CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại
3.2.3. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng
Qui trình quản trị RRTD là trình tự và nội dung cụ thể các bước phải trải qua khi thực hiện các hoạt động quản trị RRTD. Bao gồm: (i) qui trình cấp và quản lý tín dụng; (ii) Qui trình áp dụng các biện pháp giảm RRTD; (iii) Qui trình sử dụng các cơng cụ, các biện pháp để nhận diện, đo lường, đánh giá, giám sát và kiểm soát RRTD. Việc ban hành các hướng dẫn về qui trình quản trị RRTD là cơ sở quan trọng để quản trị RRTD hiệu quả bởi mỗi khâu, mỗi giai đoạn của các hoạt động quản trị RRTD đều tác động trực tiếp đến kết quả quản trị RRTD của ngân hàng.
Theo quan điểm Basel II, ngân hàng cần thiết lập đầy đủ, cụ thể, chi tiết các
tiêu chuẩn, giới hạn tín dụng, các qui trình quản trị RRTD đối với từng khách hàng, từng nhóm khách hàng liên quan, từng loại hình tín dụng, bao gồm các khoản tín dụng mới và tín dụng tái cơ cấu, tái tài trợ căn cứ vào đặc điểm, mục tiêu cần đạt được đối với từng hoạt động quản trị.
Nhận diện rủi ro tín dụng
Nhận diện rủi ro tín dụng là q trình xác định liên tục và có hệ thống trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng. Nhận diện rủi ro tín dụng bao gồm các cơng việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu mơi trường hoạt động tín dụng và tồn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng, nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không
chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với ngân hàng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm sốt và tài trợ rủi ro thích hợp.
Nhận diện rủi ro qua các dấu hiệu sẽ giúp ngân hàng có những giải pháp tối ưu để xử lý kịp thời; là khâu quan trọng, quyết định đến việc thực hiện mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Tuy nhiên, việc nhận diện rủi ro rất phức tạp, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng rất đa dạng. Do vậy, ngân hàng cần xây dựng một bảng liệt kê các dấu hiệu nhận biết rủi ro điển hình để hỗ trợ cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, có các nhóm dấu hiệu như: Nhóm dấu hiệu từ phía khách hàng, nhóm dấu hiệu từ phía ngân hàng.
Theo Trụ cột 2 của Basel II, để nhận diện đầy đủ RRTD ngân hàng cần chú ý các vấn đề cơ bản:
- Phải có các phương pháp, cơng cụ phù hợp để phân tích và nhận diện đầy đủ RRTD hiện có và có thể phát sinh đối với từng khoản tín dụng và danh mục tín dụng của ngân hàng.
- Hoàn thiện hệ thống XHTDNB và sử dụng như một công cụ quan trọng để cung cấp thông tin cho việc nhận diện RRTD đối với tất cả các khoản vay.
- Sử dụng công cụ kiểm tra sức chịu đựng (Stress-Testing) nhằm thiết kế các kịch bản căng thẳng về thị trường và yếu tố khác tác động đến RRTD để nhận diện sớm RRTD.
- Xác định các rủi ro của ngân hàng chưa được đề cập trong trụ cột 1 như: rủi ro lãi suất trên sổ kinh doanh, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản… để đảm bảo nhận diện đầy đủ, chính xác RRTD.
Đo lường rủi ro tín dụng.
Xác định giới hạn rủi ro tín dụng: Giới hạn rủi ro tín dụng là biên độ cao nhất về khả năng tổn thất có thể xảy ra mà ngân hàng chấp nhận được để đảm bảo hoạt động tín dụng hiệu quả, hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển. Trong kế hoạch, định hướng hoạt động tín dụng, các ngân hàng thương mại xây dựng giới hạn rủi ro tín dụng phù hợp để đảm bảo mục tiêu phát triển của mỗi ngân hàng trong từng thời kỳ. Giới hạn rủi ro tín dụng được xây dựng trên cơ sở thực trạng hoạt
động của từng ngân hàng, khả năng tài chính và mục tiêu lợi nhuận kế hoạch của mỗi ngân hàng.
Phân tích, đo lường rủi ro tín dụng: Đo lường rủi ro tín dụng là việc ngân hàng xây dựng mơ hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng. Từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an tồn tối đa đối với một khách hàng, cũng như trích lập quỹ dự phịng để tài trợ cho rủi ro tín dụng. Phân tích, đo lường rủi ro tín dụng giúp ngân hàng ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng; định kỳ hoặc đột xuất đánh giá lại rủi ro tín dụng cho tồn bộ danh mục tín dụng; cho phép ngân hàng lường trước được những dấu hiệu mà khoản cấp tín dụng có chất lượng xấu đi để có biện pháp đối phó kịp thời. Việc đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng giúp ngân hàng ước lượng được mức tổn thất có thể xảy ra để phân loại tín dụng làm cơ sở trích lập dự phịng.
Tiêu chuẩn Basel II đề xuất 02 cách tiếp cận để đo lường, đánh giá RRTD: phương pháp chuẩn hóa và phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ.
- Phương pháp chuẩn hóa (The Standardized Approach- SA): là phương pháp sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng của các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập. Theo Basel II, NHTM chỉ được phép sử dụng kết quả xếp hạng bên ngoài của các tổ chức độc lập được cơ quan giám sát ngân hàng thừa nhận và NHTM phải công khai minh bạch thông tin về tổ chức xếp hạng mà họ sử dụng cũng như trọng số rủi ro gắn với từng hạng đánh giá của tổ chức xếp hạng đó.
Theo phương pháp này, các tài sản “có” được phân loại theo 2 chiều:
Chiều dọc- theo loại khách hàng bao gồm: Chính phủ, Cơ quan nhà nước, Ngân hàng phát triển đa quốc gia, ngân hàng, cơng ty chứng khốn, Doanh nghiệp, danh mục bán lẻ (cá nhân, doanh nghiệp nhỏ…) và các đối tượng khác.
Chiều ngang- theo hạng tín nhiệm được cung cấp bởi tổ chức xếp hạng bên ngồi. Tính mức vốn cho rủi ro: Hệ số rủi ro mỗi khoản tín dụng được xác định cụ thể căn cứ vào nhóm khách hàng và hạng của khách hàng. Giá trị rịng các khoản tín dụng được điều chỉnh theo giá trị TSBĐ.
- Phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ (The Internal Ratings – Based Approach- IRB): Theo phương pháp này, NHTM sử dụng hệ thống xếp hạng nội bộ để đo lường, đánh giá RRTD. Basel II cung cấp 2 phương pháp IRB để ngân hàng
lựa chọn phù hợp với qui mô, đặc điểm và nguồn lực của từng ngân hàng là IRB cơ bản (Foundation) và IRB nâng cao (Advanced). Sự khác biệt chính của 2 phương pháp này là mức độ sử dụng các ước lượng nội bộ để đo lường rủi ro.
Theo phương pháp IRB, các yếu tố cấu thành rủi ro bao gồm: “xác suất khách hàng không trả được nợ”- PD (Probability of Default), Tỷ trọng tổn thất ước tính-LGD (Loss Given Default), tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ- EAD (Exposure at Default) và Kỳ hạn hiệu dụng – M (Effective Maturity)
Tiếp cận IRB cơ bản , ngân hàng sử dụng ước lượng nội bộ đối với PD và sử dụng ước lượng EAD, LGD và M của cơ quan giám sát ngân hàng. Tiếp cận IRB nâng cao, ngân hàng tự ước lượng PD, EAD, LGD và M trên cơ sở được sự phê duyệt và chấp thuận của cơ quan giám sát ngân hàng trước khi áp dụng.
Kiểm soát rủi ro tín dụng.
Kiểm sốt rủi ro tín dụng là sử dụng các biện pháp, các kỹ thuật, các công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng khơng mong đợi có thể xảy ra đối với ngân hàng. Để kiểm soát rủi ro tín dụng, cần thực hiện các giải pháp sau:
- Xây dựng và thực thi các chính sách, cơng cụ để kiểm sốt rủi ro tín dụng. + Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh cấp tín dụng của một ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ ngân hàng, tăng cường chun mơn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng. Nội dung của chính sách tín dụng định hướng đến các vấn đề cơ bản như: Định hướng tín dụng về giới hạn tăng trưởng tín dụng trong từng giai đoạn, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng lĩnh vực, từng sản phẩm cấp tín dụng, định giá tín dụng, tài sản đảm bảo, phê duyệt cấp tín dụng, hệ thống định dạng rủi ro tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý danh mục cho vay; chính sách khách hàng.
+ Quy trình tín dụng: Hoạt động tín dụng là hoạt động đóng vai trị rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam, hoạt động cấp tín dụng ngày càng được mở rộng, sản phẩm cấp tín dụng ngày càng đa dạng, phong phú hơn, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, cùng với q trình
đó, hoạt động tín dụng ngày càng chứa đựng, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, cần phải có các biện pháp để kiểm soát và hạn chế rủi ro. Một trong những biện pháp đó là thiết lập một quy trình cấp tín dụng chặt chẽ để hướng dẫn nhân viên ngân hàng và các bộ phận có liên quan thực thi việc cấp tín dụng đạt hiệu quả cao nhất và kiểm sốt rủi ro tín dụng đạt hiệu quả.
Các biện pháp giảm thiểu, khắc phục rủi ro tín dụng:
+ Bảo hiểm tín dụng: Đây là biện pháp mà ngân hàng yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm tại các tổ chức bảo hiểm để thu hồi nợ khi rủi ro xảy ra, thực chất đây là biện pháp chuyển một phần hoặc tồn bộ rủi ro tín dụng cho bên thứ ba. Có nhiều loại bảo hiểm khác nhau như: bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay,…
+ Thực hiện chiến lược phân tán rủi ro, đa dạng hóa danh mục cấp tín dụng, đa dạng hóa các loại hình khách hàng, các sản phẩm cấp tín dụng nhằm mục đích tránh đầu tư tập trung vào một ngành, một lĩnh vực, một khách hàng, một sản phẩm cấp tín dụng.
+ Quản lý giám sát và hồn thiện hồ sơ khoản cấp tín dụng: Khi xuất hiện các dấu hiệu rủi ro, có nguy cơ phát sinh rủi ro, ngân hàng thực hiện ngay việc giám sát khoản cấp tín dụng, thu thập các thơng tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và các thơng tin có liên quan khác để giám sát khoản cấp tín dụng một cách chặt chẽ, xác định mức độ nghiêm trọng của vấn đề, đánh giá nguyên nhân gây ra rủi ro để có biện pháp xử lý phù hợp.
+ Xác định phương án cơ cấu lại khoản nợ: Biện pháp này được áp dụng đối với khách hàng được ngân hàng đánh giá là có khả năng phục hồi, phát triển và khách hàng chứng minh được khả năng hoàn trả nợ gốc, lãi hoặc phí khi đến hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại nợ. Trường hợp khoản cấp tín dụng khơng thể phục hồi được thì ngân hàng phải quyết định chiến lược thu hồi nợ.
+ Thực hiện thơng qua cơng cụ tín dụng phái sinh: Cơng cụ tín dụng phái sinh là các hợp đồng tài chính được ký kết bởi các bên tham gia giao dịch tín dụng như: ngân hàng, cơng ty tài chính, cơng ty bảo hiểm, nhà đầu tư,…nhằm đưa ra những khoản đảm bảo chống lại sự dịch chuyển bất lợi về rủi ro tín dụng của các
khoản đầu tư hoặc những tổn thất liên quan đến tín dụng. Đây là công cụ hiệu quả giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất.
+ Biện pháp khuyến khích khách hàng trả nợ: Ngân hàng chấp nhận giảm một phần hay tồn bộ nợ lãi, phí để khuyến khích khách hàng trả tồn bộ nợ gốc và một phần lãi, phí cho ngân hàng.
+ Phát mại tài sản bảo đảm: Ngân hàng cố gắng thuyết phục khách hàng tự nguyện bán tài sản của mình để trả nợ. Trường hợp khách hàng khơng có thiện chí tự nguyện bán tài sản thì ngân hàng sẽ tiến hành bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo sự giám sát và sự phán quyết của cơ quan pháp luật.
+ Trả nợ thay: Trong trường hợp có bảo lãnh của bên thứ ba, ngân hàng yêu cầu bên thứ ba thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hoặc yêu cầu bên thứ ba phát mại tài sản (trong trường hợp bảo lãnh bằng tài sản) để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
+ Bán nợ: Đây là hình thức bán một phần hoặc toàn bộ khoản nợ cho chủ thể khác để thu hồi khoản nợ đang rủi ro, nhằm giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng.
+ Khởi kiện: Trong trường hợp cần khởi kiện, ngân hàng phải khẩn trương hoàn thiện thủ tục pháp lý cần thiết khởi kiện ra tòa để thu hồi nợ.
+ Biện pháp đối với cán bộ ngân hàng, các bộ phận liên quan trong ngân hàng: Cần xác định nguyên nhân, trách nhiệm của từng cá nhân, từng đơn vị để rủi ro tín dụng xảy ra. Trên cơ sở đó, ngân hàng lựa chọn mức độ xử lý như: truy cứu trách nhiệm, bồi thường vật chất,…để giảm thiểu, khắc phục, phịng ngừa rủi ro tín dụng.
Basel II chấp nhận tất cả các kỹ thuật, cơng cụ và biện pháp kiểm sốt RRTD của NHTM. Base II yêu cầu các tiêu chuẩn, giới hạn tín dụng phải được thể hiện rõ ràng, cụ thể trong chính sách tín dụng, phản ánh đầy đủ khẩu vị RRTD và phải được HĐQT phê duyệt. Qui trình cấp tín dụng phải đảm bảo sự độc lập giữa bộ phận giao dịch, bộ phận thẩm định và bộ phận đánh giá lại tín dụng.
Theo Ủy ban Basel, để kiểm soát RRTD hiệu quả đòi hỏi ngân hàng phải thiết lập các qui trình đầy đủ, rõ ràng cho việc sửa đổi, điều chỉnh, tái tài trợ, tái cơ cấu các khoản tín dụng hiện tại. Chính sách tín dụng phải qui định cụ thể quyền phán quyết đối với các khoản nợ được sửa đổi, điều chỉnh, tái tài trợ hoặc tái cơ cấu. Đồng thời trên cơ sở kết quả đo lường và đánh giá RRTD, ngân hàng cần có đủ
vốn kinh tế và dự phòng RRTD để đảm bảo nguồn tài trợ RRTD và an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Giám sát và báo cáo rủi ro tín dụng
Ngân hàng phải xây dựng một hệ thống giám sát và báo cáo RRTD để kiểm soát các mức độ RRTD. Việc giám sát phải thực hiện thường xuyên trên cơ sở nguồn thơng tin chính xác, đầy đủ, kịp thời. Mục đích của giám sát RRTD là xác định các mức độ rủi ro, phát hiện các yếu tố, các vấn đề làm phát sinh rủi ro. Vì vậy, giám sát RRTD còn hỗ trợ hiệu quả cho việc nhận diện và đánh giá RRTD. Kết quả giám sát phải báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền theo qui định để các cấp quản lý nắm bắt đầy đủ, chính xác mức độ RRTD và có biện pháp để kiểm sốt RRTD thích hợp.
Theo Trụ cột 2 của tiêu chuẩn Basel II, NHTM phải xây dựng một hệ thống
giám sát và báo cáo RRTD hiệu quả. Hoạt động giám sát phải được thực hiện ở tất cả các hoạt động có liên quan nhằm nhận diện sớm những thay đổi về RRTD ở cấp độ từng khoản tín dụng và danh mục tín dụng. Báo cáo giám sát phải đệ trình lên các quản lý cấp cao và HĐQT của ngân hàng để các quản lý cấp cao và HĐQT có thể hiểu rõ và đánh giá được các vấn đề cơ bản: (i) mức độ, xu hướng RRTD và tác động của RRTD lên mức vốn; (ii) sự nhạy cảm và hợp lý của các giả định được đưa vào sử dụng để đánh giá RRTD và vốn; (iii) có thể đánh giá được yêu cầu vốn trong tương lai trên cơ sở báo cáo RRTD và những thay đổi cần thiết về chiến lược RRTD tương ứng; (iiii) xác định được mức vốn cần thiết để bù đắp cho RRTD và phù hợp với mục tiêu vốn đã xác định.
Tài trợ rủi ro tín dụng.