Điều 77- Luật Hải quan Việt Nam 2014 có xác định:
“Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và cịn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thơng quan.
Việc kiểm tra sau thông quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ hồ sơ mà người khai hải quan đã khai nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy
định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan.
Kiểm tra sau thông quan được thực hiện tại trụ sở cơ quan Hải quan, trụ sở người khai hải quan. Trụ sở người khai hải quan bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa.
Thời hạn kiểm tra sau thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan”
3.2.3. Quy trình thực hiện kiểm tra sau thơng quan
Quy trình quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ và nội dung tiến hành các bước công việc từ thu thập thông tin, xác định đối tượng kiểm tra, thực hiện kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra và giải quyết các cơng việc có liên quan đến kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan, công chức hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan.
Nguyên tắc thực hiện cơ bản của hoạt động kiểm tra sau thông quan dựa trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro trong việc lựa chọn đối tượng, phạm vi, nội dung kiểm tra sau thông quan; các đơn vị khi thực hiện kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm phối hợp chia sẻ thơng tin với các đơn vị trong ngành hải quan, đảm bảo hoạt động kiểm tra đúng quy định, hiệu quả, tránh trùng lắp, không gây phiền hà cho người khai hải quan. Đồng thời phản hồi các hệ thống thông tin, dữ liệu của ngành hải quan để thực hiện biện pháp quản lý, kiểm tra theo quy định; lãnh đạo các cấp, công chức liên quan trực tiếp đến cuộc kiểm tra có trách nhiệm: bảo mật thông tin liên quan đến cuộc kiểm tra, không được cung cấp thông tin cho bất kỳ tổ chức, cá nhân không liên quan khi chưa được sự phê duyệt của lãnh đạo các cấp; thu thập xử lý thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan là công việc chủ động thường xuyên hàng ngày của công chức được giao thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan tại Chi cục Hải quan, Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Cục kiểm tra sau thông quan.
Sơ đồ 3.2: Quy trình kiểm tra sau thơng quan theo Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ ngày 14/5/2015 của Tổng cục Hải quan
Hiện nay, thực hiện Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, các trường hợp kiểm tra sau thơng quan bao gơm: Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu; Thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro; Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan. Kiểm tra sau thông quan tại cơ quan hải quan chủ yếu đánh giá việc chấp hành pháp luật về thuế và pháp luật về hải quan của doanh nghiệp; kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp thường đối với doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, hải quan.
Các bước thực hiện về cơ bản thực hiện lần lượt các bước theo sơ đồ kèm theo việc ban hành các biểu mẫu được quy định về nội dung và hình thức cụ thể.
- Công bố quyết định kiểm tra sau thông quan khi bắt đầu tiến hành kiểm tra;
- Đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế tốn, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra sau thông quan;
- Lập biên bản kiểm tra sau thông quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra;
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, người quyết định kiểm tra phải ký kết luận kiểm tra và gửi cho người khai hải quan. Trường hợp kết luận kiểm tra cần có ý kiến về chun mơn của cơ quan có thẩm quyền thì thời hạn ký kết luận kiểm tra được tính từ ngày có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan chun mơn có thẩm quyền có ý kiến trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan;
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra.
- Trường hợp người khai hải quan không chấp hành quyết định kiểm tra, khơng giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu đúng thời hạn cho cơ quan hải quan thì cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ, tài liệu đã thu thập, xác minh để quyết định xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc thực hiện thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
3.3. Tình hình kiểm tra sau thông quan giai đoạn 2009 - 2014
3.3.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2009 – 2014
Hoạt động nhập khẩu giai đoạn 2009-2014 tăng trưởng đều đặn với tốc độ trung bình đạt 16.15%/năm. Mặc dù trong những năm gần đây (2012 đến 2014) cán cân thương mại có dấu hiệu cân bằng và có thặng dư, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu vẫn duy trì ở mức cao, kéo theo sự gia tăng trong kim ngạch nhập khẩu. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này xuất phát từ các yếu tố kinh tế vĩ mô cả trong và ngồi nước.
Hình 3.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014 -8.9 26.5 34.2 18.2 15.3 13.8 -13.3 21.3 25.8 6.6 16 12 -40 -20 0 20 40 60 80 100 120 140 160 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại Tốc độ tăng/giảm xk Tốc độ tăng/giảm nk
Nguồn: Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan
Thứ nhất, khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức WTO từ cuối năm 2006 đã mở ra các cơ hội và thách thức cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Theo các cam kết của Việt Nam với các nước thành viên của WTO, các loại thuế và hạn ngạch nhập khẩu phải được cắt giảm tuyến tính theo lộ trình từ năm 2007 đến năm 2020, trong đó các mặt hàng có giá trị cao như ơ tơ cũ, máy móc, dầu hay các mặt hàng công nghiệp và nông nghiệp đều giảm mạnh. Việc thực hiện các cam kết này tác động mạnh lên hoạt động nhập khẩu, góp phần làm tăng giá trị nhập khẩu trong giai đoạn 5 năm sau khi gia nhập WTO.
Thứ hai, giai đoạn 2007-2009 là thời điểm diễn ra khủng hoảng tài chính tồn cầu mà các nước có nền kinh tế phát triển đều bị ảnh hưởng. Hoạt động đầu tư, kinh doanh ở các thị trường phát triển đều có xu hướng suy giảm, tuy nhiên Việt Nam được coi là một trong những điểm sáng nhờ các biện pháp kích cầu và thu hút đầu tư của chính phủ nên vốn FDI đăng kí tăng, do đó nhu cầu đầu tư, nhập khẩu máy móc tiếp tục tăng.
Thứ ba, cam kết mở cửa thị trường theo WTO, Việt Nam có cơ hội xuất khẩu sang các thị trường mới. Hoạt động xuất khẩu đẩy mạnh đồng thời nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cho sản xuất (đặc biệt là các nguyên liệu trong nước ko có sẵn) cũng tăng nên nhập khẩu vẫn tăng.
Thứ tư, hoạt động nhập khẩu xuất phát chủ yếu từ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Người dân Việt Nam giai đoạn gần đây có nhu cầu mua sắm khá lớn các mặt hàng xa xỉ. Do đó, nhập khẩu được thúc đẩy tăng mạnh đối với nhóm hàng tiêu dùng có trị giá cao như: ô tô, rượu mạnh, đồ công nghệ, mỹ phầm,..từ Nhật Bản, Mỹ, Đức,…
Tóm lại, trước tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu ngày một gia tăng giai đoạn từ 2009 – 2014, Tổng cục Hải quan lấy năm 2011 là “Năm kiểm tra
sau thông quan” nhằm ghi nhận sự thay đổi lớn mạnh không chỉ về phương thức thực hiện nghiệp vụ mà cả tư duy, nhận thức của tất cả những người tham gia làm thủ tục hải quan.
3.3.2. Hoạt động kiểm tra sau thông quan giai đoạn 2009 – 2014
Trước năm 2006, khi Việt Nam chưa áp dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, tiếp cận các chuẩn mực và khuyến nghị của Tổ chức Hải quan thế giới để cho ra đời chương trình quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan, hàng hóa phải kiểm tra thực tế chiếm 50-70%. Do đó, cửa khẩu ln trong tình trạng ách tắc, doanh nghiệp phát sinh nhiều chi phí lưu kho bãi, chi phí bảo quản hàng hóa,...“Tiền kiểm“ là giải pháp duy nhất kiểm sốt tình hình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Từ năm 2006 đến năm 2014, hệ thống quản lý rủi ro được triển khai và dần hồn thiện các tiêu chí quản lý rủi ro trên cơ sở đảm bảo sự cân bằng giữa “tạo thuận lợi và kiểm sốt”.
Bảng 3.1: Tình hình phân luồng tờ khai hải quan giai đoạn 2009 – 2014
Đơn vị tính:%
Năm Luồng xanh Luồng vàng Luồng đỏ
2009 63.64 19.4 16.89 2010 38.6 45.56 15.78 2011 59.62 27.76 12.62 2012 63.25 25.29 11.46 2013 62.92 26.73 10.35 2014 68.51 21.53 9.96
Nguồn: Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan
Tác động của quản lý rủi ro đã giảm số lượng tờ khai phải kiểm tra thực tế từ 17% xuống dưới 10% từ năm 2009 đến năm 2014, đã rút ngắn thời gian
thông quan đáng kể. Tuy nhiên, để doanh nghiệp khơng thể lợi dụng chính sách trên nhằm mục đích bn lậu, gian lận thương mại, kiểm tra sau thông quan sẽ phải tăng cường, chuyên sâu vào từng chuyên đề kiểm tra định kỳ, đột xuất. Áp lực của “hậu kiểm” ngày càng tăng khi thời gian giải phóng hàng ngày càng giảm.
Số cuộc kiểm tra sau thông quan từ năm 2009 – 2014 tăng mạnh, năm sau cao hơn năm trước và trong vòng 5 năm số cuộc tăng từ 783 lên 3.697 cuộc. Có thể nhận thấy, công tác kiểm tra sau thông quan sau khi áp dụng quản lý rủi ro trong phân luồng tờ khai đã được đặc biệt chú trọng. Sau năm 2011 phát động triển khai sâu rộng các chuyên đề kiểm tra sau thông quan, ba năm liên tiếp 2012, 2013, 2014, số cuộc kiểm tra sau thông quan được báo cáo kết quả về Tổng cục Hải quan tăng đồng nghĩa với số lượng doanh nghiệp được đánh giá sự tuân thủ tăng đáng kể.
Bảng 3.2: Số cuộc kiểm tra sau thông quan giai đoạn 2009 - 2014
Năm
Số cuộc KTSTQ Đánh giá tuân thủ Tại trụ sở DN Tại trụ sở CQ HQ Tổng số cuộc KTSTQ Tốt Chƣa tốt TB 2009 37 746 783 185 234 144 2010 35 869 904 284 182 234 2011 151 1,914 2,065 465 480 210 2012 355 2,317 2,672 1,254 855 457 2013 372 1,955 2,327 671 657 447 2014 787 2,910 3,697 1,846 824 542 Tổng 1,737 10,711 12,448 4,705 3,232 2,034
Tuy nhiên, so với thực tế kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng tăng giai đoạn 2009 – 2014 như đã phân tích, số cuộc kiểm tra sau thông quan như thống kê chưa thực sự đáp ứng nhu cầu quản lý Nhà nước về hải quan, kiểm tra xác định doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan, đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế vào ngân sách Nhà nước đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Cùng với sự hoàn thiện của hệ thống quản lý rủi ro, số thuế truy thu năm 2009 đến năm 2014 tăng mạnh qua các năm. Số thuế truy thu sau mỗi cuộc kiểm tra sau thơng quan đóng góp khơng nhỏ vào nguồn thu ngân sách Nhà nước.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Hình 3.2: Số thuế truy thu từ kiểm tra sau thông quan giai đoạn 2009 -2014
Nguồn: Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan
Từ năm 2011 – năm kiểm tra sau thông quan của ngành, Tổng cục Hải quan đã áp dụng giao chỉ tiêu thu ngân sách cho các Cục Hải quan địa phương và Cục Kiểm tra sau thông quan. Chỉ tiêu ln được hồn thành và vượt, điển
0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 2009 2010 2011 2012 2013 2014
hình tính đến ngày 31/12/2014, tồn lực lượng kiểm tra sau thông quan đã ra quyết định truy thu 1.939 tỷ đồng (bằng 118% so với cùng kỳ năm 2013), đã thực thu vào ngân sách Nhà nước 1.717 tỷ đồng (bằng 122% so với cùng kỳ năm 2013). Trong tương lai, với lực lượng kiểm tra sau thông quan đang ngày một tăng về số lượng và trình độ chun mơn nghiệp vụ, số thuế truy thu đảm bảo thu đúng, thu đủ, đem lại sự cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên cả nước.
3.4. Mô ̣t số trƣờng hợp kiểm tra sau thông quan điển hình
3.4.1. Về mã sớ hàng hóa
Phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa. Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thơng tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Một số hàng hóa có tính chất “nhạy cảm” trong khâu áp mã , nhiều doanh nghiê ̣p lợi du ̣ng để áp mã thuế suất thấp như: mặt hàng màn hình nhập khẩu, linh kiện ô tô, xe máy, linh kiện điện tử để lắp ráp, thực phẩm chức năng,…
Nhóm phụ tùng ơ tơ:
Trong lĩnh vực nh ập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy, linh kiện điện tử, trên cả nước có khoảng 500 doanh nghiệp lớn chuyên nhập khẩu linh kiện. Phần lớn các doanh nghiệp thường xuyên nhập khẩu với kim ngạch trị giá lớn, như Công ty Honda Việt Nam, Công ty Yamaha Việt Nam, Công ty ô tô Trường Hải, Công ty LG Việt Nam, Cơng ty TNHH Media Việt Nam,...
Qua phân tích, đánh giá và kết quả của một số cuộc kiểm tra sau thơng quan, cho thấy: Loại hình nhập kinh doanh các mặt hàng này có độ rủi ro cao do các nguyên nhân sau đây:
- Có sự chênh lệch lớn thuế suất nhập khẩu giữa các dòng hàng;
- Thường xuyên có sự thay đổi thuế suất theo từng năm của các Biểu thuế;
- Định danh tên hàng hóa tại nhiều nhóm hàng, dịng hàng dễ gây hiểu nhầm cho doanh nghiệp và cơ quan hải quan;
- Số lượng linh kiê ̣n, phụ tùng nhập khẩu rất lớn;
- Đây là những mặt hàng mang tính kỹ thuâ ̣t cao nhưng doanh nghi ệp thường khai báo chung chung nên rất dễ nhầm lẫn khi phân loa ̣i hàng hóa trong quá trình thông quan.
Công ty M là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Trong q trình rà sốt nhận thấy trên cơ sở dữ liệu doanh nghiệp khai báo tên hàng rất đa dạng, có những tờ phụ lục lên đến hàng trăm mặt hàng.Tổng số tờ khai cần kiểm tra lên đến gần 800 tờ khai năm 2010 với hàng chục ngàn (10.000) dòng hàng.
Đối với mặt hàng phụ tùng ô tô phải ưu tiên định danh theo Thông tư số 19/2006/TT-BTC ngày 15/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn phân loại mặt hàng phụ tùng ơ tơ. Nhóm cơng tác đã rà sốt trong 295 tờ khai có khai