Đánh giá hoạt động mua bán và sáp nhập tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định của luật cạnh tranh đối với hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại việt nam (Trang 66 - 71)

Trong những năm qua, Việt Nam đã ban hành một số luật quan trọng như: Bộ luật Dân sự mới, Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Luật DN, Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Cạnh tranh. Một số luật quan trọng khác cũng được đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn như: Luật Đất đai, Luật Chứng khốn, Luật Phịng chống tham nhũng, Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học.

Cùng với đó, Chính phủ cũng đã ban hành một số nghị định như: Nghị định số 126/2017/NĐ-CP về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN); Nghị định số 09/2018/NĐ-CP về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngồi, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam; Nghị định số 86/2018/NĐ-CP về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục... Các văn bản pháp lý này đã có tác động tích cực đến mơi trường kinh doanh của Việt Nam. Những nỗ lực cải thiện quy định pháp lý này đã giúp mở đường cho một nền kinh tế có tính thị trường hơn và giúp Việt Nam thu hút thêm vốn đầu tư vào các ngành dịch vụ mới.

Trong năm 2018, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã tăng cường công tác điều tra các hành vi hạn chế cạnh tranh, thực hiện ra soát các thị trường trọng điểm nhằm phát hiện, làm rõ các dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh về hạn chế cạnh. Cụ thể tại một số thị trường như thị trường ơ tơ, xe máy, mía đường, xăng dầu ... hoặc các thị trường mới nổi có cấu trúc đặc biệt như Grab/Uber, phát hành phim, du lịch ... Bên cạnh đó, Cục CT&BVNTD đã xác minh, giải quyết một số vụ việc liên quan đến các lĩnh vụ nơng sản, bưu chính... Trong năm 2018 cũng có một thương vụ mua lại đáng chú ý giữa Grab và Uber, cụ thể ngày 25/3/2018, Tập đoàn Uber và Tập đoàn Grab Inc. đã ký một thỏa thuận chuyển nhượng chung về việc Uber bán lại mảng hoạt động kinh doanh tại 08 thị trường thuộc khu vực Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam cho tập đồn Grab Inc.

Tại Việt Nam, ngày 25/3/2018, Công ty TNHH GrabTaxi (Grab Taxi) và Công ty TNHH Uber Việt Nam cũng ký kết Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng và tiếp nhận nghĩa vụ về việc Uber Việt Nam bán các tài sản, hoạt động kinh doanh, các lợi ích khác tại Việt Nam của Uber cho GrabTaxi.

Grab và Uber đều là hai doanh nghiệp có sức mạnh thị trường, cạnh tranh trực tiếp với nhau nên việc Grab thâu tóm Uber tại Đơng Nam Á, trong đó có thị trường Việt Nam sẽ làm thay đổi cấu trúc thị trường theo hướng giảm số lượng chủ thể hoạt động trên thị trường và hình thành một doanh nghiệp có sức mạnh thị trường, theo đó tiềm ẩn nguy cơ lạm dụng vị trí thống lĩnh gây hạn chế cạnh tranh thị trường. Sau khi tiến hành xác minh vụ việc, Cục CT&DVNTD đã xác định vụ việc Grab mua lại Uber có cấu thành hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh theo Điều 18 và Điều 20 Luật Cạnh tranh năm 2004 về hành vi không thông báo tập trung kinh tế và hành vi tập trung kinh tế bị cấm. Tuy nhiên, bởi vì thương vụ mua lại này được diễn ra tại nước ngoài, vậy nên Hội đồng Cạnh tranh chỉ có thể xử lí theo hướng áp dụng một số biện pháp khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi vi phạm.

Mặc dù vẫn còn vài mặt hạn chế trong hệ thống pháp lý, nhưng vẫn không thể phủ nhận được việc tăng trưởng trong hoạt động tập trung kinh tế của Việt Nam đã có nhiều bước tiến mới trong những năm gần đây. Chỉ tính riêng trong năm 2017, tổng giá trị mua lại và sáp nhập tại Việt Nam đạt 10,2 tỷ USD (mức cao nhất từ trước đến nay) tăng trưởng 175% so với năm 2016. Hoạt động mua lại và sáp nhập năm 2017 có sự tăng trưởng đột biến với dấu mốc quan trọng là thương vụ ThaiBev, thương vụ kỷ lục nhất trong 10 năm qua đã được thực hiện, thông qua công ty con Vietnam Beverage đã mua lại 51% Sabeco với giá trị lên đến 4,8 tỷ USD. Thương vụ này chiếm gần 50% tổng giá trị mua lại và sáp nhập năm 2017 và bằng 86,2% tổng giá trị của tất cả các thương vụ mua lại và sáp nhập tại Việt Nam năm 2016. Lĩnh vực mua lại và sáp nhập sôi động nhất năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 tập trung vào sản xuất hàng tiêu dùng và bất động sản.

Trong đó, các nhà đầu tư từ Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn đóng vai trị quan trọng trong hoạt động mua lại và sáp nhập tại Việt Nam. Nếu 2016 là năm lên ngôi của bán lẻ với các thương vụ mua lại các chuỗi phân phối thì năm 2017, ngành có tỷ trọng giá trị mua lại và sáp nhập lớn nhất là sản xuất hàng tiêu dùng (chiếm tỷ lệ 57%), tiếp theo là ngành Bất động sản (chiếm tỷ lệ 27%), tài chính - ngân hàng (chiếm tỷ lệ 4%), vật liệu hóa chất (chiếm tỷ lệ 3%). Theo báo cáo toàn cảnh thị trường mua lại và sáp nhập Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2018, hoạt động mua lại và sáp nhập tiếp tục sôi động khi tổng giá trị các thương vụ đạt 3,55 tỷ USD (bằng 155% cùng kỳ năm 2017). Trong các lĩnh vực, bất động sản chiếm ưu thế trong mua lại và sáp nhập (chiếm tỷ lệ 66,75%), tiếp đến là tài chính - ngân hàng (chiếm tỷ lệ 19,06%) và sản xuất công nghiệp (chiếm tỷ lệ 9%). Có thể nhận thấy, những ngành đang được quan tâm nhất hiện nay đều hướng tới việc tiếp cận và khai thác thị trường

Qua nghiên cứu một số trường hợp mua lại, sáp nhập đã thực hiện trong năm 2012 và 2019, đồng thời tìm hiểu, phân tích thêm một số trường hợp mua lại, sáp nhập trong thời gian gần đây, người viết có thể đánh giá khái quát thực tiễn thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay như sau:

Các bên tham gia mua lại, sáp nhập đã chủ động thông báo các hoạt động mua lại và sáp nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật cạnh tranh. Phương án mua lại, sáp nhập của các doanh nghiệp đều được Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng chấp thuận. Các doanh nghiệp sau mua lại, sáp nhập đều hoạt động có hiệu quả. Việc vận dụng pháp luật cạnh tranh trong mua lại, sáp nhập bước đầu đáp ứng được yêu cầu tái cấu trúc doanh nghiệp, mặc dù một số quy định pháp lý còn thiếu, chưa đồng bộ và chặt chẽ.

Do việc vận dụng pháp luật phức tạp, thiếu kiến thức và kinh nghiệp nên các doanh nghiệp thực hiện mua lại, sáp nhập khơng tự mình thực hiện được tất cả các nội dung, yêu cầu của pháp luật về mua lại, sáp nhập mà phải thông qua các công ty tư vấn, luật sư để xây dựng phương án mua lại, sáp nhập, thẩm định pháp lý, lập hồ sơ và tiến hành các trình tự, thủ tục để thực hiện thương vụ mua lại và sáp nhập.

Các thương vụ mua lại và sáp nhập đều được thơng qua sự kiểm sốt của cơ quan quản lý cạnh tranh, nhằm bảo đảm việc thực hiện tập trung kinh tế của các doanh nghiệp không vi phạm quy định về việc lợi dụng sức mạnh trên thị trường của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế, gây ra các hành vi hạn chế cạnh tranh, cản trở cạnh tranh của các doanh nghiệp khác trên thị trường.

Nhờ việc thực thi Luật Cạnh tranh một cách đúng đắn, hoạt động mua lại và sáp nhập các ngành nghề, lĩnh vực được dự báo sẽ tiếp tục sôi động trong thời gian tới:

Một là, sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm đồ uống và bán lẻ. Ngành bán lẻ tiếp tục là mục tiêu của các nhà đầu tư bởi tốc độ tăng trưởng và nhu cầu tiêu dùng cao của thị trường. Với thị trường 95 triệu dân, cơ cấu dân số trẻ, các thương vụ trong lĩnh vực hàng tiêu dùng sẽ được quan tâm.

Hai là, về lĩnh vực bất động sản. mua lại và sáp nhập bất động sản đang thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các nhà đầu tư nước ngồi, điển hình là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đang trong cuộc đua tìm kiếm cơ hội đầu tư với kỳ vọng về dòng tiền sinh lời ổn định, lợi suất cao. Cùng với đó, kinh tế vĩ mơ tăng trưởng ổn định, các thoả thuận hợp tác song phương và đa phương có hiệu lực, tốc độ tăng trưởng dân số và đô thị hoá cao là các yếu tố thúc đẩy Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn nhất khu vực. Các nhà đầu tư nội, tuy không tham gia vào các thương vụ có giá trị lớn nhất, nhưng đang từng bước chuyển mình để làm chủ các thương vụ mua lại và sáp nhập nhờ lợi thế về tiếp cận quỹ đất, am hiểu thị trường.

Ba là, ngân hàng và dịch vụ tài chính. Dự kiến, các nhà đầu tư sẽ quan tâm tới lĩnh vực tài chính cá nhân, tài chính tiêu dùng, hoạt động thẻ, công nghệ ngân hàng... vốn còn nhiều tiềm năng phát triển ở Việt Nam. Trong khi đó, các cơng ty tài chính, hoặc bảo hiểm của các ngân hàng cần tìm đối tác hợp tác nhằm đảm bảo sức cạnh tranh.

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOẠT THIỆN QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH

Trong nền kinh tế tồn cầu hóa hiện nay, sự cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh đã trở thành từ khóa của bất kì một doanh nghiệp nào trên thế giới. Mua lại và sáp nhập dần được sử dụng như một công cụ phổ biến để gia tăng quy mô và tài sản của doanh nghiệp, tạo tiền đề cho khả năng gia tăng thị phần và dần trở nên cạnh tranh hơn. Vì vậy, các hoạt động mua lại và sáp nhập dần trở thành phương thức quan trọng để doanh nghiệp tăng trưởng. Hoạt động mua lại và sáp nhập xuất hiện ở khắp trong các chương trình nghị sự của doanh nghiệp ở mỗi quốc gia. Những hoạt động này được xem là cách hiệu quả nhất để gia nhập một thị trường mới. Xu hướng tồn cầu hóa nền kinh tế của các quốc gia và vùng lãnh thổ đạt được bước phát triển như hiện nay chính là nhờ sự phát triển của các hoạt động mua lại và sáp nhập, nhằm mục tiêu tạo ra những “người chơi” lớn có khả năng cạnh tranh, tập trung và đứng vững trên thị trường. Cùng với sự thay đổi trong cấu trúc nền kinh tế, làn sóng tái cấu trúc trong doanh nghiệp không chỉ xuất hiện tại các doanh nghiệp lớn và còn phát triển đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong hồn cảnh đó, khi áp lực tồn cầu hóa gia tăng sẽ mở ra khả năng cạnh tranh giữa các quốc gia, mở rộng thị trường, tham gia vào các thị trường bên ngoài lãnh thổ, phát triển cơng nghệ, u cầu về việc đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ. Đồng thời cũng mang đến những áp lực cho các doanh nghiệp, địi hỏi phải có một tổ chức lớn mạnh hơn để hoạt động hiệu quả hơn và đứng vững trước những thách thức, cũng như cạnh tranh khi tồn cầ hóa. Khi làn sóng mua lại và sáp nhập kéo đến tồn thế giới, các quốc gia cũng phải đưa ra những chính sách phù hợp đề điều chỉnh hoạt động này, Việt Nam cũng không ngoại lệ.

3.1. Những cơ hội và thánh thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. 3.1.1. Cơ hội

Sự tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế sẽ tạo nên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp không thể đứng vững trước sự thay đổi này sẽ dần đẫn đến nguy cơ phá sản. Do vậy, cổ đơng của doanh nghiệp nhỏ hơn sẽ có xu hướng bán lại cho doanh nghiệp khác để rút khỏi thị trường hoặc có xu hướng liên kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Đây chính là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp mạnh có đủ năng lực tài chính mua lại các doanh nghiệp nhỏ. Với những nhà đầu tư lớn với những chiến lược đầu tư dài dại, thì đây chính là cơ hội tối để họ thu mua, đầu tư vào những doanh nghiệp có tiềm năng với giá trị mua thấp.

Cùng với đó, việc Việt Nam gia nhập WTO, đồng thời ban hành những chính sách mở cửa và những ưu đãi về thuế của chính phủ khiến cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao cơ hội đầu tư ở Việt Nam. Phương thức mà họ lựa chọn nhiều nhất, là bước đầu tiên để tiếp cận thị trường Việt Nam chính là việc tiếp cận các doanh nghiệp trong nước bằng cách thực hiện các thương vụ mua lại và sáp nhập doanh nghiệp.

Ngoài ra, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường khiến nhiều doanh nghiệp phải mở rộng quy mơ để cạnh tranh. Vì vậy, các doanh nghiệp lựa chọn hình thức mua bán và sáp nhập như là cách để kêt gọi vốn, tiềm lực để gia tăng năng lực cạnh tranh của mình trên thương trường. Đây cũng là cơ hội tốt cho doanh nghiệp trong việc tát cơ cáu cơ chế quản lý, cải cách hệ thống điều hành và nâng cao công nghệ kỹ thuật hiện đại, tiếp thu tinh hoa cơ chế mới. Đặc biệt đối với Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi sang cơ chế thị trường cổ phần hóa doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định của luật cạnh tranh đối với hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại việt nam (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)