2.5 Quy trình của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cho vay tiêu dùng
2.5.4 Xử lý rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng
Sau khi xác định được tất cả những tổn thất nếu như rủi ro xảy ra, tùy vào khả năng chịu đựng mà mỗi Ngân hàng sẽ đưa ra cách xử l cho phù hợp. Có những cách xử l sau: có thể là tránh né rủi ro, chuyển giao, san sẻ rủi ro cho bên thứ ba hoặc chấp nhận rủi ro trong điều kiện cho phép.
Chấp nhận rủi ro: tức Ngân hàng đồng ý thực hiện cấp tín dụng và sẽ đưa ra những biện pháp quản l để hạn chế rủi ro tín dụng như xác định các mục tiêu và thiết lập chính sách tín dụng: o Phân tích và thẩm định tín dụng. o Xếp hạng tín dụng. o Chấm điểm tín dụng. o Bảo đảm tín dụng. o Lập quỹ dự phịng tín dụng
San sẻ rủi ro cho bên thứ 3: Tức Ngân hàng với khả năng chịu đựng rủi
ro có hạn sẽ liên kết với Ngân hàng khác thực hiện đồng tài trợ cho khoản vay. Hoặc trong trường hợp Ngân hàng thực hiện cho vay nhưng e ngại trong trường hợp rủi ro xảy ra sẽ dẫn đến thiệt hại lớn cho Ngân hàng thì lúc đó Ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp thực hiện mua bảo hiểm đối với tài sản hình thành từ vốn vay. Điều này đặc biệt phổ biến ở cho vay các dự án mà tài sản đảm bảo là tài sản hình thành từ vốn vay, chẳng hạn như mua bảo hiểm cho tuabin đối với các dự án nhà máy thủy điện…
Chuyển giao rủi ro: trong trường hợp khoản vay có rủi ro quá cao vượt
khả năng chịu đựng của Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ chuyển rủi ro cho các chủ thể khác bằng cách bán khoản cho vay này cho các Ngân hàng lớn khác hoặc một trung gian tài chính khác để hưởng hoa hồng phí.
Tránh né rủi ro: tức là Ngân hàng từ chối cấp tín dụng cho khách hàng
nếu xét thấy rủi ro tín dụng có thể q lớn và vượt khả năng chịu đựng của Ngân hàng.