ODA và phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Ebook Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 81 - 85)

Đối với một nước ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, ODA có hai tác dụng tích cực. Một là lấp được khoảng thiếu hụt vốn để đầu tư.

nước cịn nhỏ vì thu nhập đầu người còn thấp nên các nước này trực diện với khoảng chêch lệch giữa đầu tư và tiết kiệm. Thứ hai là lấp được khoảng thiếu hụt ngoại tệ vì khả năng xuất khẩu cịn nhỏ nhưng nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư để đầu tư là lớn. Là nguồn cung cấp ngoại tệ, ODA do đó yểm trợ mặt nhập khẩu để xúc tiến đầu tư, dẩy mạnh phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, không phải nước nào nhận ODA cũng thành công trong phát triển kinh tế. Cho đến nay, số trường hợp thất bại nhiều hơn hẳn số thành cơng. Trên phương diện nghiên cứu cũng đã có hai ý kiến khác nhau về vai trò của ODA. Chẳng hạn Giáo sư Sachs, J. (Đại học Columbia, Mĩ) đánh giá tích cực vai trị của ODA nhưng giáo sư Easterly, w. (Đại học New York) thì có ý kiến ngược lại. Thật ra dưới một số điều kiện nhất định, ODA có vai trị thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và khi khơng có những điều kiện đó thì sẽ thất bại. Như vậy, lãnh đạo của những nước tiếp nhận nhiều ODA phải hiểu rõ những điều kiện thành công và nỗ lực tạo ra những điều kiện đó.

ODA phần lớn là tiền vay mượn. Trừ những khoản ODA dành cho giáo dục, у tế, văn hóa (chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ) là khơng hồn lại; còn ODA dùng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như sân bay, bến cảng, đường sá, V.V... là tiền vay sẽ phải hoàn lại trong tương lai. Chẳng hạn, trong tổng kim ngạch ODA của Nhật cung cấp Việt Nam từ năm 1992 đến cuối năm 2011 (hơn 2.000 tỉ yen), 80% là tiền cho vay. Vì lãi suất thấp hơn trên thị trường và sẽ trả lại trong thời hạn rất dài nên ODA được xem là viện trợ, hỗ trợ (assistance). Như vậy, nếu ODA không được sử dụng có hiệu quả, khơng thúc đẩy q trình phát hiển kinh tế thì việc vay mượn ODA sẽ trở thành bi kịch cho các thế hệ sau.

Thế nào là sử dụng ODA có hiệu quả? Những nước thành cơng trong việc dùng ODA thường có các đặc tính sau. Thứ nhất, nỗ lực

tăng tiết kiệm để hạn chế việc vay mượn nước ngoài và khơng lãng phí các nguồn vốn cả trong và ngồi nước. Một mặt chỉ tiêu phung phí ngân sách và khơng có chính sách động viên tiết kiệm trong xã hội, một mặt vay mượn nhiều từ nước ngoài là hiện tượng không lành mạnh và bị thế giới chê cười. Thứ hai, ODA được sử dụng vào những dự án đầu tư có chọn lựa, nhằm tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đặc biệt dùng ODA đầu tư vào các dự án hạ tầng hướng đến việc kích thích đầu tư tư nhân, kể cả FDI, trong các ngành xuất khẩu hàng cơng nghiệp sẽ vừa kích thích tăng trưởng vừa bảo đảm có ngoại tệ để trả nợ trong tương lai. Thứ ba, đặt kế hoạch chấm dứt nhận ODA trong một tương lai không xa. Giới chuyên gia gọi đây là nỗ lực "tốt nghiệp ODA". Có ý thức sẽ tốt nghiệp ODA mới luôn quan tâm đến việc hạn chế nhận ODA và sử dụng ODA có hiệu quả.

Tại Á châu, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước thành công trong phát triển kinh tế và "tốt nghiệp ODA" trong thời gian ngắn. Hàn Quốc vay mượn nước ngoài nhiều từ khoảng năm 1960. Như Hình 13-1 cho thấy, ODA trên đầu người cao nhất trong giai đoạn 1960-1972 nhưng chỉ độ 10 USD, sau đó giảm dần và từ năm 1982, nguồn vốn ODA vào nước này hầu như không đáng kể. Từ năm 1993, ODA trên đầu người chuyển sang số âm vì lúc này Hàn Quốc khơng nhận ODA nữa mà chuyển sang vị trí là nước cung cấp ODA cho nước ngoài (kể cả tiền hoàn trả các khoản ODA trong quá khứ). Như vậy, Hàn Quốc chỉ nhận ODA trong khoảng 20 năm, với kim ngạch tương đối thấp (tính theo đầu người), và hồn tồn tốt nghiệp trong vòng 30 năm.

Trường hợp Thái Lan, ODA được tiếp nhận cũng từ khoảng năm 1960 và cũng ở mức thấp, trong giai đoạn đầu ODA tính trên đầu người chỉ vài USD mỗi năm. Thái Lan tiếp nhận ODA tương đối nhiều (hơn 5 USD trên đầu người) từ giữa thập niên 1970 và kéo dài

độ 25 năm, đến năm 2002, và lúc cao nhất chỉ khoảng 15 USD. Sau đó ODA trên đầu người chuyển dần sang số âm hoặc trên dưới 0 USD. Nếu kể cả giai đoạn tiếp nhận vài USD mỗi năm thì Thái Lan tốt nghiệp ODA trong khoảng 40 năm, nếu kể thời gian nhận nhiều ODA (trên 5 USD) thì Thái Lan tốt nghiệp ODA trong khoảng 25 năm.

Ở đây có thể so sánh Thái Lan và Philippines để thấy ODA không phải lúc nào cũng đi liền với thành quả phát triển. Hai nước này đều được Nhật chú trọng trong quan hệ ngoại giao và ưu tiên cung cấp ODA. Lũy kế ODA Nhật cung cấp từ trước cho đến cuối năm tài chính 2012 cho Philippines là 2.329 tỉ yen, trong khi cho Thái Lan là 2.164 tỉ yen. Hai con số xấp xỉ nhau nhưng thành quả phát triển của hai nước thì hồn tồn khác. Năm 1960, GDP đầu người của Philippines gấp đôi Thái Lan nhưng đến giữa thập niên 1980, Thái

Lan đã theo kịp Philippines và khoảng năm 2000, GDP đầu người của Thái Lan đã tăng lên gấp đôi Philippines, hai nước đảo ngược vị trí của năm 1960. Suốt nửa thế kỉ nay, kinh tế Philippines bị bỏ lại đằng sau trong vùng năng động ở Đông Á.

Một phần của tài liệu Ebook Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)