Vụ việc Abbott mua lại CFR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định của luật cạnh tranh đối với hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại việt nam (Trang 61 - 63)

2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật đối với các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh

2.2.2. Vụ việc Abbott mua lại CFR

Ngày 5 tháng 6 năm 2014, Cục Quản lý cạnh tranh nhận được hồ sơ thông báo Tập trung kinh tế của Công ty Abbott Investments Luxembourg Sarl, Công ty CFR Pharmaceuticals SA và Công ty Positron Limited Ltd về việc Abbott Investments Luxembourg Sarl dự kiến mua lại CFR Pharmaceuticals S.A. 86

Các Bên tham gia tập trung kinh tế gồm:

Bên bán: Positron Limited Ltd, khơng có hoạt động tại Việt Nam;

Cơng ty mục tiêu: CFR PHARMACEUTICALS S.A., có hoạt động tại Việt nam thơng qua các văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội và cơng ty con (Công ty cổ phần XNK Dược phẩm Domesco);

Bên mua: Abbott Investments Luxembourg S.A.R.L. có hoạt động tại Việt Nam thông qua văn phịng đại diện tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội và cơng ty con (Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A Việt Nam).

Căn cứ Khoản 3 Điều 17 Luật Cạnh tranh 2004 và Khoản 4 Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018: “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn

bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.” Vụ việc tập trung kinh tế của các doanh nghiệp này thuộc trường hợp mua lại doanh nghiệp.

Theo đó Abbott Investments Luxembourg Sarl mua lại CFR Pharmaceuticals SA từ Positron Ltd Limited.

Đối với trường hợp này, thị trường liên quan được xác định là các thị trường dược phẩm phân theo hoạt chất (mỗi hoạt chất là một thị trường liên quan) trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Theo báo cáo thị phần do các Bên cung cấp, thị phần kết hợp của các hoạt chất Betaserc và Duphaston thuộc ngưỡng 30-50%. Việc tập trung kinh tế theo hình thức mua lại doanh nghiệp của các bên trong Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế diễn ra ở nước ngoài. Việc mua lại doanh nghiệp này không làm thay đổi cấu trúc thị trường dược phẩm Việt Nam. Thị phần kết hợp của các bên tham gia tập trung kinh tế trên thị trường sản phẩm liên quan tại Việt Nam chiếm dưới 50%. Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật Cạnh tranh 2004:

“Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.”

Việc tập trung kinh tế của các bên nêu trên không thuộc trường hợp bị cấm theo quy định của Luật Cạnh tranh 2004.

Khác với Luật Cạnh tranh 2004, Luật Cạnh 2018 đánh giá tác động của thương vụ mua lại của các doanh nghiệp không chỉ dựa vào yếu tố thị phần, Ủy ban Cạnh Tranh quốc gia có nhiệm vụ thẩm định thương vụ mua lại có thuộc trường hợp bị cấm căn cứ theo: a) Mức thị phần của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận; b) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường; c) Hạn chế nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ hoặc hạn chế năng lực công nghệ; d) Giảm khả năng tiếp cận, nắm giữ cơ sở hạ tầng thiết yếu; đ) Tăng chi phí, thời gian của khách hàng trong việc mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hoặc khi chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ liên quan khác; e) Gây cản trở cạnh tranh trên thị trường thơng qua kiểm sốt các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực liên quan đến các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận.87 Hiện nay chúng ta vẫn chưa có quy định cụ thể về mức thị phần kết hợp sẽ bị cấm trong thương vụ tập trung kinh tế, điều này khiến cho việc thẩm định hồ sơ tập trung kinh tế sẽ trở nên khó khăn hơn cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định của luật cạnh tranh đối với hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại việt nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)