PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương ba trình bày: (1) Tổng quan phương pháp thu thập và xử lý số liệu, trong đó chỉ ra vùng và mẫu nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp xử lí số liệu; (2) Phương pháp thống kê mô tả và phương pháp chuyên gia.
3.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Phương pháp chọn vùng và mẫu nghiên cứu
Căn cứ vào tình hình xây dựng nơng thơn mới ở huyện Lai Vung, luận
văn nghiên cứu vấn đề huy động, sử dụng nguồn lực tài chính và sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thơn mới của tất cả 11 xã, gồm: Hịa Thành, Tân Dương, Long Thắng, Hòa Long, Định Hòa, Phong Hòa, Tân Hòa, Vĩnh Thới, Tân Thành, Tân Phước và Long Hậu.
Đề tài chủ yếu áp dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện với kích thước
mẫu N = 220. Không gian mẫu là 11 xã của huyện. Số mẫu của mỗi xã tỷ lệ với số hộ dân trong xã. Nguyên tắc chọn mẫu là chọn những nhóm người đại
diện hoặc cá nhân đại diện cho các tầng lớp xã hội hoặc các nhóm nghề nghiệp khác nhau. Ở mỗi xã, chọn hai nhóm để phỏng vấn nhóm và thiết kế bảng câu hỏi, bao gồm nhóm chuyên gia là đại diện của cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội; nhóm đại diện các hộ nơng dân. Các nhóm được tổ chức phỏng vấn chủ yếu tại xã. Sau khi có bảng câu hỏi, tác giả điều tra sơ bộ 10 hộ và chỉnh sửa lại bảng câu hỏi lần cuối trước khi điều tra 220 hộ.
Bảng câu hỏi hộ gia đình (phụ lục 2) gồm các thông tin chung về hộ, nhận thức của các hộ về xây dựng nông thôn mới, sự tham gia, mức độ tham gia của hộ trong xây dựng mơ hình nơng thơn mới, đánh giá của các hộ về sự
tham gia, các ý kiến, nguyện vọng đóng góp để tăng cường sự tham gia. Những thông tin này được thể hiện qua các câu hỏi cụ thể để người dân hiểu và trả lời
Bảng câu hỏi dành cho các chuyên gia (phụ lục 3) gồm các nội dung về
chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tín dụng, đào tạo nghề, thu hút doanh nghiệp vào nông nghiệp, nơng thơn, những khó khăn và yếu tố ảnh
hưởng việc quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nơng thơn mới.
Phương pháp thu thập số liệu
Sau khi có số liệu của hộ gia đình, doanh nghiệp và các chuyên gia. Tác giả xử lý, phân tích, đánh giá tất cả các số liệu có sẵn theo phương pháp thống kê mô tả định lượng và phương pháp chuyên gia định tính để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra ở trên.
Tác giả sử dụng số liệu thứ cấp sẳn có để mơ tả hiện trạng của vấn đề nghiên cứu. Số liệu thống kê sẳn có bao gồm niên giám thống kê hàng năm của cả nước và của tỉnh, những số liệu điều tra về nông nghiệp, nông thôn của
Tổng cục Thống kê, Cục thống kê Đồng Tháp; các báo cáo, kế hoạch, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Lai Vung, các giáo
trình, sách chuyên khảo, các báo cáo khoa học, báo cáo thường niên liên quan
đến nội dung nghiên cứu.
Các số liệu trên phiếu điều tra được tiến hành tổng hợp thủ công và được hệ thống hóa xử lý bằng phần mềm Excel.
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Phỏng vấn 10 chuyên gia, bao gồm các chuyên viên trực tiếp theo dõi, tổ chức thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới ở phịng nơng nghiệp và phát tiển nơng thơn, phịng kinh tế - hạ tầng, phịng Tài chính – kế hoạch huyện và lãnh đạo chính quyền các xã đang thực hiện nơng thơn mới.
3.2. Thống kê mô tả và phương pháp chuyên gia
Bài viết sử dụng thống kê mô tả để phân tích, bao gồm thống kê một
chiều, hai chiều và thống kê khác, để phát hiện ra các xu thế, tương quan, trả lời câu hỏi nghiên cứu. Số liệu mô tả bao gồm thứ cấp và sơ cấp. Do vấn đề
nghiên cứu khơng thể có đủ quan sát để sử dụng mơ hình kinh tế lượng, cho nên lựa chọn của tác giả là phân tích thống kê mô tả kết hợp với phương pháp lấy ý kiến chuyên gia về vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng các đánh giá của người dân, doanh nghiệp và chuyên gia về việc huy động
nguồn lực tài chính và sự tham gia của người dân cùng các vấn đề khác của
nông thơn mới.
Sử dụng phương pháp định tính bằng cách phỏng vấn trực tiếp người dân tại các hộ đã được chọn theo các câu hỏi có sẵn của phiếu điều tra, các thông tin này được kiểm chứng thơng qua tìm hiểu và quan sát trực tiếp tình hình địa
phương. Tọa dàm, trao đổi, thảo luận với cán bộ ban quản lý xây dựng nông thôn mới của các xã, các chủ hộ tham gia chương trình từ đó góp phần hồn
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG VIỆC HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN LAI VUNG
Chương bốn trình bày về thực trạng xây dựng nông thôn mới của huyện Lai Vung trong 8 năm từ 2011 đến 2018 và những đánh giá của người dân về xây dựng dựng nông thôn mới; Đồng thời tác giả cũng trình bày, phân tích
những nguồn lực tài chính mà địa phương đã huy động và sử dụng để xây
dựng nông thôn mới; Làm rõ lí do vì sao cần có sự tham gia của người dân và cải thiện sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng nông thôn mới của huyện như thế nào.
4.1. Hiện trạng nông thôn mới huyện Lai Vung Giới thiệu khái quát về địa phương Giới thiệu khái quát về địa phương
Huyện Lai Vung nằm ở tọa độ từ 10o 08’ đến 10o 24’vĩ độ Bắc và từ
105o33’ đến 105o 44’ kinh độ Đông, nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Tháp. Phía Bắc giáp huyện Lấp Vị (tỉnh Đồng Tháp), phía Nam giáp huyện Bình Tân (tỉnh
Vĩnh Long), phía Tây giáp sơng Hậu, ngăn cách với thành phố Cần Thơ, phía
Đơng giáp thành phố Sa Đéc và huyện Châu Thành (tỉnh Đồng Tháp). Huyện có
11 xã trực thuộc, huyện lỵ thị trấn Lai Vung là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện.
Hình 4.1. Bản đồ hành chính huyện Lai Vung
Diện tích tự nhiên 23.844,45 ha, chiếm 6,79% diện tích tồn tỉnh Đồng Tháp và chiếm 0,07% diện tích cả nước. Trong đó, diện tích đất nơng nghiệp là 19.496,04 ha (chiếm 81,76%), diện tích đất phi nơng nghiệp là 4.348,41 ha (chiếm 18,24%).
Bảng 4.1. Diện tích tự nhiên của các xã, thị trấn thuộc huyện Lai Vung hiện nay. Nguồn Chi cục Thống kê huyện Lai Vung (2018)
TT Đơn vị hành chính Xã/ Thị trấn Số Ấp/ khóm Diện tích tự nhiên (ha) Dân số Số hộ 1 Tân Dương 5 1.115,28 12.823 2.630
2 Hoà Thành 5 1.789 8.767 2.033 3 TT Lai Vung 5 674,6 9.476 2161 4 Hoà Long 5 1.807,128 11.460 2.686 5 Long Hậu 9 2.470,7089 23.144 5.380 6 Tân Phước 5 1.544,1 15.216 3.089 7 Tân Thành 7 1.180,5 19.825 3.559 8 Vĩnh Thới 5 1970,86 16.882 3.668 9 Tân Hoà 5 1.970 15.610 3446 10 Định Hoà 5 1.731 10.446 2.329 11 Phong Hoà 10 3.206,9436 21.111 4.579 12 Long Thắng 5 3.137,99 14.802 3,129
Trong giai đoạn 2005 – 2010, tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện đạt bình qn 16,48%/ năm, trong đó khu vực nông nghiệp là 7,93%, công nghiệp và xây dựng là 37,12%, lĩnh vực thương mại – dịch vụ là 20,38%. Đến năm 2010, thu nhập bình quân đầu người đạt 27.710.000 đồng (tương đương 698
USD tính theo tỉ giá năm 1994), tăng gấp 2 lần so với năm 2005. Về tốc độ tăng trưởng hằng năm, kế hoạch là 18,8% (hồn thành 16,48%), khu vực nơng nghiệp – thủy sản 8,3% (hồn thành 7,93%), khu vực cơng nghiệp – xây dựng 39% (hoàn thành 37,12%), thương mại –dịch vụ 26,3% (hồn thành 19,87%).
Là huyện thuần nơng nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện biểu hiện rõ ở lĩnh vực nông nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn, mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo hướng ngày càng tăng thêm các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ, trong khi số hộ làm nông nghiệp thuần túy giảm dần.
Trong 5 năm, sản xuất nơng nghiệp trên tồn huyện ổn định, sản lượng lúa
đạt bình quân 164.000 tấn/năm, huyện đã hình thành vùng sản xuất tập trung
nền nông nghiệp sản xuất lớn và bền vững. Ngoài cây lúa sản xuất 2 vụ trên năm, nơng dân trên địa bàn cịn tiến hành luân canh thêm 1 vụ màu hoặc 1 vụ thủy sản, giai đoạn 2006 – 2010, diện tích mặt nước được huy hoạch đạt 450 ha với sản lượng trên 24.000 tấn/năm. Phát triển vườn cây ăn trái là thế mạnh của huyện, với nhiều chủng loại nổi tiếng như quýt hồng Lai Vung, bưởi, nhãn, mận, thanh long với tổng diện tích đạt 3.960 ha so với quy hoạch 4.000 ha, trong đó có 145 ha thử nghiệm gia đoạn đầu mơ hình vườn cây ăn trái sạch theo chuẩn
GAP, VIETGAP. Mơ hình kinh tế hợp tác được khuyến khích phát triển, về cơ bản tồn huyện hình thành được 54 tổ hợp tác, 12 hợp tác xã, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tài chính, tín dụng và nơng nghiệp. Về hoạt động cơng nghiệp,
khu công nghiệp sông Hậu được xây dựng với diện tích 63 ha tại xã Tân Thành cùng với cụm công nghiệp tại xã Tân Dương, huyện Lai Vung hướng đến phát triển ngành nghề thu hút đầu tư, chế biến các mặt hàng như nông, thủy sản xuất khẩu, thức ăn gia súc, thực phẩm đóng hộp, vật liệu xây dựng, lương thực, thực phẩm và may mặc. Các ngành tiểu thủ công nghiệp phát triển ôn định với các làng nghề truyền thống như đan đát, lờ lọp, đóng ghe xuồng, góp phần giải quyết nhu cầu việc làm cho lực lượng lao động địa phương. Trong lĩnh vực thương
mại, dịch vụ: nhằm phục vụ cho nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân trên địa bàn huyện và vùng lân cận huyện đã mở rộng và nâng cấp chợ huyện cùng một số chợ xã, mơ hình tư nhân đầu tư xây dựng chợ được khuyến khích với kinh phí hơn 160 tỉ đồng đã có 8 chợ do tư nhân đầu tư xây dựng trong giai đoạn này.
Cũng trong giai đoạn 2005 – 2010, huyện đã huy động được nhiều nguồn
vốn khác nhau để tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngày càng đồng bộ, trong đó vốn do huyện đầu tư là 118 tỉ đồng. Với nguồn vốn này, huyện Lai
Vung ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực quan trọng, như: giao thông, thủy lợi, điện, hạ tầng nông thôn, đặc biệt quan tâm đến đầu tư cho các xã khó khăn; đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng lớn, tạo bước đột phá để phát triển kinh tế - xã hội, như: các dự án phát triển quỹ đất, các dự án giao thơng, cấp nước, cấp điện, bưu chính
Đến năm 2018, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phát triển với sản lượng
lúa đạt 181.830 tấn/năm, giá trị khoảng 927,94 tỷ đồng; Giá trị sản xuất nông
nghiệp (giá thực tế) đạt 6.222,090 tỷ đồng; Thương mại - dịch vụ, du lịch đạt
4.492,871 tỷ đồng; Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện khoảng 110.725 triệu đồng; Công tác kêu gọi đầu tư được quan tâm thực hiện, thu hút được nhà
đầu tư tiềm năng đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại huyện. Hiện trên địa bàn có 282
doanh nghiệp và 4.499 hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động; Thu nhập bình
quân đầu người tăng thêm được 6 triệu đồng/người; tỷ lệ lao động qua đào tạo
tăng lên thêm 10%; thu ngân sách địa phương tăng lên thêm 39,9 triệu đồng với với năm 2011; giá trị sản xuất tăng từ 12.867,875 triệu đồng lên 15.857,979 triệu
đồng. Tuy nhiên, trong thực tế, huyện vẫn đang là một trong những huyện nghèo
của tỉnh Đồng Tháp, chưa đủ khả năng tự cân đối thu, chi ngân sách, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản và các hoạt động thường xuyên vẫn phải trông chờ vào
nguồn phân bổ và hỗ trợ, cấp bù của tỉnh.
Bảng 4.2. So sánh kết quả phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lai Vung từ năm 2011 đến năm 2018. từ năm 2011 đến năm 2018.
Chỉ
tiêu Nội dung ĐVT
Thực hiện 2011 Thực hiện 2018 1 2 3 4 5 A Về kinh tế
1 Giá trị sản xuất (giá thực tế) tỷ đồng 12.867,875 15.857,979 - Nông nghiệp tỷ đồng 4.252,190 6.222,090 - Công nghiệp tỷ đồng 1.274,563 4.477,062
- Xây dựng tỷ đồng 344,566 665,956
- Thương mại-dịch vụ, du lịch tỷ đồng 2.722,871 4.492,871 Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu
dịch vụ trên địa bàn tỷ đồng 3.255,385 6.155,084
2 - Thu nhập bình quân đầu người Tr. đồng 29 35
3 - Thu NS trên địa bàn huyện Tr. đồng 70.825 110.725
4 - Nông nghiệp, thủy sản
- Sản lượng lúa Tấn 144,000 181.830
- Hoa màu Tấn 28.148 32.138
- Sản lượng nấm rơm Tấn 9.600 8.400
- Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản Tấn 22.677 28.655
- Diện tích vườn cây ăn trái ha 5.635 6.037
6 - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % <1 <1
7 - Tỷ lệ trẻ <5 tuổi suy dinh dưỡng % 12 11.7
8 Lao động
- Lao động qua đào tạo % 55 65
- Đào tạo nghề Lớp 12 20
-Xuất khẩu lao động người 0 259
Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí mới) % 2 1,68 9 Tỷ lệ dân số tham gia BHYT % 41 73,09
10 Giáo dục
-Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 % 100 100
- Trường đạt chuẩn quốc gia trường 9 21
11 Văn hóa
-Gia đình đạt chuẩn văn hóa % 95 94
- Khóm, ấp văn hố % 100 100
- Xã văn hóa đạt chuẩn nơng thơn mới xã 1 11
- Cơng sở văn hố % 85 100
12 Môi trường
-Hộ sử dụng nước máy % 54 71
-Hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh % 90 97
13 Nông thôn mới xã 0 2
Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Lai Vung
Thực trạng xây dựng nông thôn mới huyện Lai Vung giai đoạn 2011-2018
Khi đề án xây dựng nông thôn mới được triển khai, trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018, huyện Lai Vung đã cụ thể hóa từng tiêu chí, lĩnh vực để
thực hiện cụ thể. Với 6 xã điểm được tỉnh chọn gồm Hoà Long, Long Thắng,
Vĩnh Thới, Hòa Thành, Tân Dương, Tân Phước và huyện chọn thêm xã Tân Thành làm diện để tập trung lãnh đạo xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới. Đến năm 2018, kết quả đạt được trên các lĩnh vực như sau:
Về chuyển giao kỹ thuật: được quan tâm và lồng ghép từ chương trình
khuyến nơng, khuyến cơng để xây dựng mơ hình trình diễn, tập huấn kiến thức về khoa học kỹ thuật để nông dân giảm giá thành sản xuất, đạt năng suất và chất lượng cao, góp phần tăng thu nhập cho nơng dân. Qua 08 năm đã triển khai được 358 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho trên 10.200 lượt người tham
lồng ghép vào các cuộc hội thảo của các cơng ty phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Về triển khai đề án: Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật
nuôi theo hướng tập trung, quy mơ lớn và góp phần hồn thành kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Huyện định hướng xây dựng kế hoạch vùng chuyên canh rau qui mô 35 ha và vùng chuyên canh màu xã Phong Hịa qui mơ 205 ha, vùng chuyên canh màu xã Tân Hoà 168 ha và đề án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một số loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao trên địa bàn huyện Lai Vung.
Về hình thức tổ chức sản xuất: Tính đến thời điểm tồn huyện có 09 hợp