1.2. Tổng quan pháp luật Việt Nam về khái niệm mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
1.2.2.2. Luật Đầu tư
Khác với LCT 2018, Luật Đầu tư 2014 không đưa ra khái niệm của các hoạt động kinh tế, nhưng có quy định về việc các nhà đầu tư nước ngồi có thể thực hiện hoạt động này
thông qua việc cổ phiếu hoặc vốn của cơng ty hiện có. Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, người nước ngồi có thể mua từ tối đa 0% hoặc 51% hoặc 100%. Đầu tiên, nhà đầu từ cần phải có được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền để mua vốn góp hoặc cổ phiếu. Sau đó, đầu tư nước ngồi có thể chuyển tiền của họ qua ngân hàng cho người mua. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, các nhà đầu tư cần thay đổi thông tin liên quan đến chủ sở hữu, tỷ lệ phần trăm vốn điều lệ, tỉ lệ cổ phần và đại diện theo pháp luật sau khi thực hiện việc đầu tư.
Ngoài ra, hoạt động mua lại doanh nghiệp theo hình thức góp vốn, mua cổ phần cũng được quy định tại Khoản 2, Điều 46 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư quy định tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngồi đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Khoản 2, Điều 26 Luật Đầu tư và Khoản 3, Điều 46 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP.