Việt Nam bây giờ và tương la

Một phần của tài liệu Ebook Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 95 - 98)

Trở lại vấn đề của Việt Nam. Việt Nam hiện nay đang ở đâu trên bản đồ kinh tế thế giới? Về dân số, Việt Nam xếp thứ 14 về trình độ phát triển, phải xét nhiều tiêu chí. Tiêu chí tổng hợp nhất là thu nhập đầu người. Tiêu chí này cũng cịn nhiều hạn chế nhưng nhìn chung cũng phản ảnh được trình độ phát triển của một nước. Vào năm

2014, thu nhập (GDP) đầu người của Việt Nam là 2.052 USD, xếp thứ 131 trong gần 200 nước lớn nhỏ trên thế giới. Vì dân số tương đối đơng nên vị trí của GDP (năm 2014 là 186 tỉ USD) cao hơn nhưng cũng chỉ ở hạng 53 (xem thêm Bảng 16-1 ở Chương 16). Tại vùng Đông Á hiện nay, GDP đầu người của Việt Nam chỉ cao hơn Campuchia, Lào và Myanmar.

Đó là nhìn mặt tổng qt và định lượng được. Nhìn từ nhiều mặt khác, ta cũng thấy rất bức xúc về hình ảnh Việt Nam trên thế giới. Chẳng hạn, hiện nay (cuối năm 2012), tại Hàn Quốc có hơn 12 vạn người Việt Nam sinh sống, trong đó ngồi gần 26.000 người cư ngụ bất hợp pháp và vài ngàn là sinh viên, còn lại là phụ nữ sang lập gia đình (khơng ít trường hợp vì lí do kinh tế) và đi lao động (theo dạng xuất khẩu). Còn tại Việt Nam, người Hàn Quốc vào cuối năm 2014 có độ 14 vạn nhưng họ đến chủ yếu làm quản lí, làm chủ doanh nghiệp hoặc dạy học. Như vậy, có sự tương phản trong quan hệ Việt - Hàn: người Hàn Quốc đến Việt Nam là để làm chủ, trong khi người Việt Nam đến Hàn Quốc là để làm thuê. Người Hàn Quốc làm chủ người Việt Nam vừa ở nước họ vừa ở ngay nước ta. Nói chung là sự giao lưu về lao động giữa hai nước đang có sự bất tương xứng khơng mấy danh dự đối với người Việt Nam. Lãnh đạo Việt Nam phải bức xúc với hiện tượng này và phải trả lời cho dân chúng câu hỏi: bao giờ Việt Nam sẽ theo kịp Hàn Quốc để xóa đi sự bất bình đẳng trong quan hệ lao động hiện nay?

Nhìn lại thời gian từ khi đất nước thống nhất đến nay, ta thấy đã gần 40 năm. Nếu so với tình trạng thiếu ăn trong khoảng 10 năm đầu và còn tới 70% dân số thuộc hộ nghèo vào cuối thập niên 1980 thì tình hình hiện nay đã cải thiện vượt bậc. Nhưng để có được sự cải thiện đó, Việt Nam đã mất quá nhiều thời gian, và như ta đã thấy, vị trí hiện nay trên vũ đài thế giới cịn rất thấp. Hàn Quốc lúc chấm dứt chiến tranh Triều Tiên (1953) là một trong những nước nghèo

nhất thế giới, nhiều người dân phải gọt vỏ thơng luộc ăn cho đỡ đói. Nhưng chỉ 43 năm sau, họ phát triển thành nước thu nhập cao và trở thành thành viên của OECD, thường được gọi là câu lạc bộ của các nước giàu. Vị thế của họ sau đó cũng tăng nhanh như ta đã thấy.

Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước khác đã làm được những kì tích trong phát triển, biến đất nước thành quốc gia thượng đẳng, đưa lại vinh dự, tự hào cho dân tộc. Chẳng lẽ Việt Nam cam chịu là một đất nước đông dân nhưng chỉ phát triển với tốc độ trung bình như hiện nay? Gần đây những dự báo về kinh tế ASEAN của ADB hay của Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho rằng Việt Nam sẽ phát triển ở tốc độ cao hơn nhiều nước trong khối (chỉ vì là nước đi sau nên dễ phát triển với tốc độ cao hơn). Nhưng vì trình độ phát triển hiện nay quá thấp nên vị trí của Việt Nam trong tương lai khơng thay đổi bao nhiêu. Theo ADB, từ nay đến năm 2030, Việt Nam phát triển trung bình 7,2%, và GDP vào năm 2030 là 416 tỉ USD, chỉ bằng 40% của Thái Lan, 17% của Indonesia và nhỏ hơn Malaysia và Philippines. Dự báo này dựa trên tiền đề khơng có những cải cách lớn về thể chế. Nói cách khác, nếu lãnh đạo Việt Nam quyết tâm đưa đất nước tiến xa, cải thiện hẳn địa vị của Việt Nam trên vũ đài thế giới thì phải mạnh dạn cải cách thể chế, khẩn trương thực hiện chương trình tái cấu trúc kinh tế đã đề ra, để sau đó chuẩn bị chiến lược đưa đất nước vào một kỉ nguyên mới.

Một đất nước muốn trở thành quốc gia thượng đẳng phải bắt đầu từ khí khái, quyết tâm hành động của giới lãnh đạo, từ đó quy tụ nhân tài và đưa ra được tầm nhìn về hướng phát triển, đáp ứng được mơ ước của dân chúng.

Q

CHƯƠNG 16

Ý tưởng cho giai đoạn mới:Chủ nghĩa phát triển và mũi đột phá Chủ nghĩa phát triển và mũi đột phá

ua những phân tích ở nhiều chương trên đây, ta đã thấy tại sao Việt Nam phát triển cịn chậm và khơng có hiệu suất, và đã thấy những thách thức rất lớn mà hiện nay Việt Nam phải trực diện. Có lẽ rất nhiều người tiếc rằng tiềm năng của Việt Nam rất lớn mà không được phát huy. Một nước có quy mơ dân số và lao động khá đơng với cơ cấu thuận lợi (dân số vàng), và lại có sự thống nhất cao về văn hóa, ngơn ngữ thì trên thế giới khơng có nhiều. Vị trí địa lí với bờ biển dài nằm giữa vùng phát triển năng động châu Á, tiếp cận dễ dàng với tri thức khoa học và công nghệ là một thuận lợi khác. Tài nguyên thiên nhiên không quan trọng bằng nguồn nhân lực, nhưng với nơng thủy khống sản rất đa dạng nếu biết khai thác hợp lí và chế biến, chế tác thành sản phẩm cơng nghiệp cũng dễ hình thành một nền cơng nghiệp đa dạng và bền vững. Ở đây chưa nói đến lực lượng người Việt Nam ở nước ngoài với rất nhiều chuyên gia về mọi ngành khoa học, cơng nghệ và quản lí.

Để phát huy tiềm năng và đưa Việt Nam vào kỉ nguyên phát triển nhanh, bền vững, đối phó hữu hiệu với những thách thức hiện nay và tạo cho đất nước một vị thế xứng đáng trên vũ đài quốc tế, những người có trách nhiệm ở Việt Nam phải ưu tiên bắt tay vào những vấn đề gì?

Một phần của tài liệu Ebook Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)