Lý thuyết về tác động của đa dạng hóa đến sự mức độ rủi ro của Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đa dạng hóa thu nhập đến mức độ rủi ro tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 29 - 31)

khoản thị trƣờng là rủi ro phát sinh do không thể bù đắp nguồn vốn thiếu hụt theo giá thị trƣờng do thị trƣờng kém thanh khoản hoặc do khủng hoảng thị trƣờng.

2.3.4 Rủi ro khác

Rủi ro pháp luật là rủi ro xuất phát từ sự không rõ ràng của các hoạt động pháp lý hoặc sự không rõ ràng trong cách áp dụng đối với các hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng nó bắt nguồn từ sự không rõ ràng của quan điểm pháp lý.

Rủi ro uy tín (thƣơng hiệu) là những tổn thất mất mất mát giảm giá trị thƣơng hiệu do mối quan hệ với khách hàng của ngân hàng theo chiều hƣớng tiêu cực. Điều này xuất phát từ sự khơng hài lịng về dịch vụ, sản phẩm, hình ảnh thƣơng hiệu của đơn vị. Ngồi ra nó cịn xuất phát từ phản ứng tiêu cực của đối tác, cổ đông, nhà đầu tƣ, cơ quan quản lý, công chúng hoặc các bên liên quan đối với uy tín của ngân hàng.

2.4 Lý thuyết về tác động của đa dạng hóa đến sự mức độ rủi ro của Ngân hàng. hàng.

Tất cả các loại rủi ro trên đều tác động xấu đến ngân hàng, làm giảm thu nhập gây ảnh hƣởng đến mục tiêu kinh doanh của đơn vị. Để xem xét sự ảnh hƣởng của đa dạng hóa, rủi ro của ngân hàng đƣợc phân thành rủi ro chịu ảnh hƣởng từ thu nhập lãi và ngồi lãi. Trong đó rủi ro trong hoạt động lãi là rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất. Rủi ro trong các hoạt động ngoài lãi là rủi ro tiền tệ, rủi ro thanh khoản. Ngoài ra, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp luật và rủi ro uy tín tác động chung đến tồn bộ hoạt động của ngân hàng.

Nghiên cứu rủi ro trong hoạt động của các NHTM, nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngồi lãi nhƣ phí dịch vụ, phí mơ giới thƣờng ổn định hơn thu nhập từ lãi

vay nên rủi ro ngân hàng sẽ giảm xuống, đây cũng là quan điểm truyền thống trong lĩnh vực ngân hàng mà đã nhắc đến, đồng tình với quan điểm trên có nghiên cứu của Chiorazzo & cộng sự (2008); Siroh& cộng sự (2006); Lee & cộng sự (2014).

Nhƣng theo lý thuyết về hành vi thì khách hàng thƣờng e ngại sự thay đổi trong các quan hệ tín dụng hơn vì họ chuyển ngân hàng cho vay đồng nghĩa họ mất thời gian về thủ tục hồ sơ, tốn các khoản phí và các chi phí khác liên quan đến khoản vay. Điều này lại không xảy ra đối với các dịch vụ khác, do tính tƣơng đồng về các sản phẩm của các ngân hàng trên thị trƣờng, do vậy việc thay đổi đơn vị cung cấp dịch vụ dễ dàng hơn. Do đó, thu nhập từ hoạt động cho vay thƣờng ổn định hơn theo thời gian. Hơn nữa khi ngân hàng mở rộng hoạt động dịch vụ khác đồng nghĩa với việc tăng chi phí cố định tăng địn bẩy hoạt động của ngân hàng gây tăng rủi ro (DeYoung và Ronland, 2001). Ngoài ra, việc mở rộng hoạt động đem lại thu nhập ngoài lãi làm tăng rủi ro mất khả năng thanh khoản của ngân hàng (Lepetit và cộng sự, 2008). Trong nghiên cứu của mình tại các ngân hàng ở Mỹ, Stiroh và cộng sự (2006) cho thấy tăng cƣờng đa dạng hóa sẽ làm lợi nhuận điều chỉnh rủi ro giảm, việc đa dạng hóa làm cho Ngân hàng tham gia vào các hoạt động đầu tƣ có tính cạnh tranh và khơng ổn định, tƣơng tự DeYoung và Ronland (2004) cũng tìm ra kết quả tƣơng tự , Võ Xuân Vinh và cộng sự (2015) cũng ủng hộ quan điểm này khi nghiên cứu ở các ngân hàng thƣơng mại của Việt Nam.

Xem xét danh mục đầu tƣ có thể thấy việc đa dạng hóa thơng qua đầu tƣ vào các ngành có tính cạnh tranh cao thƣờng khơng mang lại hiệu quả cho Ngân hàng hoặc đầu tƣ vào các ngành nghề thiếu kinh nghiệm dẫn đến giảm chất lƣợng hiệu quả hoạt động gây giảm lợi nhuận điều này có thể nguyên nhân xuất phát một phần từ cơ chế kiểm soát rủi ro hoặc việc lựa chọn danh mục đầu tƣ không hiệu quả (Acharya và cộng sự, 2006) và (Pennathur và cộng sự , 2012).

Nguồn thu nhập về hoạt động ngồi lãi nhìn chung có ảnh hƣởng tích cực đến ngân hàng. Đa dạng hóa thu nhập có thể làm tăng rủi ro hệ thống nhƣng lại làm giảm các rủi ro thành phần. Khi ngân hàng đa dạng hóa, tăng tỷ trọng thu nhập ngồi lãi so

với thu nhập lãi thì ngân hàng sẽ giảm đƣợc rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất, nhƣng khi đó ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thị trƣờng nhƣ rủi ro tiền tệ và rủi ro thanh khoản. Nghiên cứu của Baele và cộng sự (2007) đã tìm thấy điều này khi nghiên cứu các ngân hàng ở Châu Âu và cho rằng điểu này có ý nghĩa khác nhau đối với nhà quản lý ngân hàng, cổ đông hay các nhà đầu tƣ của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đa dạng hóa thu nhập đến mức độ rủi ro tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)