Kế hoạchhuy động và sử dụng nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu việc huy động, sử dụng nguồn lực tài chính và sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lai vung, tỉnh đồng tháp giai đoạn 2011 2018 (Trang 27)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. Nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới

2.2.5. Kế hoạchhuy động và sử dụng nguồn lực tài chính

thôn mới

Kế hoạch huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nơng thơn mới thực chất là lập dự tốn ngân sách, là cơng việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến tồn bộ các khâu của chu trình quản lý các nguồn lực tài chính.

Mục tiêu của lập kế hoạch huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính

trong xây dựng nông thôn mới nhằm: (1) đảm bảo nguồn ngân sách để thực

hiện kế hoạch; (2) Phân bổ các nguồn lực tài chính phù hợp với các chính sách của nhà nước trong từng giai đoạn; (3) Hỗ trợ cho việc thanh, quyết toán ngân sách.

Đề án xây dựng nông thôn mới là bản “kế hoạch về mục tiêu, giải pháp,

thời gian hồn thành 19 tiêu chí để đạt xã nơng thơn mới, đề án này xác định

tổng các nguồn lực tài chính cần thiết cho tồn bộ cơng việc để thực hiện đạt 19 tiêu chí và nhu cầu nguồn lực tài chính cụ thể cho từng giai đoạn, từng năm, bao gồm: nguồn lực tài chính từ ngân sách hỗ trợ theo các chính sách hiện hành; nguồn lực tài chính từ tín dụng; nguồn lực tài chính từ các hộ kinh doanh và sản xuất trên địa bàn; đóng góp của dân cư; các nguồn tài trợ khác”.

Do đó, việc lập kế hoạch huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng cho xây dựng nơng thơn mới ở mỗi cấp chính quyền sẽ có sự khác

nhau do bị chi phối bởi thẩm quyền được giao. Cụ thể, trên cơ sở các đề án và quy hoạch nông thôn mới cấp xã được phê duyệt, ủy ban nhân dân cấp huyện

tổng hợp, xây dựng đề án xây dựng nơng thơn mới cấp huyện trình ủy ban

nhân dân tỉnh phê duyệt, làm căn cứ phân bổ vốn. Ủy ban nhân dân tỉnh trên cơ sở các đề án xây dựng nông thôn mới cấp huyện, xây dựng đề án xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh trình ban chỉ đạo trung ương phê duyệt.

Về cách thức xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính trong xây dựng nơng thơn mới là:

- Ban quản lí xã tổ chức tham vấn cộng đồng để xây dựng kế hoạch các nguồn lực tài chính. Căn cứ vào qui hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới, ban quản lí xã phối hợp trưởng ấp tổ chức họp dân, thông báo nội dung, các bên thụ hưởng, mức vốn hỗ trợ, các thông tin thị trường, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã để các hộ và tổ chức lựa chọn các lĩnh vực cần phát triển và các nội dung cần hỗ trợ. Trên cơ sở tổng hợp công việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã, ban quản lí xã lập kế hoạch chi tiết về huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính kèm theo và kế hoạch xây dựng nông thôn mới hàng năm và 5 năm báo cáo ủy ban nhân dân xã để trình ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt”.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp kế hoạch hàng năm, 5 năm của các xã, tổ chức thẩm định, phê duyệt và báo cáo ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hàng năm, căn cứ nguồn vốn trung ương giao và nguồn vốn địa phương, phân bổ vốn cho các huyện, xã. Ban quản lí xã căn cứ vào

nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ hàng năm và các nguồn vốn (vốn tín dụng, vốn doanh nghiệp, đóng góp của cộng đồng dân cư) khác để tổ chức

triển khai thực hiện kế hoạch huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính và thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới theo thứ tự ưu tiên.

Bảng 2.1. Nguồn lực tài chính thay đổi theo giai đoạn

Giai đoạn 2011-2015 Giai đoạn 2016-2020 Vốn ngân sách (trung ương và địa

phương) 23%.

Vốn trực tiếp cho chương trình 17% Vốn tín dụng 30%

Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã

Vốn trực tiếp để thực hiện các nội dung của chương trình: khoảng 24%

Vốn lồng ghép từ các chương trình hỗ trợ có mục tiêu; các dự

và các loại hình kinh tế khác 20% Huy động đóng góp của cộng đồng

dân cư 10%

án vốn ODA thực hiện trên địa bàn (khoảng 6%).

Vốn tín dụng (bao gồm tín dụng

ưu đãi và vay thương mại):

khoảng 45%.

Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác: khoảng 15%.

Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư (khoảng 10%).

Nguồn: Quyết định 1600/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2016-2020, thủ tướng chính phủ ban hành ngày 16 tháng 8 năm 2016.

Như vậy, vốn trực tiếp để thực hiện các nội dung của chương trình tăng từ 17% lên 24% (tăng 5%); tăng nguồn vốn tín dụng từ 30% lên 45% (tăng 15%); giảm nguồn vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác từ 20% xuống còn khoảng 15%; giữ nguyên mức độ huy động nguồn lực tài chính từ sự đóng góp của cộng đồng dân cư 10%; bổ sung loại hình huy động nguồn lực tài chính từ vốn lồng ghép các chương trình hỗ trợ có mục

tiêu; các dự án vốn ODA thực hiện trên địa bàn là 6%.

Cấu trúc và tỷ lệ huy động nguồn lực tài chính thay đổi do: (1) Việt Nam hiện nay là một quốc gia có thu nhập trung bình, cho nên các viện trợ từ bên ngồi giảm; (2) có sự lồng ghép giữa các chương trình mục tiêu quốc gia.

Các hình thức huy động gồm có: (1) Huy động nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước; (2) Huy động nguồn lực tài chính từ tín dụng; (3) Huy

động nguồn lực tài chính từ doanh nghiệp bằng các hình thức như đối tác cơng

– tư PPP (Public – Private - Partnership), xây dựng, hoạt động và chuyển giao BOT (Build – Operate – Transfer), xây dựng, chuyển giao và hoạt động (BTO)

(Build – Transfer – Operate), xây dựng và chuyển giao BT (Build – Transfer) Trong các hình thức đó, thì hình thức PPP làm giảm áp lực ngân sách; (4) Huy

động nguồn lực tài chính từ cộng đồng dân cư (hiến đất, ngày công lao động,

vật kiến trúc, tiền, kể cả ý tưởng trên cơ sở tự nguyện).

Sử dụng nguồn lực tài chính xây dựng nơng thơn mới

Sử dụng nguồn lực tài chính thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới là việc sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả các quỹ đã huy động được trong xã hội để thực hiện các nội dung của chương trình. Nói cách khác, chính là dùng các nguồn lực đã huy động được để xây dựng cơ sở hạ tầng nông

thôn, phát triển sản xuất để nâng cao đời sống cho người dân địa phương - là chủ thể của chương trình xây dựng nơng thơn mới.

Nguồn lực tài chính được sử dụng như: (1) Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn gồm hệ thống giao thông, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện, hệ thống thông tin – viễn thông, xây dựng chợ, hệ thống giáo dục - đào tạo, Y tế và chăm sóc sức khỏe dân cư và hệ thống cơ sở hạ tầng văn hóa; (2) Phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất, chẳng hạn như cơ giới hoá và hiện đại hoá sản

xuất, ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ trong sản xuất (canh tác, bảo quản và chế biến); (3) Phát triển văn hóa xã hội và mơi trường khơng chỉ là nhà văn hóa, cơng trình phúc lợi cơng cộng, thể dục thể thao, vui chơi giải trí và các hoạt động cộng đồng khác; (4) Nâng cao năng lực hệ thống chính trị

qua việc cử người đại diện vào hệ thống chính trị cơng khai, minh bạch.

Những yêu cầu khi sử dụng nguồn lực tài chính để thực hiện xây dựng nông thôn mới:

Thứ nhất, do có những nội dung mà ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ một

phần vì vậy các địa phương phải có sự chủ động thực hiện phương án huy động và sử dụng các nguồn vốn để đủ vốn đối ứng. Khi phân bổ, sử dụng

nguồn lực tài chính cần theo nguyên tắc: (1) Đảm bảo thực hiện theo đúng quy

nhà nước phải tuân theo quy định của luật ngân sách nhà nước, sử dụng vốn tín dụng phải theo đúng mục đích sử dụng vốn theo hợp đồng đã ký kết; (2) Phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính phải nằm trong kế hoạch đã được phê duyệt, không phân bổ tràn lan, dàn trải và phải phù hợp với nguyện vọng của người dân; (3) Chỉ quyết định phê duyệt các dự án đầu tư khi đã xác định rõ

nguồn thực hiện, đảm bảo có đủ vốn để thực hiện; (4) Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra việc sử dụng vốn ở các địa phương để đảm bảo vốn cấp được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, được sử dụng công khai và minh

bạch, đúng chế độ. (5) Thanh quyết toán vốn đúng, đủ theo qui định.

Thứ hai, đối với nguồn ngân sách địa phương, các địa phương chủ động

sử dụng nguồn thu để xây dựng cho các cơng trình phúc lợi trên địa bàn xã theo quy định hiện hành. Cấp tỉnh quy định tăng tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã để lại cho ngân sách xã thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn

mới. Trung ương hỗ trợ cho các địa phương tổng mức vốn và giao cho tỉnh quyết định phân bổ để làm căn cứ chỉ đạo, điều hành cụ thể. Cơ chế quản lý tài chính và giám sát việc phân bổ, sử dụng các nguồn lực ở các cấp theo hướng tiếp tục hoàn thiện và thành lập bộ phận chuyên trách thuộc cơ quan giúp việc cho ban Chỉ đạo chương trình ở các cấp.

2.2.6. Kiểm tra, giám sát việc huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nơng thơn mới

Bao gồm: (1) Kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý huy động các nguồn lực tài chính cho xây dựng nơng thơn mới. Kiểm tra chỉ rõ các nguồn lực tài chính cho xây dựng nơng thôn mới đã được huy động và ưu tiên từ những nguồn nào, hỗ trợ bao nhiêu từ ngân sách nhà nước Trung ương và

địa phương, nguồn lực tài chính huy động từ người dân, các doanh nghiệp; (2)

Kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nơng thơn mới và tình hình thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Nội dung kiểm tra, đánh giá là: tình hình thực hiện các tiêu chí nơng thơn mới, tình hình giải ngân vốn và tình hình nợ đọng vốn xây dựng nông thôn mới.

2.2.7. Chỉ tiêu đánh giá việc huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nơng thơn mới

Đánh giá việc huy động và sử dụng nguồn lực tài chính thực hiện

chương trình xây dựng nơng thơn mới dựa vào: (1) Tính hợp lý, minh bạch trong sử dụng nguồn lực tài chính huy động được để thực hiện chương trình (theo đánh giá của các đối tượng khảo sát). Với các nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước sử dụng theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng đối với các nguồn huy động từ các đối tượng bên ngoài cần phải công khai, minh bạch khi sử dụng để cộng đồng được biết. Khi các đối tượng biết rõ nguồn vốn họ đóng góp được sử dụng hợp lý, đúng mục đích, cơng khai, minh bạch sẽ tạo lịng tin để tiếp tục đóng góp trong giai đoạn sau; (2) Tiến độ thanh quyết toán các nguồn vốn thực hiện các cơng trình theo đánh giá định tính của các đối tượng khảo sát. Việc thanh toán các nguồn thực hiện chương trình, đặc biệt là đối với nguồn từ ngân sách nhà nước sẽ thúc đẩy các cơng

trình nhanh được đưa vào hoạt động, mang lại lợi ích kịp thời cho người dân và các đối tượng khác, đặc biệt các cơng trình hạ tầng địa phương, từ đó tạo

lịng tin với các đối tượng và thu hút được sự tham gia để thực hiện các cơng trình tiếp theo từ họ; (3) Số vốn bình quân sử dụng cho 1 tiêu chí đạt chuẩn. Chỉ tiêu này có thể dùng để đánh giá, so sánh giữa các địa phương, giữa các

năm ở một địa phương và là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tính hiệu quả sử

dụng, hiệu lực quản lý các nguồn lực tài chính trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Các chỉ tiêu đánh giá cụ thể:

Tỷ lệ nguồn lực tài chính huy động thực hiện so với kế hoạch, được xây dựng trên cơ sở dựa vào lịch sử huy động vốn qua các năm để khảo sát tính khả thi huy động vốn; dựa vào các chương trình và các dự án ở địa phương

Tỷ lệ nguồn lực tài chính huy động thực tế so với kế hoạch VHĐtt/VHĐkh; Trong đó, VHĐtt là nguồn lực tài chính huy động thực tế và VHĐkh là nguồn lực tài chính huy động theo kế hoạch; Ý nghĩa của chỉ tiêu này là cung cấp số liệu tổng thể về tỷ lệ nguồn lực tài chính huy động được so với kế hoạch, thơng qua

đó, có thể có được thơng tin khái qt về thực trạng huy động các nguồn lực tài

chính cho xây dựng nông thôn mới.

Tốc độ tăng trưởng nguồn lực tài chính huy động cho xây dựng nơng thơn mới. Cách tính chỉ tiêu này: ∆Vhđ = (VHĐn - VHĐn-1) / Vn-1 *100%.

Trong đó, ∆Vhđ là tốc độ tăng (giảm) nguồn lực tài chính huy động được;

VHĐn là nguồn lực tài chính huy động được của năm thứ n; VHĐn-1 là nguồn lực tài chính huy động được của năm trước đó; Ý nghĩa của chỉ tiêu này là

cung cấp thông tin cho việc phân tích, đánh giá tốc độ các nguồn lực tài chính huy động cho xây dựng nơng thơn mới hàng năm, từ đó xác định xu hướng và kịp thời có những điều chỉnh hoặc đề xuất các giải pháp cần thiết.

Tỷ lệ nguồn lực tài chính sử dụng thực tế so với kế hoạch. Cách tính chỉ

tiêu này: VSDtt/VSDkh. Trong đó, VSDtt là nguồn lực tài chính sử dụng thực tế, VSDkh là nguồn lực tài chính cần sử dụng theo kế hoạch; Ý nghĩa của chỉ tiêu là cung cấp số liệu tổng thể về tỷ lệ nguồn lực tài chính được sử dụng trong một giai đoạn so với kế hoạch, thơng qua đó, có thể có được thơng tin khái qt về thực trạng sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới.

Tốc độ tăng trưởng nguồn lực tài chính sử dụng cho xây dựng nơng thơn mới. Cách tính chỉ tiêu: ∆Vsd = (VSDn - VSDn-1) / Vn-1 *100% ∆Vsd. Trong đó,

∆Vsd là tốc độ tăng (giảm) nguồn lực tài chính sử dụng cho xây dựng nơng thơn

mới, VSDn là nguồn lực tài chính dược sử dụng vào năm thứ n, VSDn-1 là nguồn lực tài chính được sử dụng của năm trước đó. Ý nghĩa của chỉ tiêu này là: cung cấp thông tin phục vụ việc phân tích, đánh giá tốc độ tăng hay giảm các nguồn lực tài chính sử dụng cho xây dựng nơng thơn mới hàng năm, từ đó

xác định xu hướng và kịp thời có những điều chỉnh hoặc đề xuất các giải pháp nếu cần thiết.

Mức độ đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính. Cách tính chỉ tiêu này là

M = VHĐtt/VNCnc (%). Trong đó, M là mức độ đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính trong một giai đoạn, VHĐtt là nguồn lực tài chính huy động được trên

thực tế, VNCnc là nhu cầu nguồn lực tài chính trong giai đoạn; Ý nghĩa của chỉ tiêu: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho xây dựng nơng thơn mới trong một giai đoạn nhất định. Mức độ đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính càng cao chứng tỏ việc huy động nguồn lực tài chính càng đạt hiệu quả.

2.3. Sự tham gia của người dân.

2.3.1. Các nghiên cứu về sự tham gia của người dân

Một trong những yếu tố tác động ảnh hưởng đến hiệu quả của các chương trình, chính sách đó là phát huy vai trị tham gia của người dân vào q trình xây dựng, ban hành, thực hiện các chủ trương, chính sách đó. Q trình tham gia của người dân sẽ làm tăng tính hiệu quả, tính khả thi của chính sách; góp phần giải quyết các xung đột giữa người dân và nhà nước, tránh được sự độc đoán của nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu việc huy động, sử dụng nguồn lực tài chính và sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lai vung, tỉnh đồng tháp giai đoạn 2011 2018 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)