Các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến kiểm tra sau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra sau thông quan tại việt nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 47)

Chương 2 : Phương pháp nghiên cứu

3.1.2. Các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến kiểm tra sau

quan

Việt Nam là thành viên của các Tổ chức quốc tế: WTO, WCO, ASEAN,… và thực hiện các cam kết, lộ trình phù hợp các điều khoản trong cam kết, đồng thời được hướng dẫn thi hành kiểm tra sau thông quan theo các quy định, chuẩn mực cụ thể.

Kiểm tra sau thơng quan chính thức có những quy định đầu tiên được thống nhất và tiêu chuẩn hóa, thể hiện trong Cơng ước Quốc tế về đơn giản hóa và hài hịa hóa thủ tục hải quan ngày 18/5/1973, có hiệu lực ngày 25/9/1974 (Cơng ước Kyoto năm 1973). Sau đó, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, thương mại thế giới và những yêu cầu chính đáng của các bên tham gia khi áp dụng các biện pháp quản lý mới tại một số nước thì hoạt động nghiệp vụ này mới được WCO công nhận, chỉnh lý để cho ra đời trong Công ước Kyoto sửa đổi 1999. Theo đó, kiểm tra sau thơng quan được nêu ra và đưa vào hoạt động tại Phần Phụ lục Tổng quát, Chương VI. Cơ sở kiểm tra là các chứng từ hải quan, sổ sách kế tốn và các loại giấy tờ khác cịn lưu giữ tại cơ quan hải quan, tại doanh nghiệp và các bên liên quan khác về hàng hóa đã thơng quan, hay được gọi bằng từ ngữ chuyên môn là “kiểm tra trên cơ sở kiểm toán”.

Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (Hiệp định trị giá GATT) đã được 102 nước tham gia đàm phán và phê chuẩn ngày 12/4/1979 tại Geneva Thụy Sỹ (có hiệu lực tháng 01 năm 1981) ghi nhận: “khơng có một điều khoản nào của Hiệp định này được giải thích theo nghĩa hạn chế hay nghi ngờ quyền lực của hải quan trong việc kiểm tra tính trung thực hoặc độ chính xác của mọi báo cáo, chứng từ hoặc tờ khai hải quan đã xuất trình cho mục đích xác định trị giá hải quan” (Điều 17, Hiệp định GATT). Điều khoản không đề cập trực tiếp đến kiểm tra sau thơng quan, song, mục đích chính là

khẳng định quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc kiểm tra hàng hóa đã được thơng quan.

Ngày 23/5/1997, Tổng cục Trưởng Hải quan các nước ASEAN đã thống nhất viễn cảnh Hải quan ASEAN 2020 thực hiện các chủ đề đơn giản hóa thủ tục hải quan, nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư, bảo vệ sức mạnh, lợi ích cộng đồng ASEAN. Theo đó, các ý kiến đóng góp chủ yếu đánh giá chuyên sâu về hệ thống kiểm tra sau thông quan hiện tại, đưa ra khuyến nghị và cung cấp tư vấn kỹ thuật cho các nước thành viên, đồng thời chuẩn bị tài liệu đào tạo, thực hiện đào tạo, trợ giúp các nước thành viên thiết lập những yếu tố cơ bản về hệ thống kiểm tra sau thông quan. Với mong muốn tất cả các nước thành viên có thể thực hiện kiểm tra sau thơng quan vào năm 2003, năm 1999 Tổ chức Hải quan ASEAN đã họp và thống nhất xây dựng một cuốn sách hướng dẫn về kiểm tra sau thông quan để định hướng chiến lược và phương pháp áp dụng chung ở trong khối. Hải quan các nước ASEAN đã thống nhất cử Indonesia là điều phối viên về hoạt động kiểm tra sau thông quan của các nước ASEAN. Đến năm 2003, ASEAN đã đưa ra Sổ tay hướng dẫn về kiểm tra sau thông quan của Tổ chức Hải quan ASEAN (công bố tại cuộc họp Tổng cục Trưởng Hải quan – Thái Lan tháng 8/2003) chi tiết và cụ thể hơn về nghiệp vụ kiểm tra sau thơng quan. Mục đích của nghiệp vụ này là thẩm định tính chính xác, trung thực của việc khai hải quan, sự tuân thủ pháp luật trong quá trình làm thủ tục hải quan của các tổ chức, cá nhân trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu.

Tháng 6/2012, WCO ban hành sách hướng dẫn về kiểm tra sau thông quan gồm 02 phần: Phần 1 (công khai) gồm các vấn đề: cơ sở của kiểm tra sau thông quan, khung pháp lý, kế hoạch chiến lược, quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra sau thông quan, quan hệ phối hợp giữa lực lượng kiểm tra sau thông quan và các đơn vị, cơ quan, tổ chức khác, giới thiệu một quy định mẫu

về kiểm tra sau thông quan của Thổ Nhĩ Kỳ; Phần 2 (lưu hành nội bộ thành viên WCO) gồm các vấn đề: những vấn đề chung về tác nghiệp kiểm tra sau thông quan, công tác chuẩn bị, kiểm tra sau thông quan tại doanh nghiệp, vụ việc minh họa.

3.2. Tổ chức và quy trình kiểm tra sau thơng quan tại Việt Nam

3.2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức

Là một cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực hải quan, cơ cấu tổ chức của hệ thống kiểm tra sau thông quan được thực hiện theo nguyên tắc tâ ̣p trung, thống nhất.

Cục Kiểm tra sau thông quan là đơn vị đầu mối, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về kiểm tra sau thông quan trong toàn lực lượng . Cục Kiểm tra sau thông quan là đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan, được cơ cấu tổ chức thành 07 phòng chức năng

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức kiểm tra sau thông quan

Nguồn: Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan

TỔNG CỤC HẢI QUAN CÁC VỤ, CỤC CỤC KTSTQ (7 Phòng) CÁC CỤC HQ TỈNH, TP (34) Chi cục KT STQ Các Phòng, Chi cục, Đội trực thuộc Các Đội trực thuộc Phòng Tổng hợp Phòng Kiểm tra trị giá HQ Phòng Kiểm tra mã số thuế suất hàng hóa XNK Phịng KTSTQ hàng hóa XNK theo loại hình gia cơng- SXXK Phịng Kiểm tra thực hiện chính sách thƣơng mại Phịng KTSTQ Phía Nam Phịng Thu thập, xử lý thông tin

Tại các Cục Hải quan tỉnh , thành phố, các Chi cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan trong pha ̣m vi đi ̣a bàn quản lý Hải quan được phân công.

Các Chi cục Kiểm tra sau thông quan được tổ chức theo hướng quản lý chuyên sâu, kết hợp quản lý doanh nghiệp, địa bàn, gồm 3 mơ hình:

- Chi cục Kiểm tra sau thơng quan loại 1, có 3 - 5 Đội cơng tác, gồm có Chi cục Kiểm tra sau thơng quan trực thuộc các Cục Hải quan tỉnh, thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương;

- Chi cục Kiểm tra sau thơng quan loại 2, có 2 Đội cơng tác, gồm có Chi cục Kiểm tra sau thơng quan trực thuộc 17 Cục Hải quan tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lạng Sơn, Quảng Trị, Long An, Lào Cai, Tây Ninh, An Giang, Bình Định, Cần Thơ, Khánh Hịa, Thanh Hóa, Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đắc Lắc;

- Chi cục Kiểm tra sau thông quan loại 3, không chia thành các Đội, lãnh đạo Chi cục trực tiếp điều hành thực hiện chức năng nhiệm vụ, gồm các Chi cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc 10 Cục Hải quan tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cà Mau, Bình Phước.

3.2.2. Đối tượng, phạm vi kiểm tra sau thông quan

Điều 77- Luật Hải quan Việt Nam 2014 có xác định:

“Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và cịn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thơng quan.

Việc kiểm tra sau thông quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ hồ sơ mà người khai hải quan đã khai nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy

định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan.

Kiểm tra sau thông quan được thực hiện tại trụ sở cơ quan Hải quan, trụ sở người khai hải quan. Trụ sở người khai hải quan bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa.

Thời hạn kiểm tra sau thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan”

3.2.3. Quy trình thực hiện kiểm tra sau thơng quan

Quy trình quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ và nội dung tiến hành các bước công việc từ thu thập thông tin, xác định đối tượng kiểm tra, thực hiện kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra và giải quyết các cơng việc có liên quan đến kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan, công chức hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan.

Nguyên tắc thực hiện cơ bản của hoạt động kiểm tra sau thông quan dựa trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro trong việc lựa chọn đối tượng, phạm vi, nội dung kiểm tra sau thông quan; các đơn vị khi thực hiện kiểm tra sau thơng quan có trách nhiệm phối hợp chia sẻ thông tin với các đơn vị trong ngành hải quan, đảm bảo hoạt động kiểm tra đúng quy định, hiệu quả, tránh trùng lắp, không gây phiền hà cho người khai hải quan. Đồng thời phản hồi các hệ thống thông tin, dữ liệu của ngành hải quan để thực hiện biện pháp quản lý, kiểm tra theo quy định; lãnh đạo các cấp, công chức liên quan trực tiếp đến cuộc kiểm tra có trách nhiệm: bảo mật thông tin liên quan đến cuộc kiểm tra, không được cung cấp thông tin cho bất kỳ tổ chức, cá nhân không liên quan khi chưa được sự phê duyệt của lãnh đạo các cấp; thu thập xử lý thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan là công việc chủ động thường xuyên hàng ngày của công chức được giao thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan tại Chi cục Hải quan, Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Cục kiểm tra sau thơng quan.

Sơ đồ 3.2: Quy trình kiểm tra sau thông quan theo Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ ngày 14/5/2015 của Tổng cục Hải quan

Hiện nay, thực hiện Thơng tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, các trường hợp kiểm tra sau thơng quan bao gơm: Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu; Thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro; Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan. Kiểm tra sau thông quan tại cơ quan hải quan chủ yếu đánh giá việc chấp hành pháp luật về thuế và pháp luật về hải quan của doanh nghiệp; kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp thường đối với doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, hải quan.

Các bước thực hiện về cơ bản thực hiện lần lượt các bước theo sơ đồ kèm theo việc ban hành các biểu mẫu được quy định về nội dung và hình thức cụ thể.

- Công bố quyết định kiểm tra sau thông quan khi bắt đầu tiến hành kiểm tra;

- Đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế tốn, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra sau thông quan;

- Lập biên bản kiểm tra sau thông quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra;

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, người quyết định kiểm tra phải ký kết luận kiểm tra và gửi cho người khai hải quan. Trường hợp kết luận kiểm tra cần có ý kiến về chun mơn của cơ quan có thẩm quyền thì thời hạn ký kết luận kiểm tra được tính từ ngày có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan chun mơn có thẩm quyền có ý kiến trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan;

- Xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra.

- Trường hợp người khai hải quan khơng chấp hành quyết định kiểm tra, khơng giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu đúng thời hạn cho cơ quan hải quan thì cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ, tài liệu đã thu thập, xác minh để quyết định xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc thực hiện thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

3.3. Tình hình kiểm tra sau thông quan giai đoạn 2009 - 2014

3.3.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2009 – 2014

Hoạt động nhập khẩu giai đoạn 2009-2014 tăng trưởng đều đặn với tốc độ trung bình đạt 16.15%/năm. Mặc dù trong những năm gần đây (2012 đến 2014) cán cân thương mại có dấu hiệu cân bằng và có thặng dư, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu vẫn duy trì ở mức cao, kéo theo sự gia tăng trong kim ngạch nhập khẩu. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này xuất phát từ các yếu tố kinh tế vĩ mơ cả trong và ngồi nước.

Hình 3.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014 -8.9 26.5 34.2 18.2 15.3 13.8 -13.3 21.3 25.8 6.6 16 12 -40 -20 0 20 40 60 80 100 120 140 160 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại Tốc độ tăng/giảm xk Tốc độ tăng/giảm nk

Nguồn: Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan

Thứ nhất, khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức WTO từ cuối năm 2006 đã mở ra các cơ hội và thách thức cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Theo các cam kết của Việt Nam với các nước thành viên của WTO, các loại thuế và hạn ngạch nhập khẩu phải được cắt giảm tuyến tính theo lộ trình từ năm 2007 đến năm 2020, trong đó các mặt hàng có giá trị cao như ơ tơ cũ, máy móc, dầu hay các mặt hàng công nghiệp và nông nghiệp đều giảm mạnh. Việc thực hiện các cam kết này tác động mạnh lên hoạt động nhập khẩu, góp phần làm tăng giá trị nhập khẩu trong giai đoạn 5 năm sau khi gia nhập WTO.

Thứ hai, giai đoạn 2007-2009 là thời điểm diễn ra khủng hoảng tài chính tồn cầu mà các nước có nền kinh tế phát triển đều bị ảnh hưởng. Hoạt động đầu tư, kinh doanh ở các thị trường phát triển đều có xu hướng suy giảm, tuy nhiên Việt Nam được coi là một trong những điểm sáng nhờ các biện pháp kích cầu và thu hút đầu tư của chính phủ nên vốn FDI đăng kí tăng, do đó nhu cầu đầu tư, nhập khẩu máy móc tiếp tục tăng.

Thứ ba, cam kết mở cửa thị trường theo WTO, Việt Nam có cơ hội xuất khẩu sang các thị trường mới. Hoạt động xuất khẩu đẩy mạnh đồng thời nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cho sản xuất (đặc biệt là các nguyên liệu trong nước ko có sẵn) cũng tăng nên nhập khẩu vẫn tăng.

Thứ tư, hoạt động nhập khẩu xuất phát chủ yếu từ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Người dân Việt Nam giai đoạn gần đây có nhu cầu mua sắm khá lớn các mặt hàng xa xỉ. Do đó, nhập khẩu được thúc đẩy tăng mạnh đối với nhóm hàng tiêu dùng có trị giá cao như: ơ tô, rượu mạnh, đồ công nghệ, mỹ phầm,..từ Nhật Bản, Mỹ, Đức,…

Tóm lại, trước tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu ngày một gia tăng giai đoạn từ 2009 – 2014, Tổng cục Hải quan lấy năm 2011 là “Năm kiểm tra

sau thông quan” nhằm ghi nhận sự thay đổi lớn mạnh không chỉ về phương thức thực hiện nghiệp vụ mà cả tư duy, nhận thức của tất cả những người tham gia làm thủ tục hải quan.

3.3.2. Hoạt động kiểm tra sau thông quan giai đoạn 2009 – 2014

Trước năm 2006, khi Việt Nam chưa áp dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, tiếp cận các chuẩn mực và khuyến nghị của Tổ chức Hải quan thế giới để cho ra đời chương trình quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan, hàng hóa phải kiểm tra thực tế chiếm 50-70%. Do đó, cửa khẩu ln trong tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra sau thông quan tại việt nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)