Nhóm giải pháp về xây dựng thể chế và tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra sau thông quan tại việt nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 75)

3.5.4 .Thách thức

4.2. Một số giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm tra sau thông quan thời kỳ

4.2.1. Nhóm giải pháp về xây dựng thể chế và tổ chức

- Thành lập ủy ban quốc gia về ta ̣o thuâ ̣n lợi thương ma ̣i , thực hiê ̣n các thủ tục pháp lý trong nước , lộ trình hồn thiện khung pháp lý. Thực hiện thủ tục hải quan điện tử khơng chỉ là việc đơn thuần tự động hóa những nghiệp vụ hiện tại mà về mặt bản chất là việc hiện đại hóa các nghiệp vụ với sự hỗ trợ của pháp luật hải quan.

- Các vấn đề kỹ thuật quản lý:

+ Hệ thống hải quan một cửa quốc gia tiến tới liên quốc gia. Đây là xu hướng phát triển cao nhất hiện nay trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thế giới.

+ Thực hiện cơ chế ủy quyền thực hiện nhiệm vụ của một số lực lượng cho cơ quan hải quan khi thực hiện nhiệm vụ tại cửa khẩu (công tác xuất nhập cảnh, kiểm dịch, y tế,…)

- Để phân định việc kiểm tra, tránh chồng chéo trong thực hiện chức năng nhiệm vụ kiểm tra sau thông quan của Chi cục thuộc Cục kiểm tra sau

thông quan và Chi cục kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Hải quan, các Chi cục thuộc Cục kiểm tra sau thông quan sẽ thực hiện kiểm tra trong những trường hợp:

+ Các tập đồn, tổng cơng ty, doanh nghiệp có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn, có nhiều chi nhánh, có hoạt động xuất nhập khẩu tại nhiều địa phương khác nhau, doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu có tính đặc thù (gọi chung là doanh nghiệp lớn);

+ Các trường hợp phức tạp, nhạy cảm;

+ Các trường hợp Kiểm tra mẫu để chỉ đạo các Cục Hải quan;

+ Các chuyên đề theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan. Nên cơ cấu bộ máy quản lý xuất nhập khẩu biên giới theo địa bàn vùng/khu vực (hơn là theo địa bàn hành chính) trên cơ sở tương đương khối lượng công việc để đầu tư hệ thống cơng nghệ thơng tin, bình đẳng trong quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ, hạn chế sự can thiệp khơng hợp lý của chính quyền địa phương vào cơng tác xuất nhập khẩu biên giới.

4.2.2. Nhóm giải pháp về ng̀n lực

- Đối với nguồn nhân lực sẵn có: Hỗ trợ kỹ thuật , phát triển và ưu đãi ; sử du ̣ng khai thác hiê ̣u quả nguồn lực hiê ̣n có ; Khơng ngừng nâng cao năng lực, tính liêm chính của đội ngũ cán bộ nói chung trong đó có cán bộ thuộc các lực lượng quản lý xuất nhập khẩu tại các Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan và Cục Hải quan địa phương; Tăng cường hợp tác quốc tế với các cơ quan quản lý đối tác ở nước ngoài để mở rộng phạm vi kiểm soát, trao đổi kinh nghiệm, thực tiễn kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp (mảng nghiệp vụ còn khá yếu đối với hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam hiện nay).

+ Nguyên tắc tuyển dụng: đảm bảo 100% cán bộ, cơng chức có trình độ Đại học trở lên; Đội ngũ cán bộ Chi cục kiểm tra sau thơng quan là các cán bộ vừa có kỹ năng, trình độ nghiệp vụ cao, vừa có kinh nghiệm trong công tác, là các chuyên gia hướng dẫn đào tạo chính sách, nghiệp vụ cho các Chi cục Hải quan cửa khẩu, do đó phải có tỷ lệ nguồn và cơ cấu tuyển dụng phù hợp. + Nguồn tuyển dụng: được bổ sung từ hai nguồn là tuyển dụng mới qua thi tuyển và luân chuyển, điều chuyển, từ các Cục, Vụ nghiệp vụ trong Tổng cục Hải quan, trong Bộ Tài chính, như: Thuế Xuất nhập khẩu, Giám sát quản lý, Thanh tra,… và cán bộ chuyển ngành.

+ Cơ cấu tuyển dụng: chú trọng tuyển dụng cán bộ tốt nghiệp các chuyên ngành tài chính - kế toán, kiểm toán, ngân hàng, thương mại, thanh toán quốc tế,.; chuyên ngành kỹ thuật: cơng nghệ thơng tin,…Trong đó tỷ lệ tốt nghiệp các chuyên ngành: tài chính - kế tốn, kiểm tốn mỗi năm tối thiểu là 50% biên chế tuyển dụng mới qua thi tuyển;

- Đảm bảo từ nay đến 2020 nội dung đào tạo cơ bản gồm:

+ Đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức chung về kế toán, kiểm toán, thương mại, thanh toán, điều tra, thanh tra thuế, tin học, ngoại ngữ, các kỹ năng, kiến thức về nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan hàng năm cho tối thiểu 50% cán bộ kiểm tra sau thông quan;

+ Đào tạo chuyên sâu theo từng lĩnh vực nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan như: mã số hàng hóa, trị giá hải quan, gia cơng, sản xuất xuất khẩu, đào tạo qua công tác kiểm tra mẫu;

+ Đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyên gia gồm các kiến thức trên ở trình độ nâng cao và các nghiệp vụ khác chưa yêu cầu tất cả mọi cán bộ đều phải biết, như: giám định tài liệu, công nghệ thông tin hàng năm cho đối tượng tối thiểu 20% cán bộ kiểm tra sau thông quan;

+ Phối hợp với cơ quan Thuế tổ chức đào tạo nâng cao về kiểm tra sổ sách kế toán, quyết toán thuế và cơ quan Kiểm toán đào tạo về các nghiệp vụ kiểm toán;

+ Hàng năm xây dựng, đề xuất chương trình đào tạo cán bộ, trao đổi kinh nghiệm kiểm tra sau thông quan tại Hải quan các nước phát triển để học hỏi và nâng cao kỹ năng nghiệp vụ;

+ Cần tổ chức các lớp đào tạo thường xuyên, chuyên sâu về công tác phúc tập hồ sơ và nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan để cán bộ công chức Chi cục tham gia học tập nâng cao trình độ chun mơn, góp phần thực hiện hiệu quả công việc được giao; đồng thời chia sẻ kịp thời thông tin từ các cuộc kiểm tra sau thông quan đã thực hiện thu được kết quả trong toàn ngành để Chi cục học hỏi kinh nghiệm thực tế kiểm tra sau thơng quan. Bên cạnh đó, lãnh đạo Cục quan tâm chỉ đạo các cán bộ công chức làm công tác kiểm tra sau thông quan thực hiện tốt công tác phúc tập hồ sơ nhằm đạt chất lượng và hiệu quả cao, đảm bảo các sai sót về nghiệp vụ và các dấu hiệu vi phạm được phát hiện kịp thời.

- Tăng cường công tác đào tạo, tự đào tạo cán bộ công chức nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ, kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; tinh thần trách nhiệm; ý thức nhiệt tình cơng việc. Chương trình đạo tạo cần chú trọng đến các tiêu chí: tần suất (đào tạo thường xuyên, định kỳ), hình thức (học tập trung dài ngày, hội thảo ngắn ngày), đối tượng (cán bộ công chức trực tiếp làm công tác giá, tận tâm với công việc, ý thức được nhu cầu đào tạo) và nội dung (cần chuyên sâu, sát thực tế, tập trung đào tạo kỹ năng, tình huống, tránh lý thuyết tổng hợp lãng phí thời gian).

- Bên cạnh trình độ, chun mơn nghiệp vụ của cán bộ cơng chức hải quan nói chung và cán bộ chuyên trách kiểm tra sau thơng quan nói riêng, vấn đề đạo đức nghề nghiệp luôn cần được nhấn mạnh trong môi trường tiếp xúc

trực tiếp với tiền, hàng hóa. Mỗi cơng chức cần nâng cao ý thức tự giác, thực hiện nghiêm những điều cán bộ công chức được làm và không được làm theo Luật cán bộ công chức, tuân thủ những cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp để thực sự là đối tác hợp tác. Đặc biệt, để hành động tích cực hơn nữa Tuyên ngôn phục vụ khách hàng của ngành hải quan, các tổ chức Đảng, tổ chức Đoàn, thanh niên cần đề ra các phong trào, chương trình theo từng chuyên đề nhằm định hướng tư duy, nhận thức của các công chức về đạo đức nghề nghiệp, tránh tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu, móc nối với doanh nghiệp bn lậu, gian lận thương mại, làm thất thu ngân sách Nhà nước. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, mỗi mỗi công chức hải quan trong sạch, chuyên môn vững sẽ tác động rất mạnh mẽ đến công cuộc tạo thuận lợi thương mại của Việt Nam.

4.2.3. Nhóm giải pháp về nghiệp vụ

- Nâng cao nghiệp vụ điều tra, xác minh: thực hiện đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu nhưng không phải người xuất khẩu, nhập khẩu đang là đối tượng kiểm tra sau thông quan, bao gồm: ngân hàng, tổ chức tín dụng, đơn vị bảo hiểm, đơn vị vận tải, đối tác nước ngoài của đối tượng đang được kiểm tra, các cơ quan, tổ chức giám định trong nước và nước ngồi, Hải quan nước ngồi…có một vai trị quan trọng vì nó thể hiện bằng chứng từ một bên thứ ba khách quan. Nghiệp vụ này trong ngành còn yếu nên cần được nhấn mạnh trong công tác trọng tâm các năm tới. - Bổ sung nghiệp vụ mới: ngồi việc u cầu doanh nghiệp giải trình, để cơng tác kiểm tra sau thơng quan đạt hiệu quả cao cần thiết phải áp dụng các phương thức điều tra của kiểm toán như phỏng vấn, thư xác nhận trong trường hợp việc đối chiếu hồ sơ không làm rõ được nội dung cần kiểm tra.

- Trang bị và triển khai sử dụng hệ thống trang thiết bị kiểm tra, kiểm soát hiện đại như: máy soi container, hệ thống camera, hệ thống rada theo dõi,

trung tâm điều phối chỉ huy hoạt động kiểm soát việc di chuyển người , hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cảng biển, sân bay,…Sử dụng tàu, máy bay tuần tra kiểm sốt chống bn lậu.

- Ngoài hệ thống văn bản Quy phạm Pháp luật còn phải xây dựng những tài liệu hướng dẫn kỹ thuật (cẩm nang) kiểm tra về: gian lận trị giá, gian lận thuế suất, gian lận định mức, các chính sách ưu đãi về thuế, về kiểm toán doanh nghiệp. Một số văn bản cần tiếp tục hướng dẫn thực hiện như: Hướng dẫn pháp lệnh Điều tra hình sự (về quyền khởi tố của Cục, Tổng cục về hoạt động kiểm tra sau thông quan), quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2005 về việc chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân những vụ việc truy thu thuế trên 50 triệu đồng... (vấn đề này hiện đang cịn thực hiện khơng thống nhất, có địa phương chuyển Viện Kiểm sát nhân dân, có địa phương khơng chuyển).

- Ngồi việc nâng cao hiệu quả quản lý cho cơ quan Hải quan, thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng còn đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, khách hàng, đó là thủ tục, chính sách, quy trình được niêm yết cơng khai, minh bạch tại các địa điểm làm thủ tục hải quan; giải quyết thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, cá nhân được thực hiện một cách khoa học, đúng trình tự…

- Bộ tiêu chí thơng tin dữ liệu theo tiêu chí quản lý rủi ro phục vụ công tác Kiểm tra sau thông quan phải đảm bảo nguyên tắc:

+ Kết nối với bộ tiêu chí quản lý rủi ro trong thơng quan, như: tiêu chí về doanh nghiệp; tiêu chí về mặt hàng, kim ngạch, trị giá, thuế suất, ... hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu; số thuế nộp; tiêu chí về thị trường xuất khẩu, nhập khẩu; tiêu chí về mức giá khai báo;…

+ Tổng hợp các thông tin nghi ngờ từ khâu trong thông quan, khâu phúc tập và các nghi ngờ từ các đơn vị nghiệp vụ có liên quan chuyển nhưng chưa được xử lý trong khâu thông quan;

+ Tùy từng thời kỳ bộ tiêu chí có sự thay đổi, để đảm bảo định hướng công tác kiểm tra sau thông quan.

- Trên cơ sở các thông tin trên và các thông tin do các đơn vị kiểm tra sau thơng quan ngành Hải quan phân tích thu thập được (phân tích rà sốt hồ sơ luồng xanh, các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, ...) tiếp tục phân loại theo các tiêu chí quản lý rủi ro của hệ thống kiểm tra sau thông quan, để thực hiện kiểm tra:

Đối với tờ khai Hải quan được phân theo 3 loại:

+ Tờ khai được phân loại rủi ro cao: thực hiện kiểm tra ngay tại trụ sở cơ quan Hải quan trong thời hạn 90 ngày từ khi hàng hóa được thơng quan;

+ Tờ khai cần theo dõi để tiếp tục đánh giá rủi ro, phân loại đưa vào kế hoạch kiểm tra sau thông quan tại doanh nghiệp;

+ Tờ khai chưa có dấu hiệu: tiếp tục theo dõi.

Đối với doanh nghiệp được phân theo 3 loại:

+ Doanh nghiệp chưa tuân thủ pháp luật: phải thực hiện kiểm tra sau thông quan ngay tại trụ sở doanh nghiệp;

+ Doanh nghiệp cần theo dõi kiểm tra để đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật: tiếp tục thu thập thông tin, phân loại đưa vào kế hoạch kiểm tra sau thông quan tại doanh nghiệp để đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật;

+ Doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật: theo dõi và đưa vào kiểm tra sau thơng quan khi có dấu hiệu.

- Phối hợp với Cục kiểm tra sau thông quan xây dựng quy chế và bộ tiêu chí cập nhật thơng tin dữ liệu kết quả kiểm tra sau thông quan đầy đủ, kịp thời, tạo nguồn dữ liệu cho các đơn vị kiểm tra sau thông quan ngành Hải quan toàn quốc nghiên cứu thực hiện;

- Xây dựng được cơ chế mua tin và tính pháp lý của các nguồn thông tin, dữ liệu thu thập được;

- Nghiên cứu kết nối, trao đổi thông tin với các Bộ, Ngành các đơn vị có liên quan như Cơng an, Thuế, Kho bạc, Quản lý thị trường, Kiểm toán Nhà nước, Ngân Hàng, Bảo hiểm, …phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan.

Một số giải pháp cụ thể về kiểm tra trị giá, mã số HS và chính sách quản lý

Về kiểm tra trị giá

Thứ nhất, xác định rõ vị trí, vai trị kiểm tra sau thơng quan trị giá Hải

quan (là lĩnh vực nghiệp vụ có khối lượng cơng việc lớn nhất, khó khăn và quan trọng nhất của kiểm tra sau thông quan), để có sự quan tâm và đầu tư nghiên cứu.

Thứ hai, làm rõ sự giống, khác nhau và mối liên kết trong việc kiểm tra

xác định giá tính thuế giữa trong và sau thông quan để tránh chồng chéo trong thực hiện.

Thứ ba, biên soạn giáo trình, xây dựng tài liệu kiểm tra sau thông quan

trị giá, xây dựng đội ngũ chuyên gia, đào tạo kỹ năng chuyên sâu.

Thứ tư, nghiên cứu, xây dựng cơ chế mua tin của các tổ chức thẩm định

giá trong nước, nước ngồi và phối hợp thơng tin với hải quan các nước, để xác minh tính trung thực, chính xác của các giao dịch nghi ngờ giả mạo.

Thứ năm, tăng cường trang thiết bị giám định các hồ sơ tài liệu có nghi

ngờ. Tiếp tục kiểm tra phát hiện những hình thức khác trong lĩnh vực trị giá liên quan đến sở hữu trí tuệ (phí bản quyền đối với chuyển giao công nghệ, sử dụng nhãn hiệu, nhất là các nhãn hiệu lớn).

Thứ sáu, tăng cường phối kết hợp công tác với các cơ quan có liên quan, như ngân hàng, thuế nội địa, quản lý thị trường, để đảm bảo hiệu quả của công tác kiểm tra sau thông quan về giá…

Thứ nhất, phối hợp với các đơn vị có liên quan (Cục Thuế Xuất nhập

khẩu) từng bước chuẩn hóa mã số (từ Tổng cục đến các Cục Hải quan) đối với những mặt hàng thường xuyên nhập khẩu.

Thứ hai, rà soát các vướng mắc về mã số và xây dựng cơ chế phối hợp

với các đơn vị có liên quan (Chính sách Thuế, Cục Thuế Xuất nhập khẩu, Trung tâm phân tích phân loại) để có hướng dẫn thống nhất và giải quyết các vướng mắc về phân loại áp mã hàng hóa sau khi kiểm tra sau thơng quan.

Thứ ba, góp phần xây dựng cẩm nang kiểm tra sau thông quan về kiểm

tra mã số cho các đơn vị kiểm tra sau thông quan ngành Hải quan.

Về lĩnh vực chính sách thƣơng mại

- Đối với các dự án ưu đãi đầu tư: thực hiện rà sốt theo tiêu chí quản lý rủi

ro, tập trung kiểm tra sau thơng quan các loại hình dự án:

+ Dự án đầu tư vào nhà hàng, khách sạn, sân golf,.. và các dự án đăng ký sử dụng trên 500 lao động;

+ Các dự án đã được cấp giấy phép đã lâu, đã quyết tốn, trích khấu hao với cơ quan thuế, không mở rộng dự án nhưng vẫn nhập khẩu hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra sau thông quan tại việt nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)