CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại
3.2.5. Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng
Ủy ban Basel đã đề xuất 17 nguyên tắc cơ bản trong quản trị RRTD. Các nguyên tắc này tập trung vào 5 nội dung cơ bản:
Thứ nhất: Thiết lập mơi trường rủi ro tín dụng phù hợp (nguyên tắc 1, 2, 3)
Ngân hàng cần thiết lập môi trường RRTD phù hợp: xác định chiến lược quản trị RRTD cho từng giai đoạn nhất định, chiến lược RRTD phải phản ánh được khẩu vị RRTD và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng. HĐQT chịu trách nhiệm phê duyệt, Ban điều hành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Chiến lược và khẩu vị RRTD. Môi trường tín dụng phù hợp cịn phải đảm bảo sự phân tách, độc lập về chức năng hoạt động giữa bộ phận kinh doanh tín dụng và bộ phận quản trị RRTD.
Thứ hai: Đảm bảo qui trình cấp tín dụng lành mạnh (ngun tắc 4,5,6,7) Hoạt
được ngân hàng xác định. Trong đó các tiêu chuẩn cấp tín dụng lành mạnh phải thể hiện được các nội dung cơ bản như: thị trường mục tiêu, năng lực và sự tín nhiệm của bên được cấp tín dụng, mục đích, cấu trúc, nguồn trả nợ của một khoản tín dụng. Giới hạn tín dụng phải được thiết lập cho từng khách hàng, nhóm khách hàng liên quan cho từng loại hình tín dụng, bao gồm các khoản mục trên sổ kinh doanh, các hoạt động nội và ngoại bảng. Ngân hàng phải đảm bảo thiết lập đầy đủ các qui trình phê duyệt tín dụng, bao gồm qui trình đối với các khoản tín dụng mới và qui trình sửa đổi, điều chỉnh, tái tài trợ, tái cơ cấu cho các khoản tín dụng hiện tại. Đồng thời việc phê duyệt tín dụng phải được thực hiện theo cấp thẩm quyền đã được qui định. Phải đảm bảo tính cơng bằng, khách quan trong q trình phê duyệt tín dụng.
Thứ ba: Duy trì qui trình quản lý, đo lường và giám sát phù hợp (nguyên tắc 8,9,10,11,12,13) Ngân hàng phải thiết lập một hệ thống quản lý thường xuyên các danh mục có nguy cơ phát sinh RRTD. Ủy ban Basel khuyến khích các NHTM phát triển hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB) để quản lý RRTD. Hệ thống XHTDNB phải phù hợp với bản chất, qui mô và mức độ phức tạp trong hoạt động tín dụng của từng ngân hàng. Ngân hàng phải có hệ thống thơng tin và các kỹ thuật phân tích để quản lý việc đo lường RRTD ở tất cả các hoạt động nội và ngoại bảng. Hệ thống thông tin phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về cấu trúc của danh mục tín dụng và mức độ tập trung tín dụng. Các NHTM phải có hệ thống để giám sát RRTD ở cấp độ từng khoản tín dụng riêng lẻ và danh mục tín dụng. Bao gồm các điều kiện, mức trích lập dự phịng đối với từng khoản tín dụng và trạng thái, chất lượng của danh mục tín dụng. Khi đánh giá RRTD phải xem xét và đánh giá đúng mức sự tác động của những biến động trong tương lai của nền kinh tế và nên đánh giá với các kịch bản căng thẳng khác nhau của nền kinh tế.
Thứ tư: Đảm bảo sự kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng (nguyên tắc 14,15,16) Chức năng cấp tín dụng phải được quản lý để hoạt động cấp tín dụng ln
tn thủ các tiêu chuẩn và giới hạn nội bộ đã được xác định. Ngân hàng cần thiết lập và tăng cường hiệu lực của kiểm tra, kiểm sốt nội bộ (KTKSNB) và các thơng lệ khác với mục tiêu đảm bảo RRTD không vượt quá khả năng chấp nhận của ngân hàng. Ngân hàng cần thiết lập chức năng đánh giá lại tín dụng độc lập với chức năng kinh doanh để đánh giá chất lượng của từng khoản tín dụng và danh mục tín
dụng, nhận diện và phát hiện sớm các khoản tín dụng xấu, tín dụng có vấn đề. Ngân hàng phải có chính sách cụ thể về phương pháp và tổ chức quản lý khoản nợ có vấn đề. Bộ phận đánh giá lại tín dụng phải báo cáo trực tiếp đến HĐQT, Ban điều hành và Ủy ban Kiểm toán của Ngân hàng. Chức năng kiểm toán nội bộ (KToNB) định kỳ đánh giá sự tn thủ các chính sách, qui trình, hướng dẫn nội bộ về hoạt động tín dụng đã được thiết lập, hiệu quả của KTKSNB, phát hiện những yếu kém trong các chính sách, qui trình, thủ tục tín dụng và báo cáo lên lãnh đạo cấp cao nhất của ngân hàng.
Thứ năm: Đảm bảo vai trò của cơ quan giám sát (nguyên tắc 17) Cơ quan giám sát yêu cầu các NHTM phải có hệ thống nhận diện, đo lường, giám sát và kiểm soát hiệu quả. Cơ quan giám sát phải thực hiện đánh giá độc lập sự đầy đủ và hiệu quả của hệ thống quản trị RRTD bao gồm chiến lược, chính sách, qui trình và các vấn đề liên quan đến q trình cấp tín dụng và quản lý RRTD.