Đánh giá của nhóm chuyên gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu việc huy động, sử dụng nguồn lực tài chính và sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lai vung, tỉnh đồng tháp giai đoạn 2011 2018 (Trang 74)

nước cho chương trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện

TT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Tỷ lệ %

1 Số người được hỏi phiếu 50

2 Mức độ đáp ứng của nguồn vốn ngân sách nhà nước

a Cao hơn nhu cầu phiếu 0 0

b Đủ nhu cầu phiếu 14 28%

c Không đủ phiếu 36 72%

3 Thời gian cấp vốn ngân sách nhà nước

a Nhanh phiếu 0 0

b Đúng kế hoạch phiếu 19 38%

c Chậm phiếu 31 62%

4.4. Sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Lai Vung Lai Vung

Khảo sát thực trạng tiếp nhận thông tin của người dân về xây dựng nông thôn mới, tác giả nhận thấy người dân chủ yếu tiếp cận thông tin về xây dựng nông thôn mới thông qua các tổ chức chính trị, xã hội (23,6%) và thơng qua các phương tiện truyền thơng đại chúng (54,5%). Rất ít người dân chủ động tham gia trực tiếp vào tìm kiếm thông tin liên quan đến xây dựng nông thôn mới (chỉ 5,5%), nguyên nhân là do không phải người dân nào cũng có sự hiểu biết cơ bản về nơng thơn mới, cũng có khơng ít người dân chưa nhận thức được họ là “chủ thể” của chương trình này. Họ cho rằng, đây là chương trình đầu tư của nhà

nước cho địa phương mình, là việc của cấp trên, chứ khơng phải là việc của mình. Họ cũng chưa hiểu rõ rằng cùng với việc tham gia đóng góp sức lao động, tiền của, ý kiến vào các hoạt động xây dựng chương trình là việc tự đầu tư để

góp phần nâng cao thu nhập trong các hoạt động kinh tế, giữ gìn nếp sống văn hóa, chỉnh trang ngõ xóm, giữ vững an ninh trật tự.

Bảng 4.10. Kết quả khảo sát 220 người dân về tiếp nhận thơng tin về chính sách xây dựng nông thôn mới

Nội dung Kết quả Tỷ lệ %

Người dân chủ động tìm kiếm thơng tin 12 5.5%

Tiếp nhận thơng tin qua các đại biểu dân cử 36 16,4% Tiếp nhận thơng tin qua các tổ chức chính trị - xã hội 52 23.6% Tiếp nhận thông tin qua các phương tiện truyền thông 120 54.5%

Nguồn: Tác giả khảo sát

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, địa phương đã xác định

những vấn đề liên quan đến tuyên truyền, vận động người dân là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng. Chỉ khi thực hiện tốt các vấn đề liên

quan đến tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân tham gia mới tạo

Bảng 4.11. Thống kê về công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới của huyện Lai Vung, từ 2011-2018 tham gia xây dựng nông thôn mới của huyện Lai Vung, từ 2011-2018

STT Nội dung Số đợt (cuộc,

buổi)

Số người

tham dự

I Công tác tuyên truyền 5211 174574

1

Tuyên truyền, vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây

dựng nông thôn mới" 882 32396 2 An tồn giao thơng - thực hiện văn hố giao thơng 247 18290

3 Tái cơ cấu ngành nông nghiệp 264 12725

4 Tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới 1007 38859

5 Tuyên truyền khác 2811 72304

6 Cấp phát tài liệu (tài liệu) 18824

II Công tác vận động

1 Rải đá, bê tông đường (km) 480 2 Sửa, xây mới cầu (cây) 526

3 Xây mới, sửa nhà (căn) 821

4 Khung nhà (khung) 461

5 Ngày công (ngày công) 68864

6 Hiến đất (m2) 415266

Nguồn: tác giả tổng hợp

Khảo sát về hình thức tham gia của người dân vào giai đoạn bàn bạc,

đóng góp ý kiến và ra các quyết định liên quan đến hoạch định chính sách xây

dựng nông thôn mới tại các xã cho thấy, chỉ có 11,7% số người được hỏi tham gia trực tiếp hoạt động này, 14,7% số người được hỏi trả lời họ tham gia qua

các đại biểu của mình và 24,9% tham gia qua các tổ chức đại điện. Tuy nhiên,

có tới 48,7% số người được hỏi trả lời họ khơng biết có hoạt động nên khơng

tham gia và khơng được tham gia.

Hình 4.2. Kết quả khảo sát người dân tham gia bàn bạc và ra quyết định xây dựng nông thôn mới

Nguồn: tác giả khảo sát

Như vậy ta thấy, tỷ lệ người dân trực tiếp tham gia bàn và ra quyết định về xây dựng nông thôn mới của huyện chưa cao là do: (1) Người dân còn e ngại khi thực hiện quyền tham gia do đã quen với cách làm từ trên xuống, quen chấp hành mệnh lệnh; (2) Người dân chưa thực sự quan tâm đến đời sống kinh tế,

chính trị, xã hội của địa phương, chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của việc

tham gia các hoạt động dân chủ tại địa phương; (3) Nhiều người chỉ lo bươn

chải kiếm tiền, thối thác, khơng tham gia vào các công việc chung; (4) chính quyền các cấp trong huyện chưa có nhiều phương thức khuyến khích sự tham gia trực tiếp của người dân nên không thu hút được đông đảo người dân tham gia.

Qua tiếp xúc công việc ở cơ sở và quan sát của tác giả thấy thực tế địa

phương đã và đang có tình trạng: (1) Công tác triển khai họp dân thực hiện gặp nhiều khó khăn, do nhận thức một số hộ dân chưa cao. Đời sống của người dân trên địa bàn xã do chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên thu nhập cịn thấp, việc vận động đóng góp xây dựng cầu, đường nơng thơn gặp khó khăn. Một số hộ

dân khơng đồng tình đóng góp phần kinh phí cịn lại vì trước đây thi cơng các

cơng trình thì nhân dân chỉ hiến đất. Vì vậy, phải vận động mạnh thường quân

% 11.70 % 14.70 24.90% 48.70 %

Tham gia trực tiếp

Tham gia qua đại diện dân cử Tham gia qua các tổ chức đại điện Không biết nên không được tham gia

để giảm mức đóng góp cho người dân; (2) Việc xây dựng các chương trình, đề

án, kế hoạch trong chính sách xây dựng nơng thơn mới chủ yếu được thực hiện với sự tham gia của các ông, bà là lãnh đạo đại diện cho nhân dân hoặc do chính quyền th tư vấn khơng phải là người địa phương. Vì vậy người dân chỉ biết về các chương trình, đề án, kế hoạch xây dựng nơng thơn mới khi chính sách được

đưa ra triển khai thực hiện. Hay nói cách khác là do cán bộ, công chức nhà nước

quan liêu, chưa sâu sát và không tham vấn ý kiến nhân dân nên nhiều chương trình, đề án, kế hoạch xây dựng nơng thơn mới được hình thành và áp đặt rập

khn, cứng nhắc, mệnh lệnh từ trên xuống thay vì những vấn đề đó phải xuất

phát từ nhu cầu thực tiễn đời sống của người dân.

Từ những vấn đề trên, tác giả cho rằng trong xây dựng nông thôn mới,

nếu như vai trò của người dân chưa được quan tâm đúng mức, chính quyền

chưa biết cách lắng nghe, tôn trọng, tiếp thu ý kiến người dân, chưa hiểu được tâm tư, nguyện vọng của người dân, thì chắc chắn chính quyền địa phương đó sẽ ban hành và thực hiện những kế hoạch, dự án không sát thực tế, không đáp

ứng được nhu cầu của người dân, như thế là chính quyền chưa thực hiện tốt

trách nhiệm của mình trước dân. Do đó, để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ ba của luận văn là tại sao phải cần có sự tham gia của người dân trong thực hiện xây dựng nông thôn mới? Tác giả nhấn mạnh: nhất thiết phải cần có sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới là để: (1) Người dân trực tiếp tham gia bàn và ra quyết định những vấn đề liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến

cuộc sống của họ; (2) Người dân có trách nhiệm đóng góp sức lao động, tiền

của, ý kiến vào các hoạt động xây dựng nơng thơn mới; (3) Các hoạt động của chính quyền được công khai, minh bạch, người lãnh đạo, phụ trách nâng cao

trách nhiệm giải trình trước nhân dân; (4) Người dân thực sự được làm chủ và thụ hưởng các lợi ích hợp pháp, chính đáng, được giám sát quá trình thực hiện

4.5. Dự báo các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến việc huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính và sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới của huyện Lai Vung trong thời gian tới

Bảng 4.12. Nhu cầu nguồn lực tài chính xây dựng nơng thơn mới của huyện cho năm 2019 và 2020 năm 2019 và 2020

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nhu cầu nguồn vốn huy động

Nhu cầu giai đoạn 2019-2020

Số cơng trình Vốn ngân sách nhà nước Vốn huy động hợp pháp khác Vốn ngân sách huyện 28 48,424 120 1. Vốn ngân sách tập trung 23 34,304 2. Vốn sự nghiệp 5 14,120 120 3. Vốn từ nguồn thu sử dụng đất 4. Vốn vay quỹ đầu tư phát triển

Vốn trung ương, tỉnh bổ sung có mục tiêu

136 397,951 40,001

1. Số số kiến thiết 24 178,939

2. Vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục 3. Ngân sách tập trung tỉnh và trung ương (hỗ

trợ xây dựng trụ sở) 5

38,344 4. Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch

và vệ sinh môi trường nông thôn

5. Vượt thu và kết dư ngân sách tỉnh 6. Vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây

dựng nông thôn mới (quy hoạch) 7. Tỉnh bổ sung từ ngân sách trung ương 8. Vốn chương trình mục tiêu quốc gia giải

quyết việc làm 9. Chương trình SEQAP 10. Thủy lợi phí 52 20,828 11. Mở rộng, phát triển đất trồng lúa (Nghị định 42/2012 của chính phủ) 16 7,000 12. Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây

dựng nơng thơn mới 39 152,840 40,001

Huy động sự đóng góp của dân trong và

ngồi huyện 96 73,288

2. Đóng góp bằng tiền của người dân tại huyện 33,5

Tổng cộng 260 446,375 233,289

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Lai Vung.

Hiện nay, tình trạng xuất phát điểm của các xã trên địa bàn huyện còn thấp nhưng phải thực hiện khối lượng cơng việc rất lớn, đa dạng, một số chính sách mới được triển khai nên phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

Các vấn đề bức xúc xã hội như ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, tình trạng tham nhũng, quan liêu của cán bộ trong chính quyền đang làm ảnh hưởng đến tâm trạng, niềm tin của người dân. Khi người dân chưa tự ý thức hoặc chưa tin vào chính quyền, thì khơng thể vận động họ tham gia xây dựng nông thôn mới được.

Một số địa phương chưa nhận thức đầy đủ về vai trị, ý nghĩa, nội dung của chương trình, thiếu chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện; vẫn

cịn tư tưởng trơng chờ, ỷ lại cấp trên. Một số văn bản qui định các nội dung về nơng thơn mới cịn nhiều nội dung chưa phù hợp, sát với thực tiễn, gây khó khăn trong quá trình xác định kế hoạch phân bổ vốn đầu tư.

Nhu cầu nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới của huyện từ năm 2019 đến năm 2020 là khoảng 679,664 tỷ đồng để đầu tư cho 260 cơng

trình, nhưng hiện nay nguồn vốn ngân sách đầu tư cho chương trình cịn rất ít và thấp, trong khi khả năng đóng góp của nhân dân hạn chế, nên áp lực tìm, huy

động vốn cho xây dựng nông thôn mới của địa phương rất nặng.

Tóm tắt chương bốn

Trong chương này tác giả tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu như

đánh giá của người dân về xây dựng nông thôn mới, những nguồn lực tài

chính được huy động và sử dụng xây dựng nông thôn mới. Đồng thời tác giả

cũng đã trình bày rõ lí do tại sao cần có sự tham gia của người dân để xây

CHƯƠNG NĂM

KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

Chương năm trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu; các phát hiện của nghiên cứu; hàm ý chính sách nâng cao khả năng huy động, sử dụng nguồn lực tài chính và sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới; nêu những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, tác giả đã áp dụng phương pháp lấy mẫu thuận

tiện với kích thước mẫu N = 220 và sử dụng phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phỏng vấn chuyên gia và thống kê mô tả để phân tích, bao gồm thống kê một chiều, hai chiều và thống kê khác, để phát hiện ra các xu thế, tương quan, trả lời câu hỏi nghiên cứu.

Các phát hiện của nghiên cứu:

(1) Người dân đánh giá xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện còn những trục trặc như:

Một là, nhu cầu nguồn lực đầu tư khá lớn, trong khi việc phân bổ nguồn

vốn ngân sách hàng năm từ tỉnh và huyện rất hạn chế, việc huy động sức dân

đang gặp nhiều khó khăn do đã liên tục huy động sự đóng góp trong 8 năm liền;

Ban chỉ đạo cấp xã chưa biết cách thuyết phục người dân để huy động họ đóng góp, vẫn cịn tư tưởng làm thay cho dân, chạy theo thành tích, trơng chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước.

Hai là, một số tiêu chí địa phương chưa đủ khả năng thực hiện được mà

phải nhờ sự hỗ trợ của cấp trên như tiêu chí 5 về trường học, tiêu chí 6 về cơ sở vật chất văn hố.

Ba là, mơ hình sản xuất được tập trung xây dựng, nhưng việc tổ chức

Bốn là, chính quyền huyện chưa thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, giải

quyết các vướng mắc khó khăn cho các xã. Cơng tác chỉ đạo điều hành của

chính quyền cấp xã cịn hạn chế, lúng túng, năng lực làm chủ đầu tư cơng trình ở các xã điểm còn hạn chế, chưa nắm bắt, bao quát được nhiệm vụ của chủ đầu tư trong việc lập quy hoạch. Chủ đầu tư thiếu kiến thức về công tác lập quy hoạch, công tác phối hợp giữa chủ đầu tư và đơn vị tư vấn còn nhiều hạn chế, các xã hầu như “khoán trắng” cho đơn vị tư vấn;

Năm là, việc công khai quy hoạch ở một số xã chưa chặt chẽ, chưa tuân

thủ các bước lấy ý kiến nhân dân, việc công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, bản vẽ quy hoạch chung cịn chậm. Cơng tác đánh giá hiện trạng trước khi lập quy hoạch chưa sát với thực tế. Công tác xây dựng quy hoạch còn chậm, chất lượng quy hoạch của đơn vị tư vấn chưa đạt yêu cầu, quy hoạch rập khuôn, sao chép, thiếu tính khoa học và thực tiễn trong quy hoạch, đồ án quy hoạch coi nặng quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, ít quan tâm đến quy hoạch phát triển sản xuất, mối liên kết vùng.

(2) Nguồn vốn của ngân sách huyện và nguồn vốn trung ương, tỉnh hỗ trợ có mục tiêu, vốn đóng góp của các nhà mạnh thường qn ngồi huyện và vốn đóng góp của người dân nơi thực hiện các cơng trình là nguồn lực tài chính được huy động, sử dụng để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện

Trong nội dung này, tác giả phát hiện hạn chế của địa phương như

sau: (1) Khi lập quy hoạch, kế hoạch, quyết định đầu tư chính quyền cấp

huyện và xã chưa xác định được nguồn vốn đầu tư cho từng cơng trình; (2)

Cơng tác lập kế hoạch nhu cầu vốn hàng năm còn bị động, trừ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới, các nguồn cịn lại vẫn đầu tư theo từng kế hoạch riêng lẻ chưa tập trung ưu tiên theo kế hoạch, tiến độ xây dựng nông thôn mới đã được lập; (3) Việc bố trí vốn cho các cơng trình cịn bất cập: vốn trái phiếu chính phủ bố trí khơng đủ, vốn đối ứng cịn hạn chế,

khơng có nguồn để thanh tốn, nợ đọng kéo dài; (4) Một số khoản đóng góp của người dân chưa được thực hiện theo đúng quy định tại nghị định số

24/1999/NĐ-CP ngày 16/4/1999 của chính phủ về việc ban hành quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu việc huy động, sử dụng nguồn lực tài chính và sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lai vung, tỉnh đồng tháp giai đoạn 2011 2018 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)