Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến CLDV KCB tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện quốc tế columbia asia bình dương (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2.4 Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến CLDV KCB tại Việt Nam

Tác giả Tăng Thị Lựu (2001) đã nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng về sự hài lòng của bệnh nhân đối với các dịch vụ của bệnh viện. “Nghiên cứu với mơ hình đề xuất gồm 8 tiêu chí “tác động đến sự hài lịng của bệnh nhân” tại bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng: Ấn tượng ban đầu; Hiệu quả liên tục; Sự thích hợp; Thơng tin; Tính hiệu dụng; Quan tâm và chăm sóc; Danh tiếng của Bệnh viện; Viện phí. Nghiên cứu này vận dụng theo thang đo KQCAH mang tính khái quát về sự hài lịng của người bệnh. Kết quả là có 7 thành phần tác động đến sự hài lòng của bệnh nhân bao gồm:

“Tính hiệu quả và liên tục; Sự thích hợp; Thơng tin; Sự quan tâm và chăm sóc; Tính hiệu dụng; Ấn tượng ban đầu và danh tiếng”. “Kết quả nghiên cứu mang lại giá trị thực tiễn cho BGĐ bệnh viện vì thơng qua điều chỉnh các yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng bệnh viện thì có thể kiểm sốt sự hài lịng của bệnh nhân”. Vì đề tài chỉ này tập trung nghiên cứu trong một phạm vi tương đối hẹp là bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng nên không phát hiện ra một số yếu tố khác cũng tác động đến sự hài lòng của bệnh nhân.

Nghiên cứu của PGS.TS. Hà Nam Khánh Giao và ThS. Lê Duyên Hằng

(2009) về “Các yếu tố tác động đến độ thỏa mãn về CLDV khoa KCB theo yêu cầu tại bệnh viện Thống Nhất TP.HCM”. Với mục đích “phân tích, đánh giá độ thỏa mãn của bệnh nhân tại khoa KCB theo yêu cầu tại bệnh viện Thống nhất TP.HCM”, các tác giả đã vận dụng bộ thang đo KQCAH có điều chỉnh phù hợp với tình hình y tế tại Việt Nam và cụ thể phù hợp với dịch vụ KCB theo yêu cầu tại Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM. Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS để kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, phân tích tương quan hồi quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 03 yếu tố chính ảnh hưởng đến độ thỏa mãn về CLDV KCB theo yêu cầu tại bệnh viện Thống Nhất: “Sự tôn trọng và chu đáo; Thông tin; Hiệu quả việc thanh tốn viện phí”. Qua đó, mục đích cuối cùng của bài nghiên cứu là đề xuất các giải pháp nâng cao CLDV KCB cho BGĐ Bệnh viện Thống Nhất.

Tác giả Phạm Đình Xí (2009) đã sử dụng công cụ KQCAH làm khung lý thuyết cho đề tài “Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ hộ sản tại bệnh viện Phụ sản quốc tế Sài Gòn”. Nghiên cứu đã đánh giá sự phù hợp của thang đo KQCAH về chất lượng dịch vụ bệnh viện và “đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ tại bệnh viện” Phụ sản quốc tế Sài Gòn. Kết luận bài nghiên cứu đưa ra mức độ các yếu tố có tác động từ cao đến thấp như sau: “Tính tiền viện phí, Thơng tin, Các bữa ăn, Sự phối hợp giữa các phòng ban, Nhân viên và Các tiện nghi”.

Tác giả Đào Khánh Uyên (2013) đã xây dựng mơ hình nghiên cứu đề nghị dựa trên cơ sở là lý thuyết về CLDV bệnh viện sử dụng mơ hình KQCAH để đo lường

CLDV bệnh viện công tại TP.HCM. “Mơ hình nghiên cứu cho thấy cho thấy có 5 nhóm nhân tố tác động đến CLDV của bệnh viện công tại thành phố Hồ Chí Minh”

bao gồm: (1) Viện phí; (2) Ấn tượng đầu tiên; (3) Sự hiệu quả và liên tục; (4) Sự tơn trọng và chăm sóc và (5) Sự đáp ứng và thích hợp. Trong đó, nhóm nhân tố viện phí có tác động mạnh nhất “đến chất lượng bệnh viện cơng tại thành phố Hồ Chí Minh”.

Nghiên cứu của PGS.TS. Hà Nam Khánh Giao và Trương Ngọc Hương

(2017) về “Sự hài lòng về CLDV Khoa Nội tổng quát Bệnh viện Chợ Rẫy”. Đề tài được thực hiện nhằm đo lường sự hài lòng về CLDV Khoa Nội Tổng quát - Bệnh viện Chợ Rẫy, bằng việc khảo sát 200 bệnh nhân, mơ hình KQCAH (The Key Quality Characteristics Assessment for Hospitals), cùng với công cụ Cronbach's alpha, EFA và phân tích hồi quy bội được sử dụng. Kết quả cho thấy, có 07 nhân tố tác động đến sự hài lòng của bệnh nhân, theo thứ tự giảm dần: Sự quan tâm và chăm sóc của nhân viên; Tính hiệu quả và liên tục của dịch vụ; Thơng tin; Tính hợp lý của viện phí; Sự thích hợp của dịch vụ; Ấn tượng đầu tiên và cuối cùng là Chất lượng các bữa ăn. Tổng hợp, nghiên cứu đề xuất các giải pháp gửi đến BGĐ BV nhằm nâng cao hơn nữa sự hài lòng của bệnh nhân tại đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện quốc tế columbia asia bình dương (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)