Kết quả phỏng vấn chuyên gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu việc huy động, sử dụng nguồn lực tài chính và sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lai vung, tỉnh đồng tháp giai đoạn 2011 2018 (Trang 69 - 74)

nhà nước cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lai Vung

TT Chỉ tiêu Mức tốt Mức trung bình Mức kém Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Sự minh bạch trong sử dụng vốn ngân sách nhà nước 43 86 7 14 0 0

2 Đảm bảo sử dụng vốn đúng theo kế hoạch 34 68 13 26 3 6 3 Đảm bảo tính hợp lý trong sử dụng vốn 41 82 7 14 2 4 4 Đảm bảo đúng quy định của pháp luật 45 90 4 8 1 2

Nguồn: tác giả khảo sát.

Việc huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Lai Vung thời gian qua được thực hiện nghiêm túc, đúng theo qui

định của pháp luật là do trong thời gian qua, chính quyền các cấp đã hướng dẫn

chỉ đạo các địa phương, các đơn vị lập kế hoạch nguồn lực tài chính cho xây

dựng nông thôn mới hàng năm của huyện, các xã đúng tiến độ, dựa trên nhu cầu của từng địa phương và khả năng bố trí ngân sách của tỉnh, của các huyện, các xã.

Tuy nhiên, cũng có những hạn chế trong kiểm tra, giám sát huy động, sử dụng nguồn lực tài chính xây dựng nơng thôn mới trên địa bàn huyện như: (1) Một số xã chưa thực hiện nghiêm công tác giám sát cộng đồng theo quy

chế ban hành tại quyết định số 80/2005/QĐ-TTg; (2) Các chủ đầu tư, ban

quản lý dự án chưa thực hiện cơng khai tài chính trong cơng tác giám sát cộng

đồng. Nhiều xã tuy đã thành lập giám sát cộng đồng, nhưng việc thực hiện

chưa đúng quy trình, chưa phát huy hết vai trị, trách nhiệm; (3) Một số chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu thi công chưa thực hiện việc niêm yết

cơng khai thơng tin cơng trình, dự án theo quy định để nhân dân biết và giám sát; (4) Sự phối hợp của xã với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà

thầu thi cơng trên địa bàn cịn hạn chế. Trong q trình triển khai thực hiện tiến độ xây dựng các cơng trình cịn chậm, ở một vài nơi cịn vướng mắc trong cơng tác giải phóng mặt bằng, chất lượng của một số hạng mục cơng trình chưa cao.

Đánh giá chung về kết quả việc huy động, sử dụng các nguồn lực tài

Thứ nhất, huyện đã tập trung điều tiết nguồn vốn ngân sách nhà nước, thu

hút nguồn lực ngồi nhà nước để xây dựng nơng thôn mới cân đối, hợp lý giữa các địa phương trong toàn huyện. Cơ chế huy động linh hoạt và theo hướng đa dạng hóa các nguồn lực tài chính đã tạo sự chủ động cho huyện trong huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính.

Thứ hai, ủy ban nhân dân huyện, xã đã có sự chủ động hơn trong lập kế

hoạchhuy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nơng thơn mới trong từng giai đoạn, trong đó phân chia cụ thể số lượng dự kiến huy động từng nguồn lực tài chính để từ đó có biện pháp huy động khả thi.

Thứ ba, đã thu hút được sự quan tâm tham gia đầu tư, đóng góp nguồn

lực tài chính cho xây dựng nơng thơn mới của nhiều đối tượng khác nhau và từ cộng đồng dân cư với tổng số vốn gần 1.577,339 tỷ đồng để thực hiện

1.283 cơng trình trên khắp địa bàn 11 xã. Ngân sách cấp huyện mặc dù cịn khó khăn, song cũng đã dành tỷ lệ ngân sách đáng kể để hỗ trợ các xã xây

dựng nông thôn mới. Cộng đồng dân cư đã từng bước thể hiện vai trị chủ thể của mình, đã đóng góp được 226,144 tỷ đồng cho xây dựng 443 cơng trình

nơng thơn mới.

Thứ tư, đã nhạy bén trong việc lồng ghép các nguồn lực tài chính từ các

chương trình, dự án đang thực hiện trên địa bàn để thực hiện xây dựng nông thôn mới. Các chương trình có sự hỗ trợ nhất định cho nhau làm cho hiệu quả sử dụng vốn đạt hiệu quả cao hơn.

Thứ năm, việc huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính do cộng đồng

dân cư đóng góp đều có sự tham gia bàn bạc, giám sát của người dân, đảm

bảo nguyên tắc công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính quyền cấp cơ sở trước nhân dân. Nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân hưởng thụ đã được hiện thực hóa trên cơ sở có sự tham vấn, lấy ý kiến

của người dân và qua sự giám sát của ban giám sát cộng đồng. Sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng các cơng trình đầu tư ở các xã cũng góp

phần nâng cao trình độ quản lý dự án đầu tư của người dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của cộng đồng dân cư.

Bên cạnh những mặt làm được, thì trong việc huy động, sử dụng nguồn lực tài chính và sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới của huyện cũng còn vướng phải các hạn chế, thiếu sót sau:

Một là, khi lập quy hoạch, kế hoạch, quyết định đầu tư không chủ động xác định nguồn vốn đầu tư. Nguồn vốn đầu tư xây dựng của huyện, xã chủ

yếu là nguồn thu từ tiền đất, còn nguồn tăng thu trên địa bàn chưa đáp ứng được chính sách tăng lương và một số khoản chi thường xuyên do chính sách

mới phát sinh tại xã trong thời kỳ ổn định ngân sách, ngân sách các cấp đều

phải thực hiện nhiệm vụ chi theo tỷ lệ phần trăm tương ứng. Nguồn ngân sách cấp trên giao cho xã làm chủ đầu tư thường bố trí mang tính hỗ trợ, khơng đủ tổng mức đầu tư cho từng dự án và kéo dài nhiều năm.

Hai là, nguồn từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn

mới phân bổ về cho xã không lớn (chủ yếu đang tập trung cho những xã điểm, xã chuẩn bị về đích). Việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào một số lĩnh vực xã hội hóa cịn rất khó khăn. Nguồn lực của nhân dân hạn chế, nên việc huy động sự đóng góp của nhân dân đạt được cịn thấp và dự báo sẽ khó khăn trong

những năm tiếp theo. Các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa thống kê thống nhất được tổng nguồn lực tài chính đã đầu tư cho chương trình nơng thơn mới, trong đó đặc biệt khó khăn nhất là việc kiểm sốt các nguồn vốn lồng ghép,

vốn dân góp và nguồn lực tài chính từ tín dụng. Đối với các dự án sử dụng

nguồn lực tài chính lồng ghép, vì mỗi chương trình có quy định riêng, nên cơ chế quản lý và lồng ghép giữa các chương trình, dự án thiếu đồng bộ và sự

phối hợp khó khăn, nhất là khâu lập kế hoạch, công tác phân bổ nguồn lực, giám sát đầu tư và thanh quyết toán các nguồn vốn, gây lúng túng trong tổ chức thực hiện.

còn lại vẫn đầu tư theo từng kế hoạch riêng lẻ, chưa tập trung ưu tiên theo kế hoạch, tiến độ xây dựng nông thôn mới đã được lập.

Bốn là, về chấp hành các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng cơ

bản của một số chương trình, dự án chưa tốt, cơng tác quyết tốn vốn đầu tư

hồn thành chậm; Việc bố trí vốn cho các cơng trình cịn bất cập: vốn trái phiếu chính phủ bố trí khơng đủ, vốn đối ứng cịn hạn chế, nhiều cơng trình

hồn thành bàn giao đưa vào sử dụng và quyết toán nhưng khơng có nguồn để thanh tốn, nợ đọng kéo dài.

Năm là, một số khoản đóng góp của người dân chưa được thực hiện

theo đúng quy định tại nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16/4/1999 của

chính phủ về việc ban hành quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các

xã, thị trấn và thông tư số 85/1999/TT-BTC ngày 07/7/1999 của bộ tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản

đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị

trấn. Có địa phương, chính quyền quy định bắt buộc nhân dân đóng góp theo hình thức phân bổ trên đầu người hoặc hộ gia đình.

Nguyên nhân những bất cập tại địa phương trong việc huy động, sử

dụng các nguồn lực tài chính và sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới của huyện

Vấn đề nổi cộm là năng lực, trách nhiệm chủ đầu tư là một số xã còn

nhiều bất cập, yếu kém, nhiều địa phương chưa nắm được quy trình đầu tư,

khơng kiểm sốt được cơng việc của tư vấn và thi công của nhà thầu. Trong quá trình chuẩn bị đầu tư vẫn chưa chú trọng lấy ý kiến của cộng đồng dân cư về báo cáo kinh tế kỹ thuật và thiết kế, bản vẽ thi cơng và dự tốn các cơng trình cơ sở hạ tầng. Một số xã quyết định đầu tư nhưng chưa căn cứ vào nguồn lực tài chính nên tiến độ dự án kéo dài, gây ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản.

Nhiều cơng trình sau khi hồn thành chưa được nghiệm thu, bàn giao

kịp thời, chậm làm thủ tục, chưa công khai thanh quyết tốn vốn đầu tư, cá biệt chi phí đầu tư không được phản ảnh, lưu trữ trong hồ sơ xây dựng cơ bản.

Công tác lưu trữ hồ sơ của một số cơ sở chưa được chú trọng, chưa đúng quy trình, nhiều tài liệu bị thất lạc. Qua giám sát cho thấy hầu hết các xã chưa phản ánh nguồn do dân đóng góp (bằng tiền mặt, ngày công, hiến đất, vật tư và tài sản khác, chưa có bảng kê xác nhận, chưa có phương án quy đổi phù hợp về giá trị) vào sổ sách kế toán theo quy định về ghi thu, ghi chi ngân sách theo chế độ kế tốn tài chính ngân sách xã và quy định tại các văn bản của trung ương, tỉnh , dẫn đến thể hiện sai tổng mức đầu tư của cơng trình và giá trị tài

sản được đầu tư .

Đối với các cơng trình khóm ấp tự làm (kể cả dân tự làm, hay thuê nhà

thầu) xã hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia (kể cả nguồn ngân sách xã), một số xã chưa chỉ đạo bám nắm, không lập hồ sơ quản lý xây dựng cơ bản các cơng trình do xã và nhà tài trợ hỗ trợ kinh phí, mà giao cho các nhóm thiện nguyện tự làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu việc huy động, sử dụng nguồn lực tài chính và sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lai vung, tỉnh đồng tháp giai đoạn 2011 2018 (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)