Trương Sơn Tùng (2013) – “Giải pháp hoàn thiện rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Công thương Việt Nam (Viettinbank)”. Tác giả Trương Sơn Tùng sử dụng phương pháp kiểm định mơ hình để xem xét 6 yếu tố như: Chính sách tín dụng; Dự báo rủi ro tín dụng; Đo lường rủi ro tín dụng; Kiểm sốt rủi ro tín dụng; Quy trình rủi ro tín dụng; Yếu tố bên ngồi. Kết quả cho thấy các biến tác động mạnh nhất trong mơ hình hồi quy bội là: Đo lường rủi ro tín dụng; Kiểm sốt rủi ro; Quy trình rủi ro tín dụng.Và đề tài tập trung đưa ra các giải pháp tại các biến tác động mạnh nhằm giúp cho việc quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng đạt hiệu quả cao nhất.
Nguyễn Anh Dũng (2012) – “Rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Bình Định”. Với Đề tài này, tác giả Nguyễn Anh Dũng đã thông qua khảo sát thực tế tại Ngân hàng để làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong cho vay tiêu dùng từ phía ngân hàng, khách hàng và từ nền kinh tế. Nguyễn Anh Dũng đề ra những giải pháp cụ thể có khả năng dự báo, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh là dựa trên thực tế Ngân hàng và tình hình kinh tế trong thời gian vừa qua.
Nguyễn Văn Chương (2013) – “Quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Nam Á, chi nhánh Nha Trang”. Đề tài này tác giả Nguyễn Văn Chương đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về đặc trưng, bản chất, mối tương quan của rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của NHTMCP Nam Á, chi nhánh Nha Trang. Các nguyên nhân dẫn đến quản lý rủi ro tín dụng được
chủ thể liên quan trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Dựa trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Chi nhánh.
Kolapo, T.Funso; Ayeni, R.Kolade; Oke, M.Ojo (2010) – “Credit risk and commercial banks’ performance in Nigeria: A Panel model approach”. Đề tài tập trung để đánh giá các tác động của RRTD về hiệu suất của các NH Nigeria khoảng thời gian 11 năm (2000-2010). Sau khi đưa số liệu vào mơ hình bài nghiên cứu rút ra kết luận như sau: Biến kiểm sốt vĩ mơ đều có tác động có ý nghĩa và đạt được chiều tác động như mong đợi. Tăng trưởng GDP có quan hệ ngược chiều cịn lãi suất thực có quan hệ thuận chiều với rủi ro tín dụng. Biến tăng trưởng tín dụng là biến được tập trung nghiên cứu với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng với độ trể 4 năm có tác động có ý nghĩa và thuận chiều. Điều này có ý nghĩa là tăng trưởng tín dụng nhanh hơm nay, chất lượng tín dụng sẽ bị giảm sút và có khả năng xảy ra tín dụng trong 4 năm nữa.
Qua các nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy có nhiều yếu tố tác động đến rủi ro trong cho vay tiêu dùng ví dụ như: tăng trưởng tín dụng; tăng trưởng GDP; chênh lệch lãi cho vay trên tổng dư nợ; tỷ giá hối đối; lạm phát…Tuy nhiên, tác giả muốn trong khn khổ đề tài chỉ nghiên cứu giới hạn các yếu tố thuộc đặc điểm riêng của từng Ngân hàng. Vì thế, tác giả đưa các yếu tố vào mơ hình nghiên cứu là: Dự báo rủi ro tín dụng; Đo lường rủi ro tín dụng; Chính sách tín dụng; Quy trình tín dụng; Kiểm sốt rủi ro tín dụng; Chất lượng nguồn nhân lực.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Nội dung chương này tác giả trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: bản chất của tín dụng ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng ngân hàng, rủi ro trong cho vay tiêu dùng, quy trình quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng. Trong chương này tác giả đề cập đến phương pháp nghiên cứu thực hiện trong đề tài nhằm xây dựng và đánh giác các thang đo và mơ hình lý thuyết. Phương pháp nghiên cứu đã được thực hiện qua 02 giai đoạn chính: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính đã được thực hiện
bằng cách thảo luận với nhóm chuyên gia trong ngành dịch vụ tín dụng . Dữ liệu sau khi được thu thập đã được tiến hành mã hóa, nhập dữ liệu vào chương trình phân tích số liệu thống kê để phân tích thơng tin và kết quả nghiên cứu.
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP