Về mã số hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra sau thông quan tại việt nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 59 - 63)

3.3.1 .Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2009 – 2014

3.4. Mô ̣t số trường hợp kiểm tra sau thông quan điển hình

3.4.1. Về mã số hàng hóa

Phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa. Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thơng tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Một số hàng hóa có tính chất “nhạy cảm” trong khâu áp mã , nhiều doanh nghiê ̣p lợi du ̣ng để áp mã thuế suất thấp như: mặt hàng màn hình nhập khẩu, linh kiện ơ tơ, xe máy, linh kiện điện tử để lắp ráp, thực phẩm chức năng,…

Nhóm phụ tùng ơ tơ:

Trong lĩnh vực nh ập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy, linh kiện điện tử, trên cả nước có khoảng 500 doanh nghiệp lớn chuyên nhập khẩu linh kiện. Phần lớn các doanh nghiệp thường xuyên nhập khẩu với kim ngạch trị giá lớn, như Công ty Honda Việt Nam, Công ty Yamaha Việt Nam, Công ty ô tô Trường Hải, Công ty LG Việt Nam, Công ty TNHH Media Việt Nam,...

Qua phân tích, đánh giá và kết quả của một số cuộc kiểm tra sau thông quan, cho thấy: Loại hình nhập kinh doanh các mặt hàng này có độ rủi ro cao do các nguyên nhân sau đây:

- Có sự chênh lệch lớn thuế suất nhập khẩu giữa các dòng hàng;

- Thường xuyên có sự thay đổi thuế suất theo từng năm của các Biểu thuế;

- Định danh tên hàng hóa tại nhiều nhóm hàng, dịng hàng dễ gây hiểu nhầm cho doanh nghiệp và cơ quan hải quan;

- Số lượng linh kiê ̣n, phụ tùng nhập khẩu rất lớn;

- Đây là những mặt hàng mang tính kỹ thuâ ̣t cao nhưng doanh nghi ệp thường khai báo chung chung nên rất dễ nhầm lẫn khi phân loa ̣i hàng hóa trong quá trình thơng quan.

Cơng ty M là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Trong quá trình rà soát nhận thấy trên cơ sở dữ liệu doanh nghiệp khai báo tên hàng rất đa dạng, có những tờ phụ lục lên đến hàng trăm mặt hàng.Tổng số tờ khai cần kiểm tra lên đến gần 800 tờ khai năm 2010 với hàng chục ngàn (10.000) dòng hàng.

Đối với mặt hàng phụ tùng ô tô phải ưu tiên định danh theo Thông tư số 19/2006/TT-BTC ngày 15/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn phân loại mặt hàng phụ tùng ơ tơ. Nhóm cơng tác đã rà sốt trong 295 tờ khai có khai báo 04 mặt hàng ổ khóa điện tử khai vào phụ tùng loại khác, bản lề khai vào sản phẩm cửa xe, cụm đồng hồ khai vào đồng hồ, ly hợp thủy lực hộp số khai vào hộp số, ấn định số thuế hơn 2 tỷ đồng. Sau khi cơ quan hải quan ấn định thuế doanh nghiệp đã thừa nhận việc khai thiếu thuế và thực hiện nghĩa vụ nộp bổ sung thuế.

Nhóm cơng tác tiếp tục thực hiện giai đọan chuyển sang rà sốt mặt hàng phụ tùng ơ tơ dùng cho xe 05 chỗ ngồi mà trong biểu thuế không định danh cụ thể, mà chỉ liệt kê vào phân nhóm “loại khác của loại khác”.

Doanh nghiệp khai báo phân loại vào mã số hàng hóa 8708999300 (Loại khác: dùng cho xe thuộc nhóm 8703), thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi

5%. Tuy nhiên, các mặt hàng thực nhập của doanh nghiệp sau khi xem catalogue và các chứng từ khác là phụ tùng xe ô tô dùng cho xe 05 chỗ phải được phân loại vào mã số 8708999390 – thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 15%. Nhóm cơng tác đã ban hành Bản kết luật kiểm tra sau thông quan, Quyết định ấn định thuế truy thu tổng số tiền hơn 9 tỷ đồng từ việc điều chỉnh mã số hàng hóa.

Như vậy, phần lớn là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chấp hành chế độ quy định, sổ sách kế toán tương đối tốt, việc quản lý, lưu trữ hồ sơ tài liệu rất khoa học (kể cả các dữ liệu dưới dạng file điện tử). Điều này, sẽ tạo điều kiện cho việc cung cấp hồ sơ, tài liệu nhanh chóng, chính xác. Tuy nhiên số lượng tờ khai của doanh nghiệp nhập khẩu thường rất lớn (khoảng 1000 tờ khai/1năm), số lượng dòng hàng trong mỗi tờ khai rất nhiều nên phải xử lý một số lượng số liệu điện tử rất lớn. Trên thực tế, hiện tại cịn có nhiều mã hàng chưa được sự hướng dẫn áp mã, gây ra nhiều cách hiểu khác nhau hoặc các mặt hàng mang tính kỹ thuật cao nên khó xác định bản chất hàng hóa để phân loại. Do đó, kiểm tra sau thơng quan cần tổ chức các buổi tập huấn nâng cao kỹ năng phân loại các mặt hàng nhạy cảm, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp nộp hồ sơ kiểm tra mã số hàng hóa trước khi làm thủ tục hải quan.

Nhóm mặt hàng sơn:

Công ty TNHH X Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của nước ngoài; Ngành, nghề kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh trực tiếp những sản phẩm bảo vệ thực vật: Sản xuất những sản phẩm phục vụ nông nghiệp (các sản phẩm hóa học bảo vệ mùa màng hay CPC)… Thực hiện quyền phân phối bán buôn, bán lẻ (không gắn với thành lập cơ sở bán lẻ tại trụ sở chính). Theo dữ liệu xuất nhập khẩu và kiểm tra hồ sơ hàng nhập khẩu từ năm 2007 đến nay thì mặt hàng nhập khẩu của doanh nghiệp qua cửa khẩu cảng Hải

Phòng chủ yếu là nguyên liệu sản xuất sơn gồm: Chất kết dính, dầu bóng, chất tẩy rửa, chất kính hoạt nhanh khơ, thuốc mầu các loại...

- Các chất kết dính Ab150, Ab160 được khai báo theo nhóm 3208, mã số 3208.20.90.30, có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 15 ÷ 20% (tuỳ từng thời điểm); Nhóm 2707, mã số 2707.99.90.00 có thuế suất nhập khẩu ưu đãi 0 ÷ 1% (tuỳ từng thời điểm);

- Thuốc mầu AM các loại được phân loại theo nhóm 3208, mã số 3208.20.90.30 có thuế suất nhập khẩu uư đãi 15 ÷ 20% (tuỳ từng thời điểm), nhóm 3212 mã số 3212.90.19.00 có thuế suất nhập khẩu ưu đãi 3%, 3208.20.90.90 thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 26%;

Giải trình việc phân loại không thống nhất nêu trên, doanh nghiệp cho biết do tham khảo các tài liệu khác nhau như: Kết quả giám định của Trung tâm đo lường chất lượng 3(Quastest 3), mã số của Hải quan vùng...

Qua kiểm tra hồ sơ và các tài liệu Công ty cung cấp gồm kết quả giám định, mã số hải quan vùng, quy trình sản xuất sơn và căn cứ kết quả giám định của Trung tâm phân tích phân loại thấy rằng:Căn cứ kết quả phân tích phân loại số 693/PTPL-NV ngày 30/09/2010 và công văn số 1251/PTPL-NV ngày 21/12/2010 của Trung tâm Phân tích phân loại hàng hố xuất nhập khẩu thì mặt hàng chất kết dính Ab160 được xác định là nhựa Alkyt có hàm lượng dung mơi hữu cơ trên 50% thuộc nhóm 3208, mã số 3208.10.90.90 có thuế suất nhập khẩu ưu đãi 22 ÷ 28%. Căn cứ các tài liệu do Công ty cung cấp (MSDS, mã HS vùng) thấy rằng kết quả phân tích phân loại nêu trên là phù hợp. Công ty cũng cho biết mặt hàng chất kết dính Ab150 cũng có tính chất tương tự như Ab160 và đồng ý với kết quả phân tích phân loại và chấp hành việc nộp thuế bổ sung 02 mặt hàng nêu trên theo quy định.

Mặt hàng keo dính (Ab150 và Ab160): Sau khi đối chiếu Biểu thuế hiện hành, đại diện doanh nghiệp thống nhất với cơ quan Hải quan về kết quả

phân tích áp mã theo nhóm 3208, mã chi tiết 3208.10.90.90 có thuế suất nhập khẩu 22 - 28% (tuỳ thời kỳ). Chi cục Kiểm tra sau thông quan đã ấn định thuế đối với số tiền gần 2 tỷ đồng, doanh nghiệp đã thực hiện quyết định trong thời hạn.

Như vậy, những mặt hàng khi doanh nghiệp khai báo là nguyên liệu sản xuất cần lưu ý các chức năng hoạt động, nhà xưởng sản xuất, quy cách đóng gói, quy trình sản xuất của hàng hóa. Lực lượng kiểm tra sau thơng quan luôn phải bám sát các chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, các ban ngành để được sự ủng hộ trong quá trình làm việc với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra sau thông quan tại việt nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)