II. Những cải cách cấp bách để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển nhanh
Đạo đức trong kinh tế thị trường
Cái ý "vì lợi ích của riêng mình" nói ở trên được Smith gọi là sự vị kỉ (selfish, self-love). Trong cuốn sách kinh điển nói trên có câu sau đây được trích dẫn nhiều trong hàng trăm năm nay: "Chúng ta có được bữa ăn tối khơng phải nhờ lịng bác ái của ơng hàng thịt, của người làm rượu, người làm bánh mì mà là do họ quan tâm đến lợi ích riêng của họ".
Nhưng tư tưởng của Smith thật ra không chỉ đơn giản như thế. Đó là điểm xuất phát cơ bản của kinh tế thị trường nhưng khơng đủ để có thị trường chất lượng cao, bền vững. Smith nhấn mạnh một điều kiện nữa là sự đồng cảm (sympathy), là đạo đức trong kinh tế thị trường.
Trước khi cuốn sách kinh điển nổi tiếng nói trên ra đời, Adam Smith cịn có một cuốn sách khác tên là Luận về sự tình cảm đạo
đức (Theory of Moral Sentiments), xuất bản năm 1759. Trật tự xã hội
được hình thành, duy trì trên cơ sở sự đồng cảm của cá nhân. Thị trường là cạnh tranh nhưng cạnh tranh phải được xã hội đón nhận mới là cạnh tranh có chính nghĩa (khơng làm tổn thương sinh mệnh, tài sản, danh dự của người khác). Sự đồng cảm của con người làm cơ sở cho trật tự xã hội, điều kiện đảm bảo cho kinh tế thị trường. Theo Smith, mưu tìm lợi ích của mình khơng mâu thuẫn với các đặc tính, động cơ khác của con người như lịng vị tha, tơn trọng quyền lợi và danh dự của người khác, v.v...
So với cuốn Quốc phú luận, cuốn sách này ít được biết đến hơn nhưng tình cảm đạo đức là đề tài được Smith quan tâm nhiều hơn.
Nội dung cuốn sách được ông bổ sung, tu chỉnh tới sáu lần và lần cuối được thực hiện chỉ vài tháng trước khi ông mất. Bản mới nhất có số trang dài gấp đôi bản đầu tiên.
Marshall, A. (1842-1924) cũng là một nhà kinh tế vĩ đại, tác giả cuốn sách trở thành kinh điển: Những nguyên lí của kinh tế học (Principles of Economics, xuất bản lần đầu năm 1890). Ông là người
triển khai và xây dựng nền tảng lí luận cơ bản cho kinh tế thị trường. Ông cũng nhấn mạnh mặt đạo đức, mặt nhân văn cần có của kinh tế thị trường. Ông cho rằng mỗi cá nhân qua hoạt động kinh tế của mình phải đem lại ân huệ, lợi ích cho nhiều người. Đó là tính vị tha, là tính khoan dung, là tinh thần vì cộng đồng. Thị trường có chất lượng cao là nơi có nhiều người có năng lực làm ra của cải nhưng đồng thời có tấm lịng vị tha. Đó là điều kiện để có hiệu suất và cơng bằng trong kinh tế thị trường. Câu nói nổi tiếng của Marshall được người đời truyền tụng là: (Con người lí tưởng) phải có cái đầu mát lạnh và trái tim nồng ấm (a cool head and a warm heart). Cái đầu mát lạnh để khách quan, khoa học, tăng hiệu suất; nhưng đồng thời phải có trái tim nồng ấm để cảm thơng với khó khăn của người khác, ln có tinh thần vì cộng đồng, vì người khác.
Ở Việt Nam hiện nay, chất lượng thị trường quá kém, đáng lo. Thứ nhất, trong nhiều lĩnh vực, thiếu cơng bình, cơng chính (fair), khơng có sự tham gia tự do, khơng có cạnh tranh lành mạnh. Thí dụ, về dịch vụ điện lực, sự độc quyền không đi kèm với các quy chế về sản xuất và giá cả, làm cho lượng và giá không thỏa mãn người mua. Thị trường tư bản, tiền tệ thì bị tập đoàn doanh nghiệp nhà nước chi phối, doanh nghiệp nhỏ và vừa không tiếp cận được với vốn hoặc phải vay với nhiều điều kiện bất lợi. Thứ hai, đạo đức xã hội xuống cấp làm nhiều thị trường méo mó, lung lay. Điển hình là thị trường thực phẩm, thị trường thuốc mà sự an toàn liên quan đến sức khỏe, sinh mệnh người mua đang là sự lo lắng của xã hội. Đạo đức xã hội suy đồi cũng làm cho thị trường len lỏi vào nhiều lĩnh vực lẽ ra phải xa lạ với thị trường. Mua quan bán chức ở cơ quan công quyền, mua điểm, mua bằng cấp ở cơ sở giáo dục, tệ nạn tiền là trên hết ở nhiều bệnh viện làm cho người bệnh, người bị tai nạn trong tình trạng hiểm nghèo khơng được cứu chữa kịp thời, v.v...
Nền tảng văn hóa, đạo đức là cơ sở để kinh tế thị trường phát triển lành mạnh, bền vững, để xây dựng một xã hội hài hòa, nhân ái.
(Bài đã đăng trên Thời báo Kinh tế Saigon số Tết Quý Tị 2013)