1.1. Tổng quan về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
1.1.2. Vai trị và lợi ích của hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
Vai trò lớn nhất của các hoạt động mua lại và sáp nhập đem lại cho doanh nghiệp chính là sự phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, ngồi mục đích này, hoạt động mua lại và sáp nhập cũng đem lại nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp như sau:
28 Vishal Majhee (2010), “Analysis of Employment Effects of Takeovers and Mergers and Acquisitions”, t. 14.
29 nt
30 Arneet Kaur, 2014, t.16
(i) Hiệu ứng cộng hưởng: Thuyết cộng hưởng cho rằng việc mua lại xảy ra khi tổng
giá trị của doanh nghiệp hậu sáp nhập lớn hơn tổng giá trị của các doanh nghiệp độc lập.32
Lợi ích của cộng hưởng thu được từ hiệu quả hoạt động, năng lực thị trường tăng lên hay các khía cạnh lợi nhuận tài chính khác, và được phân chia cho cổ đông của doanh nghiệp đi mua và doanh nghiệp mục tiêu. Nói một cách đơn giản hơn, cộng hưởng chính là 2+2=5.33 Cộng hưởng là khi doanh nghiệp A và B kết hợp tạo thành doanh nghiệp C, và giá trị của C lớn hơn giá trị của A và B cộng lại. Vì vậy cổ đơng của doanh nghiệp A và B đều sẽ được hưởng lợi từ việc sáp nhập này. Thông qua việc kết hợp này, các doanh nghiệp hoạt động khơng hiệu quả có thể gia tăng được khả năng của mình bằng cách giảm thiểu chi phí vận hành. Cộng hưởng nghĩa là các doanh nghiệp phải làm việc cùng nhau. Lợi ích của việc cộng hưởng này thường dễ dàng nhận thấy hơn khi sáp nhập theo chiều ngang. Thay vì hai bộ máy vận hành cùng hoạt động, doanh nghiệp mới chỉ cần duy trì một bộ máy nhưng vẫn có thể tạo ra được kết quả tốt. Một ví dụ về việc này là khi hãng Tập đồn hàng khơng IAG, sở các hữu hãng hàng không British Airways và Iberia, thông báo mua lại Air Europa của Tây Ban Nha với giá 1 tỷ euro (1,2 tỷ USD).34 Việc mua lại này sẽ tạo ra hiệu quả cộng hưởng bằng cách tận dụng lộ trình bay của các hãng, giảm thiểu số chuyến trên một chặng bay, giảm thiểu nhân viên mặt đất và giảm thiểu số máy bay cần sử dụng .v.v..
(ii) Tăng trưởng: Mua lại và sáp nhập là động lực để bảo đảm phát triển bền vững
hoặc gia tăng mức độ tăng trưởng. Mở rộng kinh doanh thông qua hoạt động mua lại và sáp nhập tốn ít thời gian và chi phí hơn so với việc phát triển theo cách thông thường (ở đây là kinh doanh tạo ra lợi nhuận và dùng một phần lợi nhuận để tái đầu tư). Thay vì phải đầu tư thời gian vào việc phát triển và đa dạng hóa sản phẩm từ bên trong doanh nghiệp, việc tăng trưởng có thể đạt được dễ dàng hơn bằng cách kết hợp với một doanh nghiệp có sẵn. Chi phí cho việc kết hợp này cũng ít hơn vì doanh nghiệp khơng cần phải đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, họ có thể sử dụng những trang thiết bị đã có sẵn từ một
32 Gurminder Kaur (2005) “Corporate Mergers and Acquisitions”, Deep and Deep Publications Pvt. Ltd., New Delhi, t. 262.
33 Eugene F. Brigham và cs (1999), “Intermediate Financial Management”, The Drydren Press, Fortworth
34 H.Thủy (2019), “IAG với tham vọng mở rộng các tuyến bay tới Mỹ Latinh và Caribe”, truy cập vào 14/01/2020 tại < https://bnews.vn/iag-mua-hang-hang-khong-air-europa-cua-tay-ban-nha/139189.html>
doanh nghiệp khác. Tăng trưởng là một yếu tố cốt lõi của tất cả các doanh nghiệp, và cũng chính là động lực quan trọng của các hoạt động mua lại và sáp nhập.
(iii) Giảm thiểu rủi ro: Mua lại và sáp nhập là phương pháp hiệu quả để thâm nhập
vào thị trường mới với mục tiêu đa dạng hóa dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm, từ đó doanh nghiệp có thể tránh được tình trạng chỉ tập trung vào một lĩnh vực duy nhất. Việc đa dạng hóa này cịn giúp cho doanh nghiệp tiếp cận thêm được nhiều khách hàng mới, việc kết hợp nguồn lực giữa hai doanh nghiệp thuộc hai lĩnh vực khác nhau làm gia tăng những lợi thế về tài chính và khả năng đầu tư của các cổ đông. Đồng thời, sự kết hợp giữa hệ thống quản lý và vận hành giữa các doanh nghiệp sẽ củng cố thêm khả năng đứng vững khi có biến động xảy ra trên thị trường của doanh nghiệp mua lại hoặc sáp nhập.
(iv) Gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường: Doanh nghiệp sáp nhập hoặc mua
lại sẽ thừa hưởng hệ thống sản xuất và phân phối hoặc thậm chí là có khả năng phát triển những thương hiệu mới, tạo ra lợi thế trên thị trường, từ đó nắm giữ thị trường.35
Một ví dụ cho việc này thương vụ sáp nhập Tata-Corus. Vào thời điểm sáp nhập, Tata sản xuất được 5 triệu tấn thép mỗi năm, trong khi đó Corus sản xuất được 22 triệu tấn. Sau thương vụ mua lại Tata, Corus từ vị trí thứ 56 trở thành doanh nghiệp sản xuất thép lớn thứ 5 trên tồn cầu.36 Đơi khi, các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường có thể gia tăng khoảng cách với các đối thủ cạnh tranh khi thực hiện việc mua lại. Ví dụ như thương vụ sáp nhập của Arcelor và Miltal, vào thời điểm đó thép Mittal đã là doanh nghiệp đứng đầu thị trường thế giới về lĩnh vực thép, tuy nhiên, sau khi sáp nhập thêm Arcelor, là doanh nghiệp đứng thứ hai trên thị trường, họ đã bỏ xa đối thủ cạnh tranh là Nippon.37
Xâm nhập vào một thị trường mới cũng là một trong những lí do quan trọng mà các doanh nghiệp thực hiện mua lại và sáp nhập. Các hoạt động sáp nhập xuyên biên giới hiện nay đang dần trở nên phổ biến hơn. Khi một doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường của mình, họ sẽ mua lại hoặc sáp nhập với một doanh nghiệp đã có sẵn lượng khách hàng
35 Arneet Kaur, 2014, t.37
36 nt
và hiểu về thói quen của khách hàng tại thị trường đó. Ví dụ khi Central Group mua lại Big C, khi đó, Big C Việt Nam đã xây dựng được một mối quan hệ giữa các nhà cung cấp và các khách hàng, đồng thời còn bao gồm cả nhân viên, chính quyền địa phương và cộng đồng trong và ngồi nước, việc này giúp họ có thể mở rộng thêm mạng lưới kinh doanh của mình.