn là những trải nghiệm thực tế gắn với nghề nghiệp của sinh viên trong tương lai. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đều có chung nhận định, tìm được một nhân sự giỏi tồn diện để bố trí một cơng việc phù hợp thật khơng đơn

giản, con số phần trăm đáp ứng nhu cầu rất nhỏ so với tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường hàng năm. Để đáp ứng nhu cầu trong bối cảnh hội nhập hiện nay, trường cần tổ chức các chương trình học kỳ doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có được những kiến thức và kỹ năng thực tế, được trải nghiệm quy trình và mơi trường làm việc tại doanh nghiệp. Việc tiếp cận với doanh nghiệp càng sớm, sinh viên càng có thời gian hồn thiện bản thân, vươn đến “chuẩn” doanh nghiệp yêu cầu. Hơn hết, qua quá trình cọ xát thực tế, nhiều bạn có mơi trường thể hiện năng lực, phẩm chất nghề nghiệp, từ đó nắm bắt được những vị trí cơng việc tốt nhất ngay khi ra trường.

Sau khi kết thúc quá trình tham gia học kỳ doanh nghiệp, cần có đánh giá kết quả làm việc từ cả hai phía là sinh viên và doanh nghiệp nhằm xác định được những kiến thức, kỹ năng mà doanh nghiệp cần có để trường bổ sung cho sinh viên ở những khóa sau, đồng thời biết được cơng việc, đãi ngộ tại doanh nghiệp có đúng với cam kết trước khi tiếp nhận sinh viên hay không. Việc đánh giá hiệu quả của chương trình học kỳ doanh nghiệp được thực hiện qua phiếu đánh giá dành riêng cho hai đối tượng (sinh viên và doanh nghiệp) sau khi kết thúc chương trình. Mẫu phiếu đánh giá được tác giả đề xuất tại Bảng 3.4 và 3.5 như sau:

Bảng 3.4. Phiếu đánh giá học kỳ doanh nghiệp (phiếu dành cho sinh viên)

Họ và tên: …………………………………… Lớp: …………..Khóa: ...……..

Thời gian: từ ngày ………đến ngày ………… MSSV: ...……………………...

Bộ phận/Chức danh: ………………………………………………………………. Tên công ty: ...…………………………………………………………………….. Nhằm đánh giá hiệu quả và nâng cao chất lượng chương trình học kỳ doanh nghiệp, sinh viên vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu (X) vào ơ thích hợp theo thang điểm:

(1) Hoàn toàn khơng tốt; (2) Khơng tốt; (3) Bình thường; (4) Tốt; (5) Rất tốt

STT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá

1 2 3 4 5

A Đánh giá chung

Đánh giá chung về chất lượng học kỳ doanh nghiệp (ý nghĩa thực tiễn, phù hợp với ngành/chuyên ngành đang học)

B Hỗ trợ của doanh nghiệp

Đáp ứng quyền lợi đã cam kết

Hỗ trợ đào tạo kỹ năng trong công việc Cung cấp thiết bị làm việc theo quy định

Đánh giá công việc cơng bằng, chính xác

C Cách thức tổ chức chương trình

(Thời gian, địa điểm, thơng tin cung cấp, đánh giá cuối học kỳ,…)

Kiến nghị về chương trình: ……………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... Kiến nghị đối với doanh nghiệp: ………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………...

Bảng 3.5. Phiếu đánh giá học kỳ doanh nghiệp (phiếu dành cho doanh nghiệp)

Bộ phận/Chức danh: ………………………………………………………………. Tên công ty: ...……………………………………………………………………… Mã số nhóm sinh viên: …………………………………………………………….. Thời gian: từ ngày……………………….. đến ngày………………………………. Nhằm đánh giá hiệu quả và nâng cao chất lượng chương trình học kỳ doanh nghiệp, Quý đơn vị vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu (X) vào ô thích hợp theo thang điểm:

(1) Hồn tồn khơng tốt; (2) Khơng tốt; (3) Bình thường; (4) Tốt; (5) Rất tốt

STT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá

1 2 3 4 5

A Đánh giá chung

Đánh giá chung về chất lượng học kỳ doanh nghiệp (ý nghĩa thực tiễn, sinh viên ngành/chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực của doanh nghiệp)

B Kiến thức của sinh viên

Kiến thức ngành Kiến thức công việc

Kiến thức về doanh nghiệp Kiến thức khác

C Kỹ năng của sinh viên

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng lắng nghe và học hỏi Kỹ năng làm việc nhóm Kỹ năng quản lý thời gian Kỹ năng xác định mục tiêu Kỹ năng thuyết phục

Kỹ năng làm việc văn phòng (MS Office, internet, email, giao tiếp qua điện thoại, sử dụng thiết bị văn phòng) Kỹ năng khác

D Cách thức tổ chức chương trình

(trao đổi thơng tin, văn bản, đánh giá cuối học kỳ,…)

Kiến nghị về chương trình: ………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………... Kiến nghị những kiến thức/kỹ năng cần bổ sung: ..……………………………….. ……………………………………………………………………………………...

Lợi ích của giải pháp:

Sinh viên được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng làm việc từ các nhà quản lý, ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Cầu nối để sinh viên và doanh nghiệp kéo gần khoảng cách, giải bài toán tốt nhất về khả năng có việc làm ngay khi ra trường cho sinh viên.

Nguồn lực để thực hiện giải pháp:

Nhân sự: viên chức của trường kết hợp với bộ phận nhân sự, tuyển dụng của các doanh nghiệp.

Ngân sách thực hiện: bao gồm công tác liên hệ, kết nối với doanh nghiệp và chi phí tổ chức chương trình.

- Chi phí cơng tác liên hệ, kết nối với doanh nghiệp: không đáng kể do được

thực hiện bởi nguồn nhân lực nội bộ của trường.

- Chi phí tổ chức chương trình: căn cứ vào từng doanh nghiệp cụ thể để xây

dựng dự tốn kinh phí cho từng chương trình, trong đó u cầu hỗ trợ chính từ phía doanh nghiệp trong cơng tác đào tạo, quản lý sinh viên trong suốt học kỳ.

Tính khả thi của giải pháp: giải pháp được các cán bộ quản lý đánh giá

có tính khả thi cao và có thể thực hiện với điều kiện đơn vị phụ trách chương trình kết nối được với các doanh nghiệp có chất lượng và đảm bảo được tính liên tục, lâu dài cho chương trình. Chi phí tăng thêm do việc thực hiện giải pháp khơng nhiều do có sự hỗ trợ từ doanh nghiệp, nhân sự phụ trách chương trình là viên chức của trường. Do đó, giải pháp khi được thực hiện tốt sẽ mang lại trải nghiệm nghề nghiệp thực tế cho sinh viên và nâng cao sự kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Giải pháp: Chú trọng công tác huấn luyện kỹ năng mềm cho người học.

Nội dung giải pháp:

Trường rất quan tâm chú trọng công tác đào tạo kỹ năng mềm cho người học nhằm thích ứng với mơi trường doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp, vì vậy đã ra quyết định số 2477/QĐ-ĐHKT-TCHC ngày 20/7/2016 về việc thành lập bộ môn Kỹ năng mềm trực thuộc khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing. Qua thực tế, việc giảng dạy mới chỉ áp dụng ở 2 học kỳ tại một số ngành (Quản trị, Kinh doanh quốc tế, Kinh

doanh thương mại, Marketing), chưa áp dụng rộng rãi cho các hệ đào tạo và toàn bộ các ngành/chuyên ngành. Bên cạnh đó, việc huấn luyện kỹ năng mềm là một quá trình liên tục, kết quả thể hiện qua sự thay đổi, rèn luyện của sinh viên, không thể đạt hiệu quả tốt nếu chỉ tham gia 1 -2 buổi học. Tác giả đề xuất nội dung công tác huấn luyện kỹ năng mềm cụ thể như sau:

Về chương trình đào tạo:

- Giai đoạn 1: giai đoạn sinh viên năm 1, năm 2 được đào tạo phương pháp

học tập ở bậc đại học và kỹ năng giao tiếp với mục tiêu giúp sinh viên có thể thích nghi với mơi trường học tập ở bậc đại học và có những kỹ năng mềm thiết yếu như giao tiếp ngôn ngữ, phi ngơn ngữ, thuyết trình, làm việc nhóm, kỹ năng cơng tác xã hội, kiến thức xã hội, xây dựng và phát triển quan hệ, và kỹ năng giao tiếp trong mơi trường đa văn hóa.

- Giai đoạn 2: giai đoạn sinh viên năm 3, năm 4 được đào tạo chuyên sâu hơn

các kỹ năng liên quan đến lĩnh vực cơng việc của ngành nghề mình đang theo học, bao gồm: kỹ năng tư duy lãnh đạo, kỹ năng thuyết phục nhà tuyển dụng, kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, kỹ năng xây dựng thương hiệu cá nhân, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc,…

Bên cạnh đó, ngồi chương trình dành cho sinh viên hệ đại học chính quy, cần có sự quan tâm và đầu tư các nội dung kỹ năng mềm cho sinh viên hệ vừa làm vừa học và sau đại học với những kỹ năng phù hợp.

Về hình thức: bên cạnh hình thức tổ chức lớp học trên lớp giảng dạy như truyền thống, nên tổ chức các buổi chuyên đề ngoài lớp học với các hoạt động như viết báo, biểu diễn, thực hiện các dự án xã hội, quay video clip,… nhằm tạo nên sự hứng thú, thể hiện được cá tính và bản thân từng sinh viên, mang lại ý nghĩa thực tiễn của môn học. Bên cạnh đó, tất cả các hoạt động sinh viên cần được định hướng, thiết kế đồng bộ với chương trình đào tạo kỹ năng mềm, Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên và Trung tâm Hỗ trợ sinh viên cùng phối hợp trong việc tổ chức các hoạt động đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên. Truyền thông rộng rãi trong sinh viên

bằng nhiều hình thức để sinh viên tiếp cận được các chương trình đào tạo phù hợp với mình.

Về đánh giá: giảng viên sẽ chuyển trọng tâm đánh giá từ nhóm sang đánh giá và phản hồi cho từng cá nhân. Mỗi sinh viên sẽ có phiếu nhận xét và giấy chứng nhận riêng sau từng kỹ năng. Việc này là để cải thiện chất lượng kỹ năng đến từng cá nhân sinh viên.

Lợi ích của giải pháp: nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo kỹ năng

mềm cho người học, tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho người học sau khi tốt nghiệp, được doanh nghiệp đánh giá cao về chương trình đào tạo thực tiễn của trường.

Nguồn lực để thực hiện giải pháp:

Nhân sự: đội ngũ giảng viên của trường.

Ngân sách thực hiện: hoạt động giảng dạy nằm trong chương trình đào tạo của trường đều có kinh phí định mức giờ giảng theo Quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm. Ngoài ra, kinh phí cho việc điều chỉnh, cập nhật chương trình đào tạo hàng năm và biên soạn đề cương chi tiết môn học đều được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của trường nên khơng phát sinh chi phí ngồi dự tốn, cụ thể:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường đại học kinh tế tp hồ chí minh (Trang 93 - 100)