VAY TIÊU DÙNG TẠI BIDV ĐỒNG THÁP
3.2.1 Cơ cấu tín dụng theo thời hạn
Phân loại tín dụng tiêu dùng theo thời hạn có thể thấy tại chi nhánh BIDV Đồng Tháp cũng có những nét tương đồng như những chi nhánh ngân hàng tại những địa bàn khác.
Thơng qua phân tích ta dễ dàng nhận thấy cơ cấu dư nợ tín dụng tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Đồng Tháp đa phần thuộc vào nhóm nợ ngắn hạn, khách hàng vay để chi trả cho các nhu cầu cơ bản trước khi quyết định cho các khoản vay trung và dài hạn.
Đối với những khoản vay trung và dài hạn thì mức độ rủi ro cũng tăng cao, ngân hàng rất hạn chế cho vay những khoản dài hạn vì thời gian càng dài đồng nghĩa rủi ro tăng cao và khả năng mất vốn rất có thể xảy ra. Cụ thể, tại chi nhánh dư nợ cho vay dài hạn chiếm dưới 13% trên tổng dư nợ, với chính sách chặt chẽ của Basel II thì ngân hàng cũng đang rất cẩn thận với những khách hàng có nhu cầu vay dài hạn.
Bảng 3.3 Tín dụng tiêu dùng tại BIDV Đồng Tháp theo thời hạn giai đoạn 2014 – 2018.
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu
Năm phân tích Tốc độ tăng trưởng (%)
2014 2015 2016 2017 2018 2018/ 2017 2017/ 2016 2016/ 2015 2015/ 2014 Tổng dư nợ 457,92 656,12 962,55 730,84 616,24 (15.7) (24.1) 46.7 43.1 Dư nợ ngắn hạn 237,57 337,71 540,53 424,26 424,72 0,11 (21,5) (60,1) (42,2) Dư nợ trung hạn 164,39 258,51 348,44 273,33 149,75 (45.2) (21.6) 34.8 57.0 Dư nợ dài hạn 55,96 59,90 73,58 33,25 41,77 25,63 (54,8) (22,8) (7,1) Mức độ biến động (%) Dư nợ ngắn hạn / Tổng dư nợ 51,88 51,47 56,16 58,05 68,92 18,73 3,37 9,10 (0,79) Dư nợ trung hạn / Tổng dư nợ 35,90 39,40 36,20 37,40 24,30 (35,0) 3,31 (8,12) 9,75
Dư nợ dài hạn /
Tổng dư nợ 12,22 9,13 7,64 4,55 6,78 48,99 (40,5) (16,3) (25,3)
Nguồn: Phòng Ngân quỹ BIDV Chi Nhánh Đồng Tháp, 2019.
3.2.2 Nợ quá hạn và nợ xấu
Mục tiêu của tất cả các ngân hàng là việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động, không riêng BIDV - chi nhánh Đồng Tháp cũng có kế hoạch sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn huy động.
Nhìn chung, BIDV chi nhánh Đồng Tháp có chỉ số tý lệ nợ xấu, nợ quá hạn đều được kiểm soát trong giai đoạn 2014 đến 2018, tuy nhiên chỉ số này còn ở mức trên 3%. Nguyên nhân là do khách quan là điều kiện kinh tế và sản xuất khó khăn nhưng cũng thể hiện ngân hàng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề trong việc cấp tín dụng tiêu dùng. Ví dụ nhân viên tín dụng đang cịn quản lý khoản vay khá lỏng lẻo, hầu như sau khi giải ngân khơng có sự đánh giá theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng xem có đúng mục đích khơng? Hay có hiệu quả khơng? Đến khi khách hàng không trả được nợ gốc và lãi đến hạn thì mới tìm ngun nhân thì lúc này cũng khó thu hồi vốn.
Bảng 3.4 Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Đồng Tháp giai đoạn 2014 – 2018.
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu
Năm phân tích Tốc độ tăng trưởng (%)
2014 2015 2016 2017 2018 2018/ 2017 2017/ 2016 2016/ 2015 2015/ 2014 Tổng dư nợ 457,92 656,12 962,55 730,84 616,24 (15.7) (24.1) 46.7 43.1 Dư nợ quá hạn 164,39 258,51 348,44 273,33 149,75 (45.2) (21.6) 34.8 57.0 Nợ xấu 15,62 19,09 34,65 25,43 19,78 (22.2) (26.6) 81.5 22.4 Mức độ biến động (%) Dư nợ quá hạn / Tổng dư nợ 35,9 % 39,4 % 36,2 % 37,4 % 24,3 % (13,1) 1,2 (3,2) 3,5 Nợ xấu / Tổng dư nợ 3,4 % 2,9 % 3,6 % 3,5 % 3,2 % (0,3) (0,1) 0,7 (0,5)
Nguồn: Phòng Ngân quỹ BIDV Chi Nhánh Đồng Tháp, 2019.
Trong kỳ phân tích 2014-2018 cho thấy dư nợ vay tiêu dùng quá hạn cao nhất năm 2016 đạt 348,44 tỷ đồng chiếm 36,2% tổng dư nợ. Chưa dừng lại, từ năm 2014-2017 dư nợ vay tiêu dùng quá hạn luôn chiếm trên 35% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng cho thấy mức độ rủi ro cao trong vấn đề cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Đồng Tháp. Đáng quan tâm hơn chính là nợ xấu với nguy cơ mất vốn gần như là hồn tồn, nợ xấu ln chiếm trên 3% có những năm nợ xấu lên đến 3,6% tổng dư nợ quá hạn. Điều này sớm được ngân hàng nhận thấy vì vậy trong năm 2018 bằng những chính sách thắt chặt trong chính sách cho vay tiêu dùng về cả hai mặt là xét duyệt hồ sơ cho vay và theo dõi các khách hàng đang có nguy cơ cao, ngân hàng đã giảm được phần nào dư nợ cho vay tiêu dùng quá hạn và nợ xấu cho vay tiêu dùng. Cụ thể, năm 2018 nợ xấu cho vay tiêu dùng là 19,78 tỷ đồng thấp hơn 22,2% so với nằm 2017, trong khi đó tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng vẫn còn cao lên đến 3,2%.
Nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro có thể kể đến do sự chủ quan của khách hàng lẫn ngân hàng trong trách nhiệm trả nợ lẫn việc đốc thúc trả nợ. Khách hàng ban đầu khi mở hồ sơ vay tiêu dùng thường phải cung cấp các thông tin nhân thân cơ bản của khách hàng và chứng minh khả năng trả nợ thông qua việc đưa ra các giấy tờ thể hiện thu nhập của khách hàng như bản lương, quyết toán thuế hoặc một số giấy tờ chứng minh khác đối với hình thức vay tiêu dùng tín chấp, đối với hình thức thế chấp tài sản thì giá trị sẽ được định giá bởi nhân viên thuộc phịng tín dụng. Tuy nhiên, trong quá trình xem xét hồ sơ cho vay, khách hàng đã khai gian dối một số khoản mục, tinh vi hơn vì để hợp thức hố các khoản mục khống thì khách hàng đã cấu kết với nhân viên ngân hàng nhằm hợp thức hoá hồ sơ vay tiêu dùng. Nhân viên ngân hàng lợi dụng quyền hạn và chức vụ nhằm lừa đảo các khách hàng vay vốn tại ngân hàng nhất là những khách hàng chưa có kinh nghiệm vay tiêu dùng bằng việc mập mờ về khoản vay, tư vấn lãi suất, lịch trả nợ một cách mập mờ dẫn đến tình trạng khách hàng lầm tưởng về khoản vay tiêu dùng của bản thân khách hàng.
3.2.3 Trích lập dự phịng và sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng
Tại BIDV chi nhánh Đồng Tháp ngân hàng phân loại khách hàng dựa trên kết quả trích xuất từ từ phần mềm chấm điểm và xếp hạng tín dụng, khi khách hàng vay tiêu dùng tại ngân hàng, dựa trên mức độ rủi ro của khách hàng ngân hàng định kỳ hàng quý nhân viên phụ trách mảng tín dụng sẽ tiến hành tính tốn bằng việc đưa các tham số của khách hàng vào phần mềm sau đó trích xuất dữ liệu để tiến hành xếp hạng và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo nhóm nợ, tại BIDV chi nhánh Đồng Tháp chia làm 05 nhóm nợ.
Định kỳ mỗi quý và tháng 12 cán bộ tín dụng sẽ tiến hành tính tốn để đưa ra mức trích lập dự phịng chung, tại BIDV chi nhánh Đồng Tháp tiến hành trích lập 0,75% tổng các khoản nợ từ nợ nhóm một cho đến nợ nhóm bốn.
Bảng 3.5 Phân loại nhóm nợ tại BIDV Đồng Tháp.
TT XẾP HẠNG NHĨM NỢ TRÍCH LẬP DỰ PHỊNG 1 AAA Nợ nhóm 1 0% 2 AA 3 A 4 BBB Nợ nhóm 2 5% 5 BB 6 B 7 CCC Nợ nhóm 3 20% 8 CC 9 C 10 D Nợ nhóm 4 100%
Nguồn: Phòng Ngân quỹ BIDV Chi Nhánh Đồng Tháp, 2019.
Nợ nhóm 1 là dư nợ đạt chuẩn khi người vay tại BIDV chi nhánh Đồng Tháp thanh tốn các khoản nợ đúng hạn hoặc có thời gian trễ hạn dưới 10 ngày.
Nợ nhóm 2 là những khoản dư nợ cần lưu ý khi đó BIDV chi nhánh Đồng Tháp sẽ tiến hành phân tích và trao đổi để điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán lần thứ nhất cho khách hàng, thời gian nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.
Nợ nhóm 3 là dư nợ không đủ tiêu chuẩn thường xảy ra đối với khách hàng vay tiêu dùng đã được điều chỉnh lại kỳ hạn chi trả nhưng các khoản nợ vẫn quá hạn dưới 30 ngày, bên cạnh đó cịn có những trường hợp được miễn hoặc giảm lãi do không đủ khả năng trả lãi vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Đồng Tháp có gian nợ quá hạn từ 30 ngày đến 90 ngày.
Nợ nhóm 4 là những khoản nợ nghi ngờ mất vốn, tuy BIDV chi nhánh Đồng Tháp đã có những chính sách điều chỉnh cho khách hàng nhưng thời gian nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày. Những khách hàng này không trả nợ hoặc trả nợ chậm khiến cho ngân hàng đối mặt với nguy cơ mất vốn rất cao và đồng thời những khách hàng này sẽ bị ghi nhận điểm tín dụng rất xấu trên hệ thống xếp hạng tín dụng CIC Quốc Gia. Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần thứ 2.
Đối với nợ nhóm 5 là những khoản nợ xấu có khả năng mất vốn với thời gian nợ trên 180 ngày. Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần thứ 3 trở lên.
3.3 ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI BIDV ĐỒNG THÁP