Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện quốc tế columbia asia bình dương (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

1.3 Mơ hình và phương pháp nghiên cứu

1.3.2.2 Nghiên cứu định lượng

1.3.2.2.1 Mẫu nghiên cứu

Số liệu của nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện thông qua việc bảng câu hỏi được thiết kế sẵn bằng giấy đến tay người trả lời. Thông tin chung về đối tượng phỏng vấn là những bệnh nhân đang KCB ngoại trú và điều trị nội trú tại bệnh viện quốc tế CABD.

Theo Hair và cộng sự (1998), kích thước mẫu tối thiểu từ 100 đến 150, cịn theo Bollen (1989) kích thước mẫu tối thiểu là năm mẫu cho một tham số cần ước lượng. Ngoài ra để việc “phân tích hồi quy đạt kết quả tốt nhất theo Tabachnick & Fidell (1991) thì kích cỡ mẫu phải đảm bảo công thức n >=8m + 50, với n là kích cỡ mẫu, m là biến số độc lập của mơ hình (8x34+50)”. Vì vậy để đảm bảo kích cỡ mẫu đủ lớn để đạt giá trị trong các phân tích kiểm định T-test và ANOVA, tác giả lấy mẫu nghiên cứu dự kiến là 330 (làm trịn từ 322 mẫu theo cơng thức tính) mẫu ứng với 34 câu hỏi định lượng trong nghiên cứu.

Trong bảng câu hỏi, gồm hai phần, “phần một là các câu hỏi định danh gồm các câu hỏi về thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát”. Phần hai còn lại là các câu hỏi chi tiết các thành phần tác động đến CLDV KCB tại bệnh viện. Bảng câu hỏi này được thiết kế theo thang đo Likert 5 điểm mức độ: từ điểm 1 thể hiện mức độ hồn tồn khơng đồng ý, đến điểm 5 thể hiện mức độ đồng ý hoàn toàn. Mỗi câu là một phát biểu về một tiêu chí được xem là cơ sở để bệnh nhân cho biết quan điểm của mình về CLDV KCB tại CABD.

Tổng số phiếu khảo sát phát ra là 330 phiếu, kết quả thu về 308 phiếu trả lời (tỷ lệ thu về 93,3%). Sau khi sàng lọc phiếu trả lời, trong số 308 phiếu thu về có 32 phiếu khơng hợp lệ do: các phiếu trả lời này đều đánh cùng một mức độ trung bình “nữa đồng ý, nữa khơng đồng ý” cho tất cả các câu hỏi hoặc các phiếu trả lời bị thiếu nhiều câu (trên 2 câu) không trả lời. Kết quả có 276 phiếu khảo sát hợp lệ trên tổng

số 330 mẫu được sử dụng để làm dữ liệu cho nghiên cứu, với tỉ lệ hồi đáp đạt 89%.

1.3.2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu Thống kê mơ tả

Số liệu phân tích xong được trình bày dưới dạng bảng biểu và đồ thị nhằm minh họa rõ ràng hơn cho kết quả nghiên cứu. Dựa vào kết quả thống kê để biết đặc điểm của đối tượng điều tra như giới tính, độ tuổi, thu nhập của đối tượng khảo sát. Sử dụng thống kê mô tả Frequence để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng dịch vụ KCB, đánh giá chung chất lượng dịch vụ KCB tại CABD. Thực hiện các phương pháp thống kê mô tả như: phần trăm, tần suất, trung bình về thơng tin mẫu.

Kiểm định thang đo

Thang đo chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh gồm 38 biến (35 biến độc lập và 3 biến phụ thuộc) được đưa vào kiểm định. Các thang đo được đánh giá sơ bộ thơng qua hai cơng cụ chính: hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA bằng phần mềm SPSS 26.

Trước tiên, sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để đo lường độ tin cậy và phù hợp của thang đo, để loại bỏ bớt các biến không phù hợp. Theo Sekaran (1992) nếu hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0,6 thì thang đo lường được cho là không đủ độ tin cậy, nếu nằm trong khoảng cách từ 0,6 đến 0,8 là có thể chấp nhận được và nếu hệ số này từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì được xem là tốt.

Sau đó, thực hiện phân tích yếu tố khám phá EFA.

Trong mức độ nghiên cứu của đề tài chỉ xem xét các mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lập. Nếu hệ số tương quan giữa các biến phụ thuộc và các biến độc lập lớn chứng tỏ giữa chúng có mối quan hệ với nhau và phân tính hồi quy tuyến tính có thể phù hợp. Kiểm định tính phù hợp của mơ hình hồi quy bội thơng qua các giá trị: Hệ số R2 hiệu chỉnh, trị thống kê F, giá trị Sig., hệ số phóng đại phương sai và hệ số hồi quy chuẩn hóa. Từ kết quả của mơ hình hồi quy, xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính bội thể hiện mức độ tác động của từng nhân tố đến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại CABD.

Tóm tắt chương 1

Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về các khái niệm, đặc điểm của dịch vụ, CLDV, dịch vụ KCB và giới thiệu các mơ hình nghiên cứu liên quan. Trên cơ sở kế thừa nền tảng lý thuyết của thang đo KQCAH về CLDV KCB của tác giả Sower (2001) tại Mỹ đã được kiểm chứng tính thực tế khi áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố tác động đến CLDV KCB tại CABD, đó là: Ấn tượng đầu tiên, Sự quan tâm và chăm sóc của nhân viên, Tính hiệu quả và liên tục, Thơng tin, Sự phù hợp và đáp ứng, chất lượng các bữa ăn. Các bước tiến hành cho khảo sát sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn sâu với các chuyên gia y khoa và khách hàng của bệnh viện nhằm điều chỉnh lại nội dung các câu hỏi phù hợp với thực trạng của CABD. Kết quả xây dựng được bảng câu hỏi chính thức gồm 34 câu hỏi, đưa vào phương pháp định lượng để phân tích số liệu. Trong chương tiếp theo sẽ phân tích thực trạng của CABD thơng qua việc phân tích kết quả khảo sát chính thức.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BV QUỐC TẾ CABD

Chương này trình bày tổng quan về CABD và phân tích thực trạng của bệnh viện và các yếu tố ảnh hưởng đến CLDV KCB tại CABD, qua đó phân tích kết quả thống kê từ các bảng khảo sát về mức độ theo đánh giá của bệnh nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện quốc tế columbia asia bình dương (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)