Các phương pháp quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực basel tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh phú yên (Trang 47 - 48)

CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại

3.2.4. Các phương pháp quản trị rủi ro tín dụng

Tiêu chuẩn Basel II đề xuất 2 cách tiếp cận để đo lường, đánh giá RRTD: phương pháp tiêu chuẩn và phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ.

Phương pháp tiêu chuẩn (The Standardized Approach- SA) dùng để đo lường

rủi ro tín dụng dựa trên các đánh giá tín dụng độc lập của các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập. Để xác định các trọng số rủi ro theo phương pháp này, các ngân hàng được sử dụng đánh giá của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập (ECAI) được cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng nước sở tại chấp thuận. Basel II đưa ra 6 điều kiện mà doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập phải đáp ứng. Đồng thời, Basel II cho phép ngân hàng được điều chỉnh giảm giá trị khoản phải đòi, giao dịch theo các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng (CRM) cho mục đích tính vốn nhiều hơn so với Basel I.

Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ (The Internal Ratings – Based Approach- IRB) – phải được sự chấp thuận của Cơ quan giám sát ngân hàng – sẽ

rủi ro, bao gồm ước tính xác suất vỡ nợ (PD), tổn thất vỡ nợ ước tính (LGD), tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (EAD), và kỳ hạn hiệu lực (EM). Trong một số trường hợp, ngân hàng sẽ phải áp dụng các giá trị do cơ quan giám sát đưa ra cho dù các giá trị đó có thể ngược với ước tính nội bộ cho một hoặc nhiều cấu phần rủi ro. Theo phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ, ngân hàng sẽ phân nhóm các danh mục trên sổ ngân hàng thành 5 nhóm tài sản khác nhau. Đối với từng loại trong nhóm 5 tài sản này, sẽ có 3 thành phần chủ yếu là cấu phần rủi ro, các trọng số rủi ro và yêu cầu tối thiểu. Liên quan đến nhóm tài sản này, Basel II đưa ra hai phương pháp là cơ bản và nâng cao. Theo phương pháp cơ bản, ngân hàng sử dụng ước tính của mình đối với PD và dựa vào ước tính của cơ quan giám sát ngân hàng đối với các cấu phần rủi ro khác. Nói cách khác, ngân hàng sử dụng phương pháp nâng cao sẽ có ước tính về PD, LGD, EAD và EM. Tuy nhiên, điều này sẽ phụ thuộc vào các chuẩn mực tối thiểu. Đối với hoạt động bán lẻ, không phân biệt giữa phương pháp cơ bản và phương pháp nâng cao. Do đó, các ngân hàng sẽ sử dụng ước tính riêng của mình đối với PD, LGD, EAD. Đối với cả 2 phương pháp, các ngân hàng luôn phải sử dụng các hàm trọng số rủi ro mà Hiệp ước vốn đưa ra cho mục đích tính u cầu vốn. Ngồi các tài sản đảm bảo được ghi nhận trong phương pháp tiêu chuẩn, một số hình thức khác của tài sản đảm bảo cũng được ghi nhận trong phương pháp xếp hạng nội bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực basel tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh phú yên (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)