Ứng dụng thẻ điểm cân bằng vào đánh giá kết quả hoạt động của cơ quan thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng thẻ điểm cân bằng (balanced score card) trong đánh giá kết quả hoạt động tại chi cục thuế quận 11 (Trang 32 - 33)

CHƯƠNG 1 : PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

2.4 Cơ sở lý thuyết về thẻ điểm cân bằng trong đánh giá kết quả hoạt động

2.4.1 Ứng dụng thẻ điểm cân bằng vào đánh giá kết quả hoạt động của cơ quan thuế

Nhiều nghiên cứu trước đây được thực hiện liên quan đến vận dụng BSC vào đánh giá kết quả hoạt động của cơ quan thuế cho thấy QLT là một công việc được pháp luật giao cho cơ quan thuế thực hiện. Cơ quan thuế là một đơn vị thuộc khu vực cơng, ngồi những đặc điểm giống như các đơn vị cơng khác như hoạt động vì mục đích xã hội, cung cấp hàng hố cơng thỏa mãn nhu cầu của cơng dân, cơ quan thuế cịn có chức năng riêng biệt đó là quản lý thu ngân sách để đảm bảo nguồn thu cho quốc gia thực hiện các chi tiêu cơng(Nguyễn Thị Bích Ngân, 2014). Như vậy, hoạt động của cơ quan thuế cịn mang tính tn thủ cao đối với xã hội trong việc tạo nguồn thu ngắn hạn hàng năm để trang trải cho kế hoạch chi ngân sách hàng năm và thực hiện chiên lược thu ngân sách với tầm nhìn dài hạn để phục vụ cho yếu tố phát triển của quốc gia cũng như tính tốn khả năng trả nợ trong dài hạn đối với các khoản vay đầu tư phát triển của chính phủ. Ngồi ra, với chức năng kiểm tra tính tuân thủ của NNT, cơ quan thuế có trách nhiệm thực hiện cơng bằng xã hội để phát triển kinh tế. Với thuộc tính mở, BSC hồn tồn có thể là cơ sở lý luận được sử dụng nhằm đánh giá kết quả hoạt động của cơ quan thuế (Nguyễn Hồng Hà 2017).

Theo Nguyễn Hồng Hà (2017) trong “Thiết lập và áp dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công việc theo phương pháp thẻ điểm cân bằng tại CCT huyện Hịn Đất, tỉnh Kiên Giang” thì:

- Phương diệntài chính: Nguồn thu NSNN và tăng trưởng thu NSNN là một phần của yếu tố tài chính trong BSC.Yếu tố này dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực tác động đến sự tăng trưởng kinh tế.

- Phương diện khách hàng: người nộp thuế là yếu tố khách hàng trong BSC. Trong QLT, NNT có nhiều vai trị khác nhau, trong đó có vai trị như là một khách hàng cần được phục vụ khi họ thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.

- Phương diện quy trình nội bộ: Đổi mới quy trình nội bộ trong QLT, ngồi mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, còn phải hướng đến mục tiêu phục vụ tốt NNT. Mặt khác, NNT cịn có vai trị là đối tượng cần được kiểm sốt tính tn thủ trong q trình khai, nộp thuế, nên đổi mới cần hướng đến mục đích kiểm sốt tn thủ, xử lý nghiêm vi phạm, tạo thuận lợi cho NNT chấp hành tốt pháp luật, tạo công bằng xã hội.Trong công tác quản lý thuế, QLT đóng vai trị như là người chủ xã hội trong quản trị công, chức năng QLT là phải cung cấp tốt các dịch vụ đầu ra để tạo kết quả và tác động tốt đến công bằng xã hội.

- Phương diện đào tạo và phát triển: Con nguời luôn là yếu tố quyết định cho sự thành bại, việc đổi mới quy trình, nâng cao chất luợng dịch vụ cơng đều có liên quan đến năng lực và đạo đức của công chức thuế. Các mục tiêu thiết kế trong yếu tố này là mang tính chất hỗ trợ cho các góc độ cịn lại. Con người năng động kết hợp với các kỹ năng và cơng cụ thích hợp, hoạt động trong mơi trường tổ chức được thiết kế để duy trì những cải tiến là những thành phần chủ yếu trong việc đổi mới và cải tiến quy trình, đáp ứng mong muốn của xã hội và cuối cùng là yếu tố phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng thẻ điểm cân bằng (balanced score card) trong đánh giá kết quả hoạt động tại chi cục thuế quận 11 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)