II. Những cải cách cấp bách để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển nhanh
2. Trách nhiệm, quyền hạn của lãnh đạo, của quan chức nhà nước phải được quy định cụ thể, quy chế đề bạt hay cách chức
nước phải được quy định cụ thể, quy chế đề bạt hay cách chức cũng phải rõ ràng và nhất là phải được đánh giá nghiêm túc định kì (chẳng hạn mỗi năm một lần)
Thực tế ở Việt Nam hiện nay là việc đề bạt không theo những quy định rõ ràng và cơng khai, sau khi được đề bạt thì được giữ vị trí đó suốt trong thời gian dài, chỉ nghỉ khi hết tuổi. Nhiều bộ trưởng ở đến hai nhiệm kì 10 năm trong khi chẳng có thành tích xứng đáng trong lĩnh vực mình phụ trách. Điều này vừa làm mất động lực phấn đấu của chính người đó và mất cơ hội thăng tiến của những người có năng lực hơn.
Một điểm liên quan nữa là nhiều người ở cương vị lãnh đạo bộ ngành (bộ trưởng, thứ trưởng,...) lại xen vào công việc ở lĩnh vực
khác. Điển hình là nhiều người xen vào cơng việc của giáo sư đại học (hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ hoặc ngồi hội đồng chấm luận án tiến sĩ).
Hiện tượng rất phản khoa học này (bộ trưởng, thứ trưởng hoặc quan chức khác khơng thể có năng lực và thời gian cho cơng việc nghiên cứu và giáo dục ở đại học) không những gây tác hại cho giáo dục đào tạo mà còn tỏ ra thiếu nghiêm túc trong lĩnh vực mình được giao phó. Ở hầu hết các nước khác, hành động như vậy bị phê phán nặng và thường bị cách chức ngay, vấn đề này đã được nhiều người, trong đó có tơi, nêu lên nhiều lần nhưng cho đến nay khơng có lãnh đạo cao cấp nào đưa ra cam kết chấn chỉnh.62
Ngoài ra, như đã nói ở phần so sánh với Trung Quốc, tại Việt Nam, địa phương phát triển hay không chưa phải là điều kiện để lãnh đạo thăng tiến. Khoảng 10 năm gần đây, trong phương châm luân chuyển cán bộ, nhiều cán bộ nguồn được gửi về địa phương để thêm kinh nghiệm thực tế và sau đó được gọi về trung ương giữ các chức vụ tương đương bộ trưởng hay thứ trưởng mà khơng xem xét người đó đã có thành tích như thế nào ở địa phương mình phụ trách.