Hai thập niên nhìn lại việt Nam cùng với một tạp chí kinh tế

Một phần của tài liệu Ebook Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 123 - 128)

II. Những cải cách cấp bách để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển nhanh

Hai thập niên nhìn lại việt Nam cùng với một tạp chí kinh tế

Tôi hân hạnh được cộng tác khá thường xuyên với Thời báo Kinh

tế Saigon (TBKTSG) từ hơn 20 năm nay. Thời gian này đi song hành

với quá trình đổi mới và phát triển của kinh tế Việt Nam. Hồi tưởng lại những bài viết cũ cũng là dịp ôn lại những vấn đề mà kinh tế Việt Nam trực diện qua từng thời kì. Nhưng quan trọng hơn, đây cũng là cơ hội đánh giá quá trình phát triển và giai đoạn hiện nay của kinh tế Việt Nam.

Năm 1993, Việt Nam vừa ra khỏi khủng hoảng, lạm phát phi mã được khắc phục, kinh tế bắt đầu vào quỹ đạo tăng trưởng, đồng thời nước ta đã bắt đầu có quan hệ bình thường với nhiều nước tiên tiến và các định chế tài chính quốc tế. Với các điều kiện thuận lợi đó, Việt Nam phải có chiến lược, chính sách như thế nào để bắt đầu một thời đại phát triển nhanh và bền vững? Đó là ý nghĩ tơi ln có trong đầu khi nhìn về q hương. Thời đó, ý kiến của tơi xoay quanh các vấn đề cần thiết phải tiến hành cơng nghiệp hóa và các biện pháp, chính sách để thúc đẩy q trình đó. Hồi đó Việt Nam chưa xây dựng được các tiền đề để thực hiện cơng nghiệp hóa, đặc biệt hầu như tư duy và các chính sách chưa thốt ra khỏi các định kiến về doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn nước ngồi, cũng như cơ chế, thủ tục hành chính quá phức tạp đã làm yếu đi các tác nhân quan trọng của cơng nghiệp hóa là hai loại hình doanh nghiệp ấy.

Từ kinh nghiệm phát triển của các nước Á châu, đặc biệt của Nhật, Hàn Quốc và Thái Lan, tôi đã nêu lên các ý kiến sau: Thứ nhất, phải cải cách hành chính, việc quản lí doanh nghiệp tư nhân nên theo phương pháp đưa ra danh mục hạn chế (negative list) trong đó quy định những ngành doanh nghiệp cần xin phép, còn những ngành khác thì tự do hoạt dộng, không cần giấy phép, chỉ cần báo cáo, và danh mục hạn chế nên từng bước thu hẹp. Thứ hai, bãi bỏ ngay chính sách đối xử phân biệt đối với người nước ngồi,

khơng áp dụng chính sách hai giá buộc người nước ngoài phải trả giá dịch vụ về nhà ở, về giao thông, thông tin, v.v... cao gấp nhiều lần so với người trong nước. Chính sách đó vừa làm mất sự thân thiện với người nước ngồi vừa làm cho phí tổn đầu tư của họ cao hơn các nước chung quanh. Tôi cũng đề nghị nên có chính sách đầu tư thống nhất chung cho cả doanh nghiệp trong và ngồi nước, trong dó quy định những ngành được khuyến khích với các biện pháp ưu đãi và những ngành khơng khuyến khích nhưng khơng cấm đầu tư. Như vậy danh mục hạn chế cũng áp dụng cho cả đầu tư nước ngoài. Thứ ba, nên đặt trọng tâm vào việc khuyến khích xuất khẩu hàng cơng nghiệp đối với mọi loại hình doanh nghiệp để vừa bảo đảm nguồn ngoại tệ để nhập khẩu công nghệ và các sản phẩm cần thiết cho đầu tư, để có khả năng trả nợ, vừa để q trình cơng nghiệp hóa tiến triển có hiệu suất. Dựa vào kinh nghiệm của Hàn Quốc, tơi có nêu nhiều biện pháp cụ thể để đẩy mạnh chiến lược xuất khẩu.

Tuy không được triệt để thực hiện, nhưng nhiều nội dung trong hai chính sách đầu tiên sau đó đã được phản ảnh trong Luật Doanh nghiệp mới và Luật Đầu tư nước ngồi sửa đổi vào năm 1999 (tơi chỉ nói sự liên hệ giữa các luật này với những ý tôi đã triển khai nhiều năm trước đó, chứ khơng có ý nói ai là tác giả của các sửa đổi, và tác giả thì chắc là có nhiều). Cịn chính sách thứ ba rất tiếc hầu như không được thực hiện một cách bài bản.

Khoảng năm 1995, nhân khi Thủ tướng Võ Vãn Kiệt nhấn mạnh nguy cơ tụt hậu, cho rằng tụt hậu là nguy cơ lớn nhất trong các nguy cơ. Theo đề nghị của Tổng biên tập TBKTSG, tơi có phân tích và cho thấy Việt Nam đi sau Thái Lan độ 20 năm. Nhưng tôi cũng chủ trương là Việt Nam không nên chạy theo số lượng, mà nên bảo đảm chất lượng phát triển (phân phối công bằng hơn, bảo đảm môi trường tốt hơn). Rút ngắn khoảng cách phát triển, tránh nguy cơ tụt

hậu, phải bằng cả chiến lược phát triển về lượng và về chất.

Từ cuối thập niên 1990, các bài viết của tôi xoay quanh tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam kí kết với các nước ASEAN (AFTA) và tác động của Trung Quốc đến q trình cơng nghiệp hóa của Việt Nam. Tơi đề nghị phải có chính sách phát triển cơng nghiệp tích cực hơn, triển khai nhanh chóng hơn mà mũi đột phá phải là các ngành công nghiệp hỗ trợ. Tôi cũng đưa ra các biện pháp để thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực này và cơ chế nối kết các công ti FDI với công ti trong nước. Giữa thập niên 2000, nhìn sự phát triển cơng nghiệp mạnh mẽ của Trung Quốc, tôi vừa tiếc cho Việt Nam đã bỏ lỡ nhiều cơ hội, vừa lo là q trình cơng nghiệp hóa của nước ta sẽ bị làn sóng cơng nghiệp từ Trung Quốc đẩy lùi. Trong thời gian này, những bài viết "Đừng để mất thời cơ lần nữa", "Tính chất bắc nam trong quan hệ mậu dịch Việt - Trung", "Việt Nam trước cái bẫy của trào lưu mậu dịch tự do", v.v... xuất phát từ bối cảnh ấy.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Mĩ năm 2008, qua bài viết "Đừng quên nền kinh tế thật", tôi mong Việt Nam sớm xác lập hệ thống ngân hàng, tín dụng hướng vào việc củng cố sản xuất, giúp xí nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn đầu tư, tăng việc làm, tăng xuất khẩu, v.v... Đó là quyết sách để trước mắt tránh hoặc làm giảm ảnh hường của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, và về lâu dài thực hiện được chiến lược phát triển bền vững. Rất tiếc là tình hình thực tế khơng tiến triển theo hướng đó. Cùng với các chính sách cung cấp tín dụng ưu đãi cho các tập đoàn kinh tế nhà nước, hệ thống ngân hàng hướng đầu tư vào chứng khoán, bất động sản đã gây những khó khăn trầm trọng trong hệ thống tín dụng, kéo theo bất ổn chung trong nền kinh tế hiện nay.

Nhìn lại quá trình viết trên TBKTSG, tơi nghĩ đã nêu được nhiều vấn đề cốt lõi của kinh tế Việt Nam. Nhưng có một vấn đề tơi khơng

hiểu sao mình đã khơng tích cực nghiên cứu và đưa khuyến nghị cụ thể, bây giờ hơi hối hận. Đó là kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc thiết lập các đặc khu kinh tế. Trung Quốc đã thành công trong chiến lược này. Tại sao Việt Nam không tham khảo kinh nghiệm này? Tôi đã hỏi nhiều chuyên gia, nhiều quan chức tham gia hoạch định chính sách của Việt Nam trong thời gian qua nhưng khơng ai có câu trả lời thỏa đáng. Việt Nam đã có vài khu chế xuất và khu công nghiệp khá thành cơng nhưng nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hóa.

Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ ôn lại kinh nghiệm bản thân trong quá trình cộng tác với TBKTSG. Trên diễn đàn này, nhiều chuyên gia khác cũng đã tích cực đóng góp ý kiến, phân tích tình hình kinh tế Việt Nam ở mỗi giai đoạn và đưa ra các khuyến nghị hữu ích.

Rất tiếc là kinh tế Việt Nam đã không phát triển mạnh mẽ như mong muốn của chúng ta. Tháng 10 năm 2012, qua bài "Trào lưu kinh tế Á châu: Tại sao không phải Việt Nam?" (được biên tập lại thành Chương 11 trong sách này) tơi đã gói ghém tâm tình về sự tiếc rẻ đó. Sau đó ít lâu, trong một hội nghị tại Tokyo, một nhà kinh tế Nhật hỏi tôi: "Tại sao kinh tế Việt Nam không phát triển mạnh mẽ? Chúng tôi thất vọng quá. Không hiểu sao với tiềm năng về thiên nhiên và con người, về vị trí địa lí thuận lợi, lại có sẵn kinh nghiệm phát triển từ các nước chung quanh mà Việt Nam chỉ được như thế này?"

Tôi được biết với sự hỗ trợ của các cơ quan hợp tác nước ngoài của Chính phủ Nhật, Việt Nam đang nghiên cứu chiến lược cơng

nghiệp hóa và tháng 5 năm 2013 sẽ đưa ra bản báo cáo cuối cùng. Sau đó bao giờ sẽ được thực thi? Những việc này đáng lẽ phải làm 15 hoặc 20 năm trước. Cần nói thêm là phần lớn cốt lõi của vấn đề cơng nghiệp hóa chúng ta đã bàn suốt gần 20 năm qua.64

Tại sao Việt Nam chưa phát triển mạnh mẽ? Có lẽ chúng ta đang cần những "hình tượng anh hùng trong thời đại phát triển". Đó là đề tài của một bài viết tơi đóng góp cho số Tết năm 2010 của TBKTSG.

(Bài đã đăng trên Thời báo Kinh tế Saigon số đầu năm 2013)

Một phần của tài liệu Ebook Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 123 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)