CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Rủi ro tín dụng
3.1.3. Một số chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng
Tuy rủi ro là khách quan, song ngân hàng phải quản lí rủi ro nhằm hạn chế mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra. Từ những nguyên nhân nảy sinh rủi ro tín dụng, ngân hàng cụ thể hóa thành những chỉ tiêu hoặc dấu hiệu chính phát sinh
trong hoạt động tín dụng, phản ánh rủi ro và đo lường sức khỏe ngân hàng.
3.1.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu
Để hình thành chỉ tiêu nợ xấu chúng ta phải tiến hành phân loại nợ của NHTM thành 5 nhóm sau: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) ;Nhóm 2 (Nợ cần chú ý); Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn); Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) ; Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn).
Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5 :
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu
x 100%
Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu, chính vì vậy chỉ tiêu nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng
lúc này khơng cịn ở mức độ rủi ro thơng thường mà là có nguy cơ mất vốn.
3.1.3.2. Hiệu suất sử dụng vốn
Hiệu suất sử dụng vốn (H1) = Tổng dư nợ cho vay
x 100%
Tổng nguồn vốn huy động
Đây là chỉ tiêu phản ánh tương quan giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay trực tiếp khách hàng.Vốn huy động là nguồn vốn có chi phí thấp (rẻ hơn đi vay) ổn định về số dư và kỳ hạn nên năng lực cho vay của các NHTM thường bị giới hạn bởi năng lực huy động vốn. Tuy nhiên không phải lúc nào và ở đâu ngân hàng cũng tự cân đối được nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu cho vay. Thật là lý tưởng nếu NHTM chủ động được nguồn vốn huy động để cân đối nhu cầu cho vay (lúc đó H1 xấp xỉ bằng 100%). Tuy nhiên trên thực tế không phải lúc nào và ở đâu ngân hàng cũng tự cân đối được vốn huy động để đáp ứng nhu cầu cho vay.
Hiệu suất sử dụng vốn (H2) = Tổng dư nợ cho vay
x 100%
Tổng tài sản có
Chỉ tiêu H2 cho biết , cứ 100 đồng thuộc tài sản có thì có bao nhiêu đồng được sử dụng để cho vay trực tiếp khách hàng. Vì tín dụng là hạng mục sinh lời chủ yếu nên hiệu suất sử dụng vốn H2 càng cao thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng hiệu quả . Tuy nhiên nếu ngân hàng sử dụng vốn vay quá mức thì phải chịu rủi ro thanh khoản, ngược lại nếu H2 quá thấp chứng tỏ ngân hàng đang lãng phí nguồn
vốn tức nguồn vốn chưa được sử dụng hiệu quả một cách tối ưu. Trong điều kiện bình thường , hiệu suất sử dụng vốn H2 của ngân hàng thường từ 70-80%.
3.1.3.3 Chỉ tiêu trích lập dự phịng và bù đắp rủi ro tín dụng
- Tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng
Tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng = DPRR tín dụng được trích lập x 100%
Dư nợ bình quân
Tuỳ theo cấp độ rủi ro mà tổ chức tín dụng phải trích lập dự phịng rủi ro (DPRR) từ 0 đến 100% giá trị từng khoản cho vay (sau khi trừ giá trị tài sản đảm bảo đã được định giá lại). Như vậy nếu một ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ trích lập dự phịng càng cao. Thơng thường tỷ lệ này dao động từ 0- 5%.
- Tỷ lệ xoá nợ
Tỷ lệ xoá nợ = Xoá nợ
x 100%
Dư nợ bình qn
Những khoản nợ khó địi sẽ được xố theo quy chế hiện hành (đưa ra hạch toán ngoại bảng) và được bù đắp bởi quỹ DPRR tín dụng). Như vậy một ngân hàng có tỷ lệ xố nợ cao thể hiện tỷ lệ mất vốn lớn, nghĩa là rủi ro tín dụng cao. Nếu tỷ lệ này lớn (thường là từ 2% trở lên) thì rủi ro tín dụng của ngân hàng được xem là có vấn để. Rủi ro tín dụng của ngân hàng là cao.