Doanh nghiệp được xem là một loại sản nghiệp và được mua bán trên thị trường mua bán doanh nghiệp quy định tại Điều 132 mục 3 Đối tượng quyền dân sự - Những quy định chung Bộ luật Dân sự Liên bang Nga.52
50 Trần Thị Bảo Ánh, 2014, t.35
51 nt
Quy định của pháp luật Cộng hòa liên bang Nga đã xác định rõ doanh nghiệp là một khối tài sản thống nhất để thực hiện mục tiêu kinh doanh của chủ sở hữu doanh nghiệp, khối tài sản đó bao gồm các loại tài sản hữu hình, tài sản vơ hình và các quyền về tài sản. Khối tài sản “doanh nghiệp” đó có thể là đối tượng của hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Từ đó, mua bán doanh nghiệp là việc chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền bán tất cả tài sản tạo thành doanh nghiệp cho bên có nhu cầu mua khối tài sản đó, đây là hình thức mua bán tồn bộ doanh nghiệp.53
Tóm lại, dù được định nghĩa và tiếp cận khác nhau với các quy định về hình thức mua bán và sáp nhập doanh nghiệp nhưng điểm chung trong quan điểm của các quốc gia trên được thể hiện ở hai điểm sau đây:
Một là, đối tượng mà các bên hướng tới trong việc mua bán và sáp nhập doanh nghiệp chính là “doanh nghiệp”.
Hai là, hệ quả của việc mua bán và sáp nhập doanh nghiệp là phải đạt được các mục tiêu kinh doanh sau khi thực hiện việc mua bán và sáp nhập. Đối với mua bán, đó là khả năng kiểm sốt hoặc chi phối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu thông qua việc mua tài sản hoặc cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp đó. Đối với sáp nhập, đó là việc tái cơ cấu bộ phận quản trị và vận hành nhằm gia tăng tăng trưởng của doanh nghiệp.
CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM