Dịch vụ ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 31 - 36)

Chương 3 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

3.1 Dịch vụ ngân hàng

3.1.1 Khái niệm dịch vụ ngân hàng

Ngân hàng là một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính, một dịch vụ rất đặc biệt trong nền kinh tế. Theo Hiệp định chung Số 203/WTO/VB về Thương mại Dịch vụ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 01/01/1995, dịch vụ tài chính là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính do một nhà cung cấp dịch vụ tài chính của một thành viên thực hiện, dịch vụ tài chính bao gồm mọi dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan tới bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác. Các dịch vụ tài chính bao gồm các dịch vụ dưới đây:

- Nhận tiền gửi hoặc đặt cọc và các khoản tiền có thể thanh toán khác của công chúng.

- Cho vay dưới các hình thức, bao gồm tín dụng tiêu dùng, tín dụng thế chấp, bao tiêu nợ và tài trợ các giao dịch thương mại.

- Thuê mua tài chính.

- Mọi dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ thanh toán và báo nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng.

- Bảo lãnh và cam kết.

- Kinh doanh tài khoản của mình hoặc của khách hàng, tại sở giao dịch và trên thị trường không chính thức, hoặc các giao dịch khác về: công cụ thị trường tiền tệ (gồm séc, hóa đơn, chứng chỉ tiền gửi); ngoại hối; các sản phẩm tài chính phái sinh, bao gồm nhưng không hạn chế các hợp đồng kỳ hạn (futures) hoặc hợp đồng chọn (options); các sản phẩm dựa trên tỷ giá hối đoái và lãi suất, gồm các sản phẩm như hoán vụ (swarps), hợp đồng tỷ giá kỳ hạn; chứng khoán có thể chuyển nhượng; các công cụ có thể chuyển nhượng khác và tài sản tài chính, kể cả kim khí quý.

19

- Tham gia vào việc phát hành mọi loại chứng khoán, kể cả bảo lãnh phát hành và chào bán như đại lý (dù công khai hoặc theo thỏa thuận riêng) và cung cấp dịch vụ liên quan tới việc phát hành đó.

- Môi giới tiền tệ.

- Quản lý tài sản, như tiền mặt hoặc quản lý danh mục đầu tư, mọi hình thức quản lý đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, dịch vụ bảo quản, lưu giữ và tín thác.

- Các dịch vụ thanh toán và quyết toán tài sản tài chính, bao gồm chứng khoán, các sản phẩm tài chính phái sinh và các công cụ thanh toán khác.

- Cung cấp và chuyển thông tin về tài chính, xử lý dữ liệu tài chính và phần mềm liên quan của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác.

- Các dịch vụ về tư vấn, trung gian môi giới và các dịch vụ tài chính phụ trợ khác, kể cả tham khảo và phân tích tín dụng, nghiên cứu, tư vấn đầu tư và danh mục đầu tư , tư vấn mua sắm và về cơ cấu lại hoặc chiến lược doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tại Luật số 17/2017/QH14 của Quốc hội về Luật các Tổ chức Tín dụng ngày 20/11/2017 đã đề cập, hoạt động của ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số số các nghiệp vụ như:

- Nhận tiền gửi.

- Cấp tín dụng.

- Cung cấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Như vậy, dịch vụ của ngân hàng dù rất thông dụng, rất cần thiết, nhưng chưa có một khái niệm nào cụ thể về dịch vụ của ngân hàng. Dịch vụ ngân hàng chỉ được nhắc thông qua dịch vụ tài chính hoặc hoạt động của ngân hàng. Nhưng qua đây cũng đã khái quát được dịch vụ của ngân hàng, vì đã cho thấy được các dịch vụ ở ngân hàng cung cấp.

3.1.2 Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng

- Tính vô hình: dịch vụ của ngân hàng nhằm đáp ứng được nhu cầu chung của toàn thể khách hàng của ngân hàng, chứ không nhằm vào một đối tượng cụ thể nào, trừ trường hợp đặc biệt. Những lợi ích của dịch vụ ngân hàng mang lại không dễ dàng

20

để có thể nhìn thấy, cho nên ngân hàng cần truyền tải thông tin đến khách hàng một cách thật hiệu quả, đảm bảo dịch vụ thu hút khách hàng sử dụng.

- Tính bản sắc: dịch vụ của các ngân hàng đối với khách hàng sử dụng dịch vụ là giống nhau, vì đều cùng cung cấp dịch vụ giống nhau, không có tính khác biệt. Cho nên, phần lớn khách hàng sử dụng dịch vụ tại một ngân hàng có thể là do họ thường xuyên sử dụng và trở thành thói quen hoặc do thuận tiện. Do đó, các ngân hàng đã không ngừng xây dựng hình ảnh ngân hàng tốt trong mắt khách hàng. Điều này cũng tương tự đối với sản phẩm, khi mà tất cả sản phẩm của các đối thủ đều giống nhau, thì doanh nghiệp đã chú ý đến vấn đề bao bì. Liên hệ với ngân hàng, “Bao bì” có thể được ví như chi nhánh, nhân viên phục vụ, dịch vụ, quảng cáo, dịch vụ mới. Bên cạnh đó, khi các khía cạnh vừa đề cập vẫn có thể được thực hiện tốt hoặc sao chép lẫn nhau, thì ngân hàng có thể áp dụng các chính sách khuyến mãi để tạo tính khác biệt.

- Tính ì nội tại: khi người tiêu dùng trở thành khách hàng của một ngân hàng thì rất khó trong việc thu hút họ sử dụng dịch vụ tại một ngân hàng khác. Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ của ngân hàng khác khi khách hàng chuyển đến nơi ở mới và không có ngân hàng đó cung cấp dịch vụ hoặc khi ngân hàng khách hàng sử dụng dịch vụ cung cấp không tốt, không mang lại hiệu quả.

- Nhiều nhu cầu khác nhau: ngân hàng cung cấp rất nhiều dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều bộ phận khách hàng tại những địa bàn khác nhau. Bên cạnh việc cung cấp dịch vụ đến các khách hàng doanh nghiệp, thì ngân hàng cũng cung cấp rất nhiều dịch vụ bán lẻ như: nhận tiền gửi, chuyển tiền, cho vay. Cho nên, nhân viên của ngân hàng phải thực hiện rất nhiều nghiệp vụ, rất khó nắm bắt được hết các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp đến khách hàng.

- Phân tán địa lý: phần lớn các ngân hàng có mạng lưới hoạt động rộng khắp trong cả nước, cho nên việc cung cấp dịch vụ đến khách hàng có thể đáp ứng được nhu cầu của quốc gia hay địa phương.

- Cạnh tranh gián tiếp mở rộng: các ngân hàng hoạt động phần lớn rất ít thấy sự cạnh tranh trực tiếp, nhưng sự cạnh tranh gián tiếp là không thể nào tránh khỏi.

21

- Phát triển sẽ đi cùng với rủi ro: hoạt động chính của ngân hàng là hoạt động tín dụng, khi hoạt động tín dụng phát triển, đồng nghĩa có nhiều khoản vay của ngân hàng đến khách hàng. Điều này cho thấy, rủi ro cho hoạt động tại ngân hàng cũng sẽ tăng lên.

3.1.3 Các dịch vụ ngân hàng 3.1.3.1 Dịch vụ huy động vốn

Dịch vụ này thực hiện nhằm mục đích giúp ngân hàng có được nguồn vốn để thực hiện nhiệm vụ cho vay, ngân hàng có thể huy động vốn qua các hình thức như:

- Nhận tiền gửi từ khách hàng: đây là một dịch vụ cực kỳ quan trọng của ngân hàng, là nguồn huy động vốn chính của ngân hàng. Ngân hàng đã hình thành nhiều loại hình huy động tiền gửi từ khách hàng như: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán.

- Phát hành các loại giấy tờ có giá: đây là loại hình thứ hai ngân hàng có thể thực hiện để huy động nguồn vốn, thông qua đó ngân hàng phát hành các giấy tờ có giá với các cam kết về thời gian trả nợ, lãi suất và bán đến khách hàng, người có nhu cầu mua. Các loại giấy tờ có giá ngân hàng thường phát hành như: trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu.

3.1.3.2 Dịch vụ cấp tín dụng

Dịch vụ này được thực hiện khi ngân hàng đã huy động được nguồn vốn từ khách hàng, các dịch vụ cấp tín dụng thường thấy như:

- Cho vay: là dịch vụ được thực hiện khi ngân hàng cấp cho người đi vay một khoản tiền vay cho khách hàng để học có thể sử dụng vào các mục đích như: tiêu dùng, đầu tư sản xuất/kinh doanh và người đi vay có nghĩa vụ phải hoàn trả khoản nợ vay và lãi suất khi đến hạn như đã cam kết. Đây là hoạt động ẩn chứa rất nhiều rủi ro cho ngân hàng, khi khách hàng không hoàn trả nợ và lãi đúng hạn hoặc không có khả năng thanh toán. Cho nên, hoạt động cho vay thường đi kèm với việc đảm bảo khoản vay như: tài sản đảm bảo, cầm cố.

- Chiết khấu: đối với dịch vụ này, ngân hàng sẽ cung cấp vốn tín dụng cho một khách hàng nhưng người có nghĩa vụ thực hiện hoàn trả lại là một khách hàng khác.

Các công cụ thường thấy đối với chiết khấu như: kỳ phiếu, trái phiếu, hối phiếu.

22

- Cho thuê tài chính: nghiệp vụ này được thực hiện khi có khách hàng có nhu cầu thuê trang thiết bị, ngân hàng sẽ tiến hành mua và cung cấp tài sản này đến khách hàng, khách hàng có thể sử dụng tài sản này trong một khoản thời gian nhất định.

Khách hàng thuê tài chính có nghĩa vụ phải thanh toán tiền thuê tài chính cho ngân hàng theo thỏa thuận. Khi hết hạn thuê, khách hàng có nghĩa vụ hoàn trả lại tài sản cho ngân hàng hoặc mua lại hoặc tiếp tục thuê, tùy theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.

- Bảo lãnh: đối với dịch vụ này, ngân hàng sẽ trở thành người bảo lãnh cho khách hàng, để khách hàng có thể thực hiện khoản vay tại ngân hàng khác.

- Bao thanh toán: dịch vụ này cung cấp đến các đối tượng bán hàng, theo đó ngân hàng sẽ tiến hành mua lại các khoản nợ ngắn hạn được phát sinh trong quá trình mua bán hàng hóa đã được bên mua và bên bán thỏa thuận trong hợp đồng.

- Thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán: đối với dịch vụ này, ngân hàng sẽ đồng ý để khách hàng chi vượt số tiền gửi thanh toán tại ngân hàng trong một giới hạn nhất định.

3.1.3.3 Dịch vụ thanh toán - Chuyển tiền.

- Cấp thẻ tín dụng.

- Thẻ thanh toán.

3.1.3.4 Dịch vụ khác

- Mua bán hộ các loại chứng khoán theo ủy quyền của khách hàng.

- Dịch vụ kinh doanh, mua bán ngoại tệ, vàng bạc, đá quý.

- Dịch vụ tư vấn tài chính.

- Hỗ trợ các tổ chức khác phát hành trái phiếu, cổ phiểu.

- Dịch vụ ngân hàng điện tử.

23

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)