Lịch sử hình thành quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam về mua bán, sáp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định của luật cạnh tranh đối với hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại việt nam (Trang 35 - 37)

nhập doanh nghiệp

Đối với trường hợp tại Việt nam, trong 15 năm qua, Việt Nam đã duy trì được hiệu suất kinh tế tương đối mạnh mẽ. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được mở rộng với tốc độ cao và ổn định, với tỉ lệ tăng trung bình khoản 7% mỗi năm, khiến Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao sẽ đi kèm với ổn định kinh tế vĩ mô, cụ thể là tỉ lệ lạm phát thấp, thâm hụt ngân sách nhỏ, tăng trưởng tín dụng ổn định và khả năng quản lý các khoản nợ nước ngoài. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện/GDP của cao nhất trên thế giới (33,5% trong năm 2018). Mức thâm hụt ngân sách hiện tại đang ở mức có thể kiểm soát được, đồng thời, chúng ta cũng nhận được nguồn tài chính ổn định từ các dịng vốn đầu tư trước tiếp nước ngồi (FDI). Chính vì vậy, tỷ giá hối đối của đồng Việt Nam khơng có sự biến động mạnh. Tăng trưởng kinh tế đã giúp thực hiện các mục tiêu xã hội và hỗ trợ đáng kể cho các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Chúng ta đạt được những thành tựu trên là nhờ thực hiện thành cơng chương trình cải cách kinh tế tồn diện được đưa ra vào năm 1986.

Trước năm 1986, Việt Nam đã đi theo mơ hình phát triển của một nền kinh tế kế hoạch tập trung, đặc trưng bởi sự can thiệp đáng kể của Nhà nước vào hoạt động của thị trường. Trong một nền kinh tế như vậy, thị trường không thể được phát triển đúng mực, đồng

thời, khái niệm về cạnh tranh cũng khơng xuất hiện tại thị trường này. Chương trình cải cách kinh tế bắt đầu từ năm 1986 đã đưa ra một loạt các biện pháp ổn định và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, những lợi ích tích cực của nền kinh tế thị trường vẫn chưa được khai thác triệt để ở giai đoạn này, chúng ta vẫn chưa có những quy định cụ thể và đầy đủ nhằm điều chỉnh các hoạt động của thị trường. Cấu trúc độc quyền vẫn tồn tại trong một số lĩnh vực quan trọng, trong khi các hành vi kinh doanh hạn chế (Restrictive Business Practices) và các hành vi giao dịch không lành mạnh (Unfair Trade Pracetices) vẫn ngày càng gia tăng và chưa được xử lý một cách hiệu quả. Vì vậy, sự ra đời của luật cạnh tranh là cách giải quyết thỏa đáng cho những vấn đề này.Vào ngày 03 tháng 12 năm 2004, Quốc hội Việt Nam Khóa X, tại phiên họp thứ 6, đã họp và thơng qua Luật Cạnh tranh, có hiệu lực vào tháng 7 năm 2005 và được quản lý bởi Cục Quản lý Cạnh tranh (CAD) của Bộ Thương mại Việt Nam.

Sự ra đời của Luật Cạnh tranh đã thúc đẩy các hoạt động Sáp nhập và Mua lại trở nên phát triển mạnh mẽ ở thị trường Việt Nam. Từ năm 2005, mua lại và sáp nhập tăng gấp năm lần về giá trị, từ 1,08 tỷ USD năm 2005 lên đến 5,1 tỷ USD năm 2012; 77% số thương vụ liên quan đến doanh nghiệp nội, song giá trị không lớn với quy mô thường dưới 10 triệu USD (47% số thương vụ)46

Giai đoạn này chứng kiến sự bứt phá về giao dịch mua lại và sáp nhập trong các ngành ngân hàng, hàng tiêu dùng và bất động sản. Cùng với q trình tái cơ cấu, ngành Ngân hàng có một số thương vụ lớn như Ngân hàng TMCP Sài Gòn được hợp nhất từ ba ngân hàng, Habubank sáp nhập vào SHB.

Cùng với sự ra đời của Luật Cạnh tranh 2018, nhằm bảo đảm cạnh tranh và nền kinh tế thị trường trong thời đại tồn cầu hóa, các hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp được hi

vọng sẽ tiến hành với quy mơ lớn hơn so với bất kì giai đoạn nào trong quá khứ, đồng thời, cũng đóng một vai trị quan trọng nhằm phát triển khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

1.4. Quy định về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp trong pháp luật cạnh tranh một số quốc gia khác.

Khi đề cập đến mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, một số nước thường sử dụng cụm từ Mergers and Acquisitions (M&A), Takeovers, Buyouts để chỉ các hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Cách dịch các từ trên sang tiếng Việt khác nhau: Mergers được dịch là sáp nhập hoặc hợp nhất; Acquisitions được dịch là mua bán hoặc mua lại. Takeovers, Buyouts dịch ra tiếng Việt có nghĩa là thâu tóm, mua lại. Cụ thể, khái niệm về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp của Mỹ, Đức và Nga được tiếp cận như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định của luật cạnh tranh đối với hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)