Định hướng quản trị rủi ro tín dụng từ chuyên gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 56 - 58)

Để đánh giá được thực trạng công tác hoạt động quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng theo các chuẩn mực Basel II tại BIDV Đồng Tháp, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm thực hiện tham khảo ý kiến đánh giá từ các chuyên gia là Anh/Chị Ban điều hành ngân hàng, Anh/chị Trưởng phòng/ban liên quan đến quản trị rủi ro, thẩm định phê duyệt cùng các Anh/chị cán bộ nhân viên của BIDV Đồng Tháp về quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II tại BIDV Đồng Tháp trong giai đoạn 2014- 2018.

Các các bộ quản trị rủi ro tín dụng Basel nội bộ (CBQTRR001 và

CBQTRR002 - Xem phụ lục) đều nhận định việc ứng dụng chuẩn mực theo Basel

II trong quản trị rủi ro tín dụng là vơ cùng cấp bách và cần thiết. Vì chỉ khi tuân thủ nghiêm ngặt các thông lệ quốc tế, hệ thống quản trị rủi ro tín dụng mới nhận

diện được các rủi ro tiềm ẩn, từ đó hệ thống sẽ khắc phục đế tối giảm tối đa chi phí phát sinh đế xử lý rủi ro, đảm bảo hiệu quả nguồn vốn và lợi nhuận cho ngân hàng. Việc tuân thủ chuẩn mực Basel II cũng giúp cho không chỉ BIDV Đồng Tháp mà bản thân các ngân hàng có một mơi trường cạnh tranh cơng bằng, nâng cao hoạt động vận hành để từ đó làm tiền đề cho sự phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh cùng các ngân hàng nước ngoài. Bên cạnh việc nhận diện sự cần thiết của Basel trong hoạt động quản trị rủi ro, các ý kiến đều cho rằng, bản thân các quy định trong Basel II hết sức phức tạp địi hỏi nhân sự có chun mơn cao, nghiên cứu sâu về lĩnh vực này đế nắm bắt và trien khai một cách hiệu quả. Chính vì những khó khăn đó nên việc xây dựng chiến lược quản trị rủi ro là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, tại BIDV Đồng Tháp đã nhanh chóng thực hiện việc đánh giá khoảng GAP - khe hở giữa thực trạng quản trị rủi ro của BIDV Đồng Tháp với các chuân mực hiệp ước Basel II quy định.

Các cán bộ quản lý (CBQL001 và CBQL002 - Xem phụ lục) dự án triến khai Basel II tại BIDV Đồng Tháp nhận định về những khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai Basel II là: Yêu cầu cao về vốn tự có và các chỉ số thanh khoản, từ đó làm chi phí vốn tăng cao, dẫn tới ảnh hưởng đến phương thức kinh doanh của ngân hàng trong lựa chọn khách hàng cho vay. Tất cả các điều này làm cho cấu trúc vốn ngân hàng thay đổi và ảnh hưởng trực tiếp đến kỳ vọng lợi nhuận. Ngoài ra các thách thức lớn trong triển khai Basel là nguồn chi phí rất lớn cùng với sự đầy đủ về cơ sở dữ liệu. PTGĐ kiêm Giám đốc khối QLRR của BIDV Đồng Tháp nhận định “ Tính đầy đủ và chính xác của dữ liệu là một khó khăn rất lớn khi triến khai dự án, BIDV Đồng Tháp phải thu thập dữ liệu của khách hàng có giao dịch tín dụng, bảo lãnh, và các dịch vụ khác tại BIDV chi nhánh Đồng Tháp là một cơng việc chi tiết và khó khăn"

3.3.3.1 Về tỷ lệ an toàn vốn thuộc trụ cột 1

Các ý kiến từ Các các bộ quản trị rủi ro tín dụng Basel nội bộ (CBQTRR001 và CBQTRR002 - Xem phụ lục) cho rằng việc đảm bảo tính tuân thủ vốn cũng là một thách thức với ngân hàng khi nguồn huy động vốn dài hạn gặp khó khăn, thị trường biến động nhiều đẫn đến nguồn vốn trên thị trường

kinh doanh, tuy nhiên, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh bị phụ thuộc nhiều vào thế chế, năng suất lao động và các yếu tố khách quan khác của nền kinh tế.

Tuy nhiên theo nhận định của các Nhân viên tín dụng (CBTD001, CBTD002, CBTD003, CBTD004 và - Xem phụ lục) được tham khảo: yếu tố ảnh

hưởng nhất đến vốn là vấn đề quản trị rủi ro, quản trị nợ xấu trong ngân hàng, nếu các khoản nợ xấu không được giai quyết triệt đế sẽ dẫn đến tăng chi phí trích lập dự phịng và làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Lợi nhuận giữ lại mới là phần vốn quan trọng giúp các ngân hàng tăng vốn điều lệ, cải thiện tỷ lệ an toàn vốn về giám sát hoạt động thuộc trụ cột 2: Đa số mới đáp ứng được phần nhỏ yêu cầu của Basel II đối với trụ cột II (về quy trinh đánh giá mức độ đủ vốn nội bộ - ICCAP).

3.3.3.2 Về tính minh bạch thuộc trụ cột 3

Hầu hết các ngân hàng đang chấp hành các quy định về công bố thông tin, chế độ báo cáo thống kê của NHNN theo Thông tư 35/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 quy định chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các TCTD, chi nhánh NHNNg và các công văn yêu cầu riêng biệt khác của NHNN (CQTTGSNH). Do đó, việc áp dụng Basel II vẫn cịn khoảng cách rất lớn đối với yêu cầu của Basel II đối với trụ cột III (bao gồm cơng bố thơng tin định tính, định lượng về mức đủ vốn, cơng bố mức độ rủi ro và kỹ thuật đo lường rủi ro, cơng bố quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn, cơng bố tiêu chí xác định mức độ trọng yếu,...).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)