Dựa trên kết quả của cuộc phỏng vấn nhóm, tác giả thực hiện hiệu chỉnh, bổ sung thang đo gốc để phù hợp với bối cảnh thực tế và hình thành thang đo nháp 2. Thang đo nháp 2 sẽ được kiểm định bằng kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA với mẫu dự kiến là 100. Dựa trên kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ, tác giả phát triển thang đo và hình thành bảng câu hỏi chính thức.
3.3.1 Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha
Kiểm định Cronbach’s Alpha giúp kiểm định độ tin cậy của thang đo. Mỗi nhân tố gồm các biến quan sát biểu hiện cho một thang đo nhất định cho nhân tố đó. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp trích xuất Principal Axis Factoring và phép quay Promax.
Bảng 3.6: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha (nghiên cứu sơ bộ)
Khái niệm Số biến quan sát Cronbach’s Alpha Hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất Nhận thức về sự hỗ trợ từ tổ chức (POS) 05 0.957 0.851 (POS2)
Mối quan hệ lãnh đạo – nhân
viên (LMX) 07 0.947 0.586 (LMX6)
Sự gắn kết công việc (WE) 08 0.944 0.502 (WE5) Kết quả công việc (JP) 06 0.936 0.684 (JP5)
Qua kết quả phân tích kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thấy các biến quan sát của từng thang đo đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0.3) và hệ số Cronbach’s Alpha > 0.8 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. Cụ thể kết quả phân tích sơ bộ thang đo được trình bày trong Bảng 3.6 bên trên, chi tiết xem thêm Phụ lục 05 – Kết
quả phân tích Cronbach’s Alpha (nghiên cứu sơ bộ).
Với kết quả như trên, tất cả các biến quan sát đều đạt độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA trong bước tiếp theo.
3.3.2 Đánh giá thang đo sơ bộ bằng EFA
Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo, tác giả đưa tất cả các biến vào phân tích nhân tố một lần duy nhất. Vì trong mơ hình tác giả đề xuất, nhân tố sự gắn kết công việc vừa là biến độc lập vừa là biến phụ thuộc. Do đó việc chạy phân tích nhân tố cùng một lần sẽ giúp kiểm định xem các biến tách nhóm được khơng. Kết quả phân tích thu được theo Bảng 3.7 như sau:
Bảng 3.7: Kết quả phân tích EFA (nghiên cứu sơ bộ)
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .899
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 2932.843
df 325
Sig. .000
Nguồn: Tác giả thống kê
Dựa trên các kết quả trên, tác giả đánh giá EFA dựa trên các tiêu chí sau:
- KMO = 0,899 > 0,5 là đạt yêu cầu, phân tích nhân tố được chấp nhận với tập dữ liệu nghiên cứu.
- Sig Barlett’s Test = 0.000 < 0.05, chứng tỏ các biến quan sát trong cùng nhân tố có tương quan với nhau.
- Giá trị Eigenvalue = 1.183 ≥ 1 và trích được 4 nhân tố mang ý nghĩa tóm tắt thơng tin tốt nhất.
Phụ lục 06 trình bày các kết quả khác trong phân tích EFA – nghiên cứu sơ bộ, cụ thể như sau:
được 76.12% biến thiên của các biến quan sát; 23.88% còn lại là do sai số ngẫu nhiên hoặc các yếu tố khác ngồi mơ hình.
• Bảng Pattern Matrix: dễ dàng nhận thấy có 4 cột, như vậy có 4 nhân tố được rút ra; ngồi ra nó cịn cho biết nhân tố nào bao gồm những câu hỏi nào:
✓ Nhân tố 1: gồm các biến quan sát WE1, WE2, WE3, WE4, WE5, WE6, WE7,WE8; được đặt tên là “Sự gắn kết công việc”. Kết quả từ ma trận xoay cho thấy tất cả các biến đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 trong đó hệ số tải nhân tố của WE5 đạt 0,580 là thấp nhất, chứng tỏ các biến quan sát có sự tương quan đến biến đo lường là “Sự gắn kết công việc”.
✓ Nhân tố 2: gồm các biến quan sát LMX1, LMX2, LMX3, LMX4, LMX5, LMX6, LMX7; được đặt tên là “Mối quan hệ trao đổi lãnh đạo nhân viên”. Ngoại trừ hệ số tải nhân tố của LMX6 đạt 0,619 thì hệ số tải nhân tố cịn lại đều cao, chứng tỏ các biến quan sát có sự tương quan đến biến đo lường là mối quan hệ trao đổi lãnh đạo nhân viên.
✓ Nhân tố 3: gồm các biến quan sát POS1, POS2, POS3, POS5, POS6 ; được đặt tên là “Nhận thức về sự hỗ trợ từ tổ chức”. Kết quả cho thấy các biến quan sát có sự tương quan đến biến đo lường là Nhận thức về sự hỗ trợ từ tổ chức.
✓ Nhân tố 4: gồm các biến quan sát JP1, JP2, JP3, JP4, JP5, JP6; được đặt tên là “Kết quả công việc”. Tương tự như trên, kết quả từ ma trận xoay cho thấy tất cả các biến đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5, chứng tỏ các biến quan sát có sự tương quan đến biến đo lường là kết quả công việc nhân viên.
Như vậy, sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định chính thức độ tin cậy của thang đo, tác giả hình thành thang đo chính thức theo Bảng 3.8 –
Bảng 3.8: Thang đo chính thức Thang đo Nhận thức về sự hỗ trợ từ tổ chức Thang đo Nhận thức về sự hỗ trợ từ tổ chức
POS.1 Ngân hàng đánh giá cao những đóng góp của tơi cho sự thành cơng và phát triển của họ thông qua các chế độ khen thưởng và đãi ngộ.
POS.2 Ngân hàng quan tâm đến mục tiêu cá nhân của tôi
POS.3 Ngân hàng sẵn sàng giúp đỡ tôi khi tôi cần một sự giúp đỡ đặc biệt (trong cơng việc cũng như ngồi cơng việc)
POS.5 Ngân hàng quan tâm đến ý kiến (sáng kiến, góp ý) của tơi POS.6 Ngân hàng tự hào về thành tích của tơi tại nơi làm việc
Thang đo Mối quan hệ lãnh đạo – nhân viên
LMX.1 Sếp trực tiếp hài lịng với những điều tơi làm
LMX.2 Sếp trực tiếp rất hiểu những vấn đề, nhu cầu của nhân viên LMX.3 Sếp trực tiếp hiểu rõ những tiềm năng của tơi
LMX.4 Cho dù ở vị trí nào, trong quyền hạn của mình sếp trực tiếp thường có khuynh hướng hỗ trợ tơi giải quyết những vấn đề của mình.
LMX.5 Một lần nữa cho dù ở vị trí nào, sếp trực tiếp của tơi cũng sẽ cố gắng để bảo vệ tôi.
LMX.6 Tôi tin tưởng vào sếp trực tiếp của tôi đến mức tôi sẽ bảo vệ cho các quyết định của sếp nếu như sếp khơng có mặt ở đó.
LMX.7 Tơi đánh giá mối quan hệ trong công việc với sếp trực tiếp là rất hiệu quả
Thang đo Sự gắn kết công việc
WE.1 Tại nơi làm việc của tôi, tôi cảm thấy tràn đầy năng lượng.
WE.2 Trong công việc của tôi, tôi cảm thấy mạnh mẽ và tràn đầy khí lực WE.3 Tơi rất nhiệt tình với cơng việc của mình
WE.4 Cơng việc của tôi truyền cảm hứng cho tôi
WE.5 Khi tôi thức dậy vào buổi sáng, tơi cảm thấy thích đi làm WE.6 Tôi cảm thấy hạnh phúc khi tôi làm việc đầy nhiệt huyết WE.7 Tôi tự hào về công việc mà tôi làm
Thang đo Kết quả công việc
JP.1 Cấp trên tôi tin rằng tôi là một người làm việc hiệu quả.
JP.2 Tôi luôn hài lịng chất lượng cơng việc và khối lượng cơng việc tôi đã làm. JP.3 Tôi tin rằng tơi là một nhân viên làm việc có hiệu quả.
JP.4 Đồng nghiệp tơi ln đánh giá tơi là người làm việc có hiệu quả
JP.5 Đơi khi tơi làm việc một cách chăm chỉ hơn bởi vì tơi thích làm tốt cơng việc đó
JP.6 Tơi thường cố gắng suy nghĩ những giải pháp để thực hiện công việc một cách hiệu quả hơn
Nguồn: Tác giả thống kê