Chiến lược, chính sách trước mắt và trung hạn

Một phần của tài liệu Ebook Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 70 - 73)

III. Trường hợp Việt Nam: Có thể tránh bẫy thu nhập trung bình thấp?

1. Chiến lược, chính sách trước mắt và trung hạn

Thứ nhất, phải chỉnh đốn ngay các quan hệ kinh tế với Trung Quốc, từng bước điều chỉnh để kéo các hiện tượng bất thường hiện nay trở lại trạng thái bình thường, giống như quan hệ giữa Việt Nam với các nước khác. Áp dụng các tiêu chuẩn phổ quát, các quy định trong các bang giao kinh tế quốc tế, và các chính sách, các quy định của riêng Việt Nam, để loại bỏ những doanh nghiệp, những dự án kém chất lượng, những lao động nước ngoài bất hợp pháp hoặc không cần thiết của bất cứ nước nào, kể cả Trung Quốc. Trong việc chỉnh đốn lại các quan hệ với Trung Quốc, vấn đề tối quan trọng là phải rà soát lại năng lực và đạo đức của quan chức trung ương và địa phương phụ trách kinh tế đối ngoại, đừng để xảy ra khả năng do kém hiểu biết hoặc bị phía Trung Quốc mua chuộc mà có những quyết định bất lợi cho Việt Nam.57

thiện môi truờng đầu tư và thực hiện các chiến lược, chính sách phát triển), có nhiều trường hợp phải tìm biện pháp "mua thời gian" trong quan hệ với Trung Quốc. Mua thời gian có nghĩa là trước khi củng cố nội lực chưa vội triển khai các chương trình hợp tác, chưa thúc đẩy các kế hoạch phát triển có yếu tố Trung Quốc. Chẳng hạn, việc xây dựng hạ tầng trong kế hoạch hai hàng lang một vành đai

nên được hoãn lại.58 Sau sự kiện giàn khoan 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa của Việt Nam, vấn đề an ninh ở biên giới cần phải được quan tâm hơn. Các kế hoạch xây dựng hạ tầng giao thông, các dự án mà doanh nghiệp Trung Quốc có thể thắng thầu cần được lưu ý.

Thứ ba, các chính sách kinh tế đối ngoại trước khi quyết định ban hành phải ý thức đến sự tồn tại của Trung Quốc, phải lường trước những tác động, hậu quả đến từ nước láng giềng khổng lồ phía Bắc. Phương châm này khơng hàm ý nghĩa kì thị với Trung Quốc nếu nhìn từ lí luận về địa kinh tế và kinh nghiệm của thế giới đã nói ở trên. Gần đây, chính phủ Việt Nam vừa cơng bố chính sách mới rất thơng thống liên quan đến việc cho phép nước ngoài sở hữu bất động sản và mua cổ phần của cơng ti Việt Nam.59 Tơi khơng biết là Chính phủ đã lường trước khả năng Trung Quốc sẽ ồ ạt vào chiếm hữu bất động sản và doanh nghiệp Việt Nam hay khơng mà vội cơng bố chính sách này?

Thứ tư, trước mắt cần có ngay các chính sách tăng sức cạnh tranh quốc tế của công nghiệp Việt Nam, trước hết là những mặt hàng phải nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc. Chiến lược thay thế nhập khẩu từ Trung Quốc cũng là đối sách cần thiết khi gia nhập TPP vì quy chế nội địa không cho phép Việt Nam tiếp tục xuất khẩu qua Mĩ và các thành viên khác của TPP những mặt hàng có hàm lượng nhập khẩu cao từ Trung Quốc là nước không phải thành viên của TPP Trong trung hạn phải có chiến lược chuẩn bị điều kiện để

chuyển dịch cơ cấu công nghiệp lên cao hơn, tham gia được vào sự phân công hàng ngang với Trung Quốc và các nước khác ở Đơng Á trong những mặt hàng có hàm lượng kĩ năng cao. Có hai điểm quan trọng liên quan đến chiến lược này. Một là triệt để cải cách giáo dục và đầu tư thích đáng cho giáo dục và nghiên cứu khoa học, công nghệ để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho giai đoạn chuyển dịch cơ cấu cơng nghiệp như đã nói. Hai là có chiến lược chọn lựa, thu hút dịng đầu tư nước ngồi (FDI) có chất lượng cao để nhanh chóng tham gia vào mạng lưới phân cơng lao động trong các ngành có hàm lượng cơng nghệ cao, địi hỏi kĩ năng lao động cao. Nếu khơng có các chính sách này, Việt Nam sẽ khơng bao giờ theo kịp Trung Quốc về công nghiệp.

Thứ năm, để thực hiện hiệu quả chính sách thứ ba nói trên, phải cải thiện ngay chất lượng của bộ máy nhà nước, đưa chất lượng hành chính lên ngang hàng với Trung Quốc, về phí tổn kinh doanh, tình trạng tham nhũng, hiệu suất của bộ máy hành chính và các chỉ tiêu khác liên quan chất lượng thể chế, Trung Quốc từ trước không trầm trọng bằng Việt Nam và sau đó cịn cải thiện nhanh hơn Việt Nam. Hiện nay hầu như tất cả các chỉ tiêu này cho thấy Trung Quốc hơn hẳn Việt Nam. Chẳng hạn theo Doing Business 2014, số loại

thuế mà doanh nghiệp phải nộp tại Trung Quốc giảm từ 35 loại năm 2005 xuống còn bảy loại vào năm 2012. Trong thời gian đó, Việt Nam khơng giảm và vẫn ở mức cao là 32 loại. Trong cùng thời gian, phí để bắt đầu dự án (tính theo phần trăm trên thu nhập đầu người) tại Trung Quốc giảm từ 13,6% xuống 2,1%, trong khi tại Việt Nam giảm từ độ cao 27,6% xuống 8,7%, vẫn còn cao gấp bốn lần Trung Quốc. Nhiều chỉ tiêu khác cũng cho thấy tình hình tương tự (Xem lại Bảng 4-1 trong Chương 4).

Thứ sáu, như đã đề cập trong phần bàn về mơ hình lực dẫn ở Chương 9, Trung Quốc là một thị trường rất lớn nhưng khác với

Thái Lan và nhiều nước ASEAN khác, khả năng thâm nhập của Việt Nam còn rất yếu, rất hạn chế. Song song với nỗ lực thay thế nhập khẩu từ Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

Một phần của tài liệu Ebook Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)