2.4 Mối quan hệ giữa các khái niệm và các giả thuyết
2.4.4 Mối quan hệ giữa nhận thức về sự hỗ trợ từ tổ chức và kết quả công việc
Nhận thức về sự hỗ trợ từ tổ chức (POS) đề cập đến mức độ mà nhân viên nhận thấy những đóng góp của họ có giá trị cho tổ chức, nhận thấy tổ chức đánh giá cao sự đóng góp của họ và tổ chức quan tâm đến hạnh phúc của họ. Nhận thức về sự hỗ trợ từ tổ chức được xem là có ảnh hưởng tích cực và trực tiếp đến kết quả thực hiện công việc của nhân viên vì nhiều lý do bao gồm nghĩa vụ đền đáp lại cả sự hỗ trợ của tổ chức và cam kết của tổ chức với họ (Eisenbergeret al., 2001; Fulleret al., 2006). Nhận thức về sự hỗ trợ từ tổ chức cũng nâng cao kết quả thực hiện của nhân viên vì những tác động tích cực của một nơi làm việc thân thiện và hỗ trợ nhân viên. Nhân viên cảm thấy được hỗ trợ bởi tổ chức có khả năng thực hiện tốt hơn so với nhân viên cảm thấy rằng tổ chức không hỗ trợ họ.
Nhận thức về sự hỗ trợ từ tổ chức cũng được các học giả chứng minh rằng chúng có thể ảnh hưởng đến kết quả công việc của nhân viên. Theo một số nghiên cứu trước đây, nhận thức về sự hỗ trợ từ tổ chức có thể ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả thực hiện công việc của nhân viên thông qua cam kết tình cảm với tổ chức. Những nhân viên nhận thức được tổ chức hỗ trợ và chăm sóc thì có trở nên gắn bó tình cảm với tổ chức một phần vì sự hỗ trợ và chăm sóc từ tổ chức giải quyết nhu cầu của họ và cung cấp cho họ cảm giác thuộc về. Các nhân viên như vậy có khả năng xác định với tổ chức và do đó sẽ làm hết sức mình cho tổ chức bằng cách tìm cách tốt hơn để thực hiện cơng việc của họ và giải quyết các vấn đề của tổ chức một cách tự nguyện, ngay cả khi vấn đề khơng phải của riêng họ và khơng có phần thưởng cho việc làm như vậy (Fuller và cộng sự, 2006). Anvari, và cộng sự (2010) kết luận rằng nhận thức về sự quan tâm và hạnh phúc tại nơi làm việc làm tăng sự tham gia của nhân viên trong công
việc và họ đáp lại tổ chức với thái độ và kết quả cơng việc tốt trong các tình huống. Mối quan hệ này cũng được xác nhận thêm bởi các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khác, ví dụ: Ahmed, Ismail, Salmiah và Nawaz (2013) đã tiến hành nghiên cứu trong ngành khách sạn và chứng kiến sự kết hợp tích cực trong nhận thức về sự hỗ trợ từ tổ chức và sự tham gia công việc. Cheng và cộng sự, (2011) cũng xác nhận những phát hiện này trong ngành công nghiệp khách sạn Đài Loan. Yavuz (2010) đã xác nhận sự liên kết này trong lĩnh vực giáo dục. Từ những cơ sở trên, chúng tôi đề xuất giả thuyết sau:
Giả thuyết H4: Nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức có tác động dương đến kết quả
công việc của nhân viên.