Nghiên cứu định lượng chính thức thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn CBNV làm việc tại các Ngân hàng TMCP tại TPHCM thông qua Bảng câu hỏi. Trên cơ sở dữ liệu thu thập, tác giả sử dụng phần mềm SPSS và AMOS để thực hiện các phân tích thống kê gồm: đánh giá độ tin cậy thang đo trong mơ hình nghiên cứu bằng kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các yếu tố, biến quan sát được cho là phù hợp, kiểm định CFA, mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM. Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện tại TPHCM vào tháng 07 - 08/2019.
3.4.1 Chọn mẫu nghiên cứu Phương pháp chọn mẫu Phương pháp chọn mẫu
Hiện nay, có 02 phương pháp chọn mẫu cơ bản là: Phương pháp chọn mẫu theo xác xuất hay còn gọi là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên; và phương pháp chọn mẫu phi xác xuất (phương pháp chọn mẫu không ngẫu nhiên). Do điều kiện nguồn lực có hạn nên trong nghiên cứu này phương pháp chọn mẫu phi xác xuất với hình thức chọn mẫu thuận tiện được áp dụng. Phương pháp này có thể sẽ thuận tiện cho việc thu thập dữ liệu khảo sát vì dễ tiếp cận người trả lời, họ dễ dàng trả lời phiếu khảo sát. Đồng thời, phương pháp giúp này tiết kiệm thời gian và chi phí trong q trình thu thập dữ liện nghiên cứu.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, TPHCM hiện nay có tổng cộng khoảng 31 Ngân hàng TMCP. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả không đủ thời gian và nhân lực để phỏng vấn tất cả nhân viên của 31 Ngân hàng này. Do đó, tác giả lựa chọn phỏng vấn các CBNV đang làm việc trong một số Ngân hàng TMCP lớn trên địa bàn TP.HCM.
Theo Haris & cộng sự (2006) kích thước mẫu ít nhất phải đạt được là 50 mẫu, nếu đạt được 100 mẫu thì càng tốt và tỷ lệ quan sát/ biến đo lường là 5:1, tức là một biến đo lường cần tối đa 05 biến quan sát (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Với 26 biến quan sát thì kích thước mẫu dự tính là 26*5 = 130 mẫu trở lên. Nghiên cứu về cỡ mẫu của Roger (2006) cũng cho thấy cỡ mẫu tối thiểu được áp dụng trong các nghiên cứu thực hành là từ 150 – 200. Nhằm giảm sai số do chọn mẫu, tiêu chí khi thực hiện khảo sát này là trong điều kiện cho phép thì việc thu thập càng nhiều dữ liệu nghiên cứu càng tốt, giúp tăng tính đại diện cho tổng thể. Do đó, kích thước mẫu tác giả lựa chọn là 500 mẫu.
3.4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
Khảo sát được xem là phương pháp thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong nghiên cứu định lượng. Tác giả sẽ tiến hành khảo sát thông qua bảng câu hỏi đã được thiết kế trước đó. Tác giả gửi email đến bạn bè, đồng nghiệp nhờ hỗ trợ gửi Bảng câu hỏi đến các cá nhân là nhân viên, quản lý đang làm việc tại các Ngân hàng ở Tp. HCM và thông qua công cụ khảo sát trực tuyến.
Đối tượng khảo sát là các CBNV làm việc trong các ngân hàng tại TP. Hồ Chí Minh. Nhân viên Ngân hàng được chọn để khảo sát bao gồm các nhân viên văn phòng làm việc tại các bộ phận tại Hội sở, các Chi nhánh và các Phòng giao dịch tại các ngân hàng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
3.4.3 Phương pháp xử lý dữ liệu
Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS, tác giả sử dụng phép phân tích mơ tả trong SPSS 20 để phân tích các thuộc tính của mẫu nghiên cứu (giới tính, thâm niên, chức vụ …); kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA; phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính S.E.M.
Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả trong SPSS. Thống kê mô tả trong SPSS là phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu để biến đổi dữ liệu thành thông tin. Thống kê mô tả giúp mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được của đề tài nghiên cứu, đánh giá khái quát về nhận định của đối tượng khảo sát với các câu hỏi này. Thống kê mô tả này sẽ hiển thị đầy đủ các tham số mẫu như trung bình mẫu (mean), giá trị nhỏ nhất (min), giá trị lớn nhất (max), độ lệch chuẩn (standard deviation).