Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu việc huy động, sử dụng nguồn lực tài chính và sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lai vung, tỉnh đồng tháp giai đoạn 2011 2018 (Trang 81)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, tác giả đã áp dụng phương pháp lấy mẫu thuận

tiện với kích thước mẫu N = 220 và sử dụng phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phỏng vấn chuyên gia và thống kê mơ tả để phân tích, bao gồm thống kê một chiều, hai chiều và thống kê khác, để phát hiện ra các xu thế, tương quan, trả lời câu hỏi nghiên cứu.

Các phát hiện của nghiên cứu:

(1) Người dân đánh giá xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện cịn những trục trặc như:

Một là, nhu cầu nguồn lực đầu tư khá lớn, trong khi việc phân bổ nguồn

vốn ngân sách hàng năm từ tỉnh và huyện rất hạn chế, việc huy động sức dân

đang gặp nhiều khó khăn do đã liên tục huy động sự đóng góp trong 8 năm liền;

Ban chỉ đạo cấp xã chưa biết cách thuyết phục người dân để huy động họ đóng góp, vẫn cịn tư tưởng làm thay cho dân, chạy theo thành tích, trơng chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước.

Hai là, một số tiêu chí địa phương chưa đủ khả năng thực hiện được mà

phải nhờ sự hỗ trợ của cấp trên như tiêu chí 5 về trường học, tiêu chí 6 về cơ sở vật chất văn hố.

Ba là, mơ hình sản xuất được tập trung xây dựng, nhưng việc tổ chức

Bốn là, chính quyền huyện chưa thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, giải

quyết các vướng mắc khó khăn cho các xã. Cơng tác chỉ đạo điều hành của

chính quyền cấp xã còn hạn chế, lúng túng, năng lực làm chủ đầu tư cơng trình ở các xã điểm cịn hạn chế, chưa nắm bắt, bao quát được nhiệm vụ của chủ đầu tư trong việc lập quy hoạch. Chủ đầu tư thiếu kiến thức về công tác lập quy hoạch, công tác phối hợp giữa chủ đầu tư và đơn vị tư vấn còn nhiều hạn chế, các xã hầu như “khoán trắng” cho đơn vị tư vấn;

Năm là, việc công khai quy hoạch ở một số xã chưa chặt chẽ, chưa tuân

thủ các bước lấy ý kiến nhân dân, việc công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, bản vẽ quy hoạch chung cịn chậm. Cơng tác đánh giá hiện trạng trước khi lập quy hoạch chưa sát với thực tế. Cơng tác xây dựng quy hoạch cịn chậm, chất lượng quy hoạch của đơn vị tư vấn chưa đạt yêu cầu, quy hoạch rập khn, sao chép, thiếu tính khoa học và thực tiễn trong quy hoạch, đồ án quy hoạch coi nặng quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, ít quan tâm đến quy hoạch phát triển sản xuất, mối liên kết vùng.

(2) Nguồn vốn của ngân sách huyện và nguồn vốn trung ương, tỉnh hỗ trợ có mục tiêu, vốn đóng góp của các nhà mạnh thường qn ngồi huyện và vốn đóng góp của người dân nơi thực hiện các cơng trình là nguồn lực tài chính được huy động, sử dụng để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện

Trong nội dung này, tác giả phát hiện hạn chế của địa phương như

sau: (1) Khi lập quy hoạch, kế hoạch, quyết định đầu tư chính quyền cấp

huyện và xã chưa xác định được nguồn vốn đầu tư cho từng cơng trình; (2)

Công tác lập kế hoạch nhu cầu vốn hàng năm cịn bị động, trừ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới, các nguồn cịn lại vẫn đầu tư theo từng kế hoạch riêng lẻ chưa tập trung ưu tiên theo kế hoạch, tiến độ xây dựng nông thôn mới đã được lập; (3) Việc bố trí vốn cho các cơng trình cịn bất cập: vốn trái phiếu chính phủ bố trí khơng đủ, vốn đối ứng cịn hạn chế,

khơng có nguồn để thanh tốn, nợ đọng kéo dài; (4) Một số khoản đóng góp của người dân chưa được thực hiện theo đúng quy định tại nghị định số

24/1999/NĐ-CP ngày 16/4/1999 của chính phủ về việc ban hành quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn và thông tư số 85/1999/TT- BTC ngày 07/7/1999 của bộ tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn. (5) Có địa phương, chính quyền quy định bắt buộc nhân dân đóng góp theo hình thức phân bổ trên đầu người hoặc hộ gia đình; (6) Có một số nội dung trong các qui hoạch của huyện, xã về kinh tế - xã hội, về phát triển hạ tầng giao thông, về qui hoạch sử dụng đất, về xây dựng nông thơn mới có sự mâu thuẩn, chồng chéo, thiếu thống nhất với nhau.

5.2. Hàm ý chính sách để góp phần nâng cao khả năng huy động, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính và sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Lai Vung

Thứ nhất, các đề án, qui hoạch của huyện, xã về kinh tế - xã hội, về phát

triển hạ tầng giao thông, về qui hoạch sử dụng đất, về xây dựng nông thôn mới phải có sự gắn kết, thống nhất với nhau. Rà sốt, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch xây dựng nơng thôn mới phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và với thực tiễn nông thôn ở địa phương, quy hoạch cấp xã phải thống nhất với quy hoạch cấp huyện và tỉnh. Tận dụng tối đa cơ sở vật chất đã có,

trên cơ sở đó cải tạo, nâng cấp đạt chuẩn, tránh việc phá dỡ để xây dựng mới

hoàn toàn đối với những cơng trình có khả năng cải tạo, hạn chế lãng phí nguồn lực. Có cơ chế hợp đồng trực tiếp với các trường đại học, các viện

nghiên cứu uy tín để tham gia xây dựng và phản biện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, kế hoạch xây dựng nông thôn mới phải gắn với kế hoạch huy

Thứ hai, phân cấp nguồn thu phải gắn sát với thực tế, hiệu quả, đơn vị

nào thực hiện tốt nhất thì giao cho đơn vị đó thực hiện, khơng nên cùng một

nguồn thu có nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý nhằm tránh tình trạng quản lý chồng chéo, kém hiệu quả. Khai thác có hiệu quả giá trị các quỹ đất nhằm tập trung nguồn lực tài chính từ đất đai vào ngân sách địa phương để cân đối nguồn lực tài chính xây dựng nông thôn mới.

Thứ ba, tiết kiệm chi thường xuyên dành nguồn lực cho xây dựng nông

thôn mới. Xây dựng dự toán ngân sách theo các mục ưu tiên và gắn với kết quả

đầu ra, linh hoạt trong điều hành ngân sách. Tiếp tục rà soát để cắt giảm, đình,

hỗn, giãn tiến độ và chuyển đổi phương thức đầu tư đối với cơng trình, dự án chưa thực sự cấp bách, cấp thiết, các dự án không hiệu quả hoặc kém hiệu quả

để tập trung nguồn lực tài chính cho các cơng trình trọng điểm, cơng trình

chuyển tiếp và hồn thành nhằm sớm phát huy hiệu quả sau đầu tư. Tăng cường kiểm soát thanh, quyết toán vốn đầu tư giữa chủ đầu tư, cơ quan quản lý vốn, kho bạc nhằm giúp tiết kiệm thời gian, chi phí quản lý cho chủ đầu tư.

Thứ tư, kiểm tra, đôn đốc việc sử dụng các khoản vốn vay. Các khoản vay để đầu tư các dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương phải được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, hồn thiện chính sách phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ nông

nghiệp để thu hút đầu tư của doanh nghiệp đến huyện bằng cách kết nối hệ

thống cơ sở hạ tầng, đảm bảo tính đồng bộ, liên thơng, kết nối giữa các địa phương. Trong điều kiện vốn ngân sách còn hạn hẹp, huyện nên mạnh dạn thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn thơng

qua việc đa dạng hóa các hình thức đầu tư như BOT, BT, BTO, PPP.

Thứ sáu, chính sách huy động và sử dụng nguồn lực tài chính từ cộng

đồng cần linh hoạt và gắn với tình hình thực tế ở cấp cơ sở, việc huy động đóng góp cũng cần phải tính đến yếu tố đặc thù của vùng nhằm khuyến khích

Thứ bảy, chính quyền cấp xã cần họp bàn và lấy ý kiến rộng rãi trong

nhân dân đối với các cơng trình, dự án đầu tư xây dựng nông thôn mới trên

địa bàn để xác định rõ ràng thứ tự ưu tiên thực hiện các cơng trình theo

ngun tắc ưu tiên cho những cơng trình thiết thực, phù hợp với khả năng đảm bảo vốn đầu tư.

Thứ tám, các bộ phận tham gia quản lý và thực hiện các cơng trình, dự

án phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm kiểm tra, giám sát của mình để đảm bảo

được chất lượng cơng trình và tiến độ xây dựng. Rà sốt tồn bộ các khâu của

quá trình đầu tư, rà soát lại cơ chế quản lý các dự án, xác định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, nâng cao trách nhiệm của các khâu nghiệm thu, thanh quyết

tốn cơng trình bảo đảm tiến độ, chất lượng và đúng quy định của nhà nước là một yếu tố góp phần hạn chế tình trạng thất thốt, lãng phí vốn đầu tư.

Thứ chín, chính quyền cấp xã xác định các đối tượng cần huy động và

tính tốn mức huy động phù hợp đối với từng đối tượng trong huy động đóng

góp tiền mặt. Việc tính tốn mức đóng góp căn cứ vào số người trong độ tuổi lao

động, thu nhập và khả năng đóng góp của người dân, mức đóng góp phải được

cộng đồng bàn bạc quyết định. Đối với những hộ có hồn cảnh khó khăn (hộ

nghèo, cận nghèo, tàn tật…) cần đưa ra bàn bạc trước cuộc họp, và đưa ra mức

đóng góp phù hợp (có thể đóng góp ít hơn hoặc miễn so với các hộ còn lại, hoặc

chuyển sang hình thức đóng góp bằng cơng lao động). Trong việc lấy ý kiến

người dân phải được thực hiện theo phương thức người dân bàn và quyết định

trực tiếp.

5.3. Kết luận và kiến nghị

Luận văn đã nghiên cứu cơ bản những lí thuyết, thực tiễn vấn đề huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính và sự tham gia của người dân trong xây

dựng nơng thơn mới. Qua đó, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nơng thơn mới của huyện

giai đoạn 2011- 2018. Trên cơ sở tổng hợp đánh giá kết quả đạt được, những mặt cịn hạn chế và ngun nhân của nó để đề xuất 9 giải pháp nhằm nâng cao

khả năng huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính và sự tham gia của người dân để góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nơng thơn mới tại địa phương.

Bên cạnh đó, tác giả có 3 đề xuất sau:

(1) Đối với chính quyền cấp tỉnh, cần xây dựng cơ chế, qui định, tiêu chuẩn cụ thể về việc huy động nguồn lực từ sự đóng góp của người dân trên địa bàn,

làm cơ sở để chính quyền cấp huyện, xã thực hiện thống nhất, đồng loạt. Đối với chính quyền huyện Lai Vung cần có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ các cơng trình đã và đang được thực hiện bằng cơ chế hỗ trợ xây dựng cầu đường nông

thôn từ ngân sách huyện, qua đó có điều chỉnh các tiêu chuẩn, yêu cầu để được hưởng sự hỗ trợ từ ngân sách huyện. Đối với chính quyền cấp xã, cần sớm rà

soát, điều chỉnh lại kế hoạch xây dựng cơ bản địa phương mình, xác định cơng trình theo thứ tự ưu tiên để có sự tập trung đầu tư, thực hiện. Huyện và các xã cần điều chỉnh một số nội dung trong các đề án, qui hoạch của huyện, xã về kinh tế - xã hội, về phát triển hạ tầng giao thông, về qui hoạch sử dụng đất, về xây

dựng nông thôn mới để các qui hoạch đó có sự thống nhất với nhau trong q

trình thực hiện, trong đó, lấy qui hoạch dài hạn hoặc trung hạn của huyện về phát triển kinh tế - xã hội làm trung tâm, làm căn cứ xây dựng nội dung các đề án, qui hoạch còn lại.

(2) Khi huy động người dân tham gia đóng góp đất đai và tài sản trên đất, Nếu có hộ dân nào khơng đồng ý hiến đất, chính quyền, và các tổ chức đoàn thể nhân dân tại địa phương nên kiên trì vận động, thuyết phục, đối thoại. Dùng biện pháp lấy dân vận động dân hoặc nhờ người nhà gia đình đó vận động giúp. Có

chính sách tuyên dương, khen thưởng cá nhân, hộ gia đình, có nhiều đóng góp

cho xây dựng nơng thơn mới, điều này sẽ động viên, kích thích các hộ cùng

tham gia đóng góp một cách tự nguyện, để khơng vắng tên mình trên bảng khen. (3) Chính quyền địa phương cần quan tâm đến dư luận xã hội, ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để thấy được các bất cập trong hoạch định và quá

minh bạch thu chi ngân sách, việc công khai phải cụ thể, chi tiết, hình thức cơng khai phải phù hợp, thuận tiện để người dân có thể tiếp cận và giám sát.

5.4. Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Do giới hạn về thời gian và điều kiện thu thập số liệu nên phạm vi điều tra của luận văn còn hẹp, chỉ mang tính đại diện, chưa phỏng vấn được ý kiến của doanh nghiệp. Từ những phát hiện trong luận văn này và để tiếp tục hoàn thiện khoảng trống nghiên cứu, tác giả đề xuất giai đoạn nghiên cứu tiếp theo trong

phạm vi tồn tỉnh Đồng Tháp về cơng tác huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cùng sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thơn mới để có thể

đưa ra được những giải pháp mang tính tồn diện, thống nhất hơn, mở rộng đối

tượng phỏng vấn như doanh nghiệp. Từ đó giúp chính quyền điều hành chương trình xây dựng nơng thơn mới vừa mang tính khoa học vừa phù hợp thực tiễn

địa phương, kịp thời điều chỉnh những bất cập và rút kinh nghiệm về phương

pháp thực hiện cho giai đọan sau năm 2020.

Tóm tắt chương năm

Chương năm trình bày tóm tắt kết quả chính của đề tài; các phát hiện của tác giả về những bất cập, trục trặc trong việc huy động, sử dụng nguồn lực tài chính và sự tham gia của người dân xây dựng nông thôn mới; Đồng thời đưa ra

các hàm ý chính sách, những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), Từ điển

Bách khoa Việt Nam, Trung tâm Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009), Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT

ngày 21/8/2009 về hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới.

3. Nguyễn Mậu Thái (2015), Nghiên cứu xây dựng nơng thơn mới các huyện phía Tây

thành phố Hà Nội; Luận án tiến sĩ, Học viện nông nghiệp.

4. World Bank, (1998),"Agriculture and Environment, Perspectives on

Sustainable Rural Development”, Ernst Lutz

5. Nguyễn Quế Hương (2013), Một số giải pháp tăng cường thu hút sự tham gia, đóng

góp của người dân vào chương trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Đan Phượng - Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Lâm nghiệp.

6. Nghị quyết số 26 - NQ/TƯ ngày 05/8/2008 hội nghị lần thứ bảy ban chấp hành trung

ương khố X về nơng nghiệp, nông dân, nông thôn

7. Vũ Trọng Khải (2015), Phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay những

trăn trở và suy ngẫm, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự Thật, Hà Nội.

8. Phạm Tất Thắng (2015),"Xây dựng nông thôn mới: một số vấn đề đặt ra", Trang

điện tử Tạp chí Cộng sản, truy cập ngày 5/11/2015,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu việc huy động, sử dụng nguồn lực tài chính và sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lai vung, tỉnh đồng tháp giai đoạn 2011 2018 (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)