Các nhà lập pháp không định nghĩa về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. Thay vào đó, pháp luật Đức quy định về các hình thức mua bán, sáp nhập cơng ty. Theo tinh thần các quy định mua bán và sáp nhập cơng ty ở Đức, có thể nhận thấy mua bán cơng ty bao gồm
48 nt
hình thức mua bán tài sản của công ty, mua cổ phần hoặc phần vốn góp chi phối của cơng ty, mua nợ của công ty. Các biện pháp tổ chức lại công ty như hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi công ty không phải là mua bán công ty mà hoạt động tổ chức lại công ty thường được tiến hành ở giai đoạn sau của hoạt động mua bán công ty.50
Đối tượng mua bán trong các thương vụ mua bán công ty (thông qua mua bán tài sản của công ty) là tồn bộ hoặc bộ phận tài sản của cơng ty và được thực hiện trên cơ sở hợp đồng mua bán tài sản theo sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự năm 1896 của Cộng hịa liên bang Đức.
Mua bán cơng ty thơng qua mua cổ phần hoặc phần vốn góp chi phối của công ty được hiểu là “việc chủ thể chi phối hoạt động của công ty thông qua việc mua một số lượng lớn cổ phần hoặc phần vốn góp của cơng ty đó”. Việc mua cổ phần hoặc phần vốn góp của cơng ty được coi là mua cổ phần hoặc phần vốn góp chi phối nếu người mua “nắm giữ ít nhất 75% vốn điều lệ của cơng ty (tỷ lệ vốn có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của cơng ty...).51
Mua bán cơng ty thơng qua hình thức mua nợ của công ty là việc chủ thể chi phối hoạt động của công ty thông qua mua bán khoản nợ của công ty và chuyển đổi chủ sở hữu công ty thông qua việc chuyển dần nợ thành cổ phần hoặc phần vốn góp chi phối tại cơng ty đó. Hình thức mua nợ của doanh nghiệp thực chất chính là mua lại phần vốn góp, cổ phần của chủ sở hữu doanh nghiệp mục tiêu.