Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học phổ thông huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 82 - 84)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Để đề xuất các biện pháp QL hoạt động BDHSG ở các trường THPT huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định trong bối cảnh hiện nay, tác giả dựa vào 6 nguyên tắc cơ bản sau đây:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Để đạt được mục đích đặt ra đối với hoạt động BDHSG ở trường THPT, nhất thiết phải có hoạt động QL. QL hoạt động BDHSG phải được thực hiện theo 4 chức năng là kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.

Để QL tốt hoạt động BDHSG, người quản lý phải nắm vững kỹ năng quản lý để vận dụng tốt khoa học quản lý vào hoạt động này. Các biện pháp cần được đề xuất trên cơ sở tuân thủ lý luận về khoa học quản lý và tuân thủ cơ sở lý luận như đã trình bày tại Chương 1 của luận văn.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Mục tiêu QL hoạt động BDHSG là sự kết hợp các yêu cầu KT-XH, tính quy luật của GD. Do đó, người HT phải tập trung quản lý sao cho các hoạt động BDHSG đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện cho phép. Việc xây dựng các biện pháp phải thích hợp với đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi của HS; đảm bảo mục tiêu GD của nhà trường; giúp HS phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản.

Để biện pháp đi vào cuộc sống thì phải có tính phù hợp thực tiễn, chính sự phù hợp đã đảm bảo tính khả thi. Hoạt động BDHSG phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan; không chỉ phụ thuộc vào nguồn lực sư phạm mà còn phụ thuộc nguồn lực về tài chính, nhân sự, thơng tin,... Do vậy, các biện pháp đề xuất phải được kiểm chứng, khảo nghiệm có căn cứ khách quan, khoa học, có khả năng thực hiện rộng rãi, ngày càng hoàn thiện.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Hoạt động QL là một tổng thể thống nhất, có hệ thống và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do vậy, các nhóm biện pháp quản lý được đề xuất phải theo một trình tự nhất định. Các biện pháp phải được tổ chức họp lý, sao cho tác động có hệ thống và đồng bộ đến các thành tố của quá trình hoạt động BDHSG nhằm tạo ra những thay đổi của quá trình này.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Xây dựng các biện pháp đảm bảo tính kế thừa nghĩa là phải có sự tiếp nối giữa những biện pháp QL đang thực hiện và những biện pháp được đề xuất với sự vận động, phát triển đi lên.

Kế thừa khơng có nghĩa là sử dụng y nguyên các biện pháp đã sử dụng trước đây. Mặt khác, kế thừa cũng khơng có nghĩa là phủ định tồn bộ các biện pháp cũ. Người quản lý cần biết phân tích, đánh giá để tìm ra những ưu, nhược điểm của các biện pháp đang được sử dụng để từ đó có thể phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm trong khi đề xuất các biện pháp mới. Khi đề xuất biện pháp QL yêu cầu người nghiên cứu phải xác định được những điểm mới, biện pháp quản lý mới trên cơ sở nền tảng của biện pháp quản lý cũ đang tiến hành. Đồng thời, các biện pháp được đề xuất phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn quản lý GD. Thực hiện tốt nguyên tắc kế thừa giúp cho nhà nghiên cứu nhìn nhận, giải quyết các vấn đề quản lý một cách biện chứng, tránh được

tình trạng một là phủ nhận hoàn toàn hoặc chấp nhận hoàn toàn.

3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Một biện pháp được coi là hiệu quả, chỉ khi biện pháp đó được triển khai phải đạt được kết quả như dự kiến. Trong đó, chi phí đầu tư thấp nhất nhưng đem lại nhiều lợi ích nhất. Ngun tắc này địi hỏi các biện pháp đề ra phải đảm bảo khắc phục được những tồn tại, hạn chế đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động BDHSG theo yêu cầu đổi mới GD. Vì vậy, nhà quản lý cần xây dựng các biện pháp một cách chặt chẽ, rõ ràng, có căn cứ và có khả năng ứng dụng ở tất cả các trường THPT trên tồn huyện.

Tóm lại, để chọn lựa được các biện pháp quản lý hoạt động BDHSG đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ GD trong bối cảnh hiện nay, cần phải căn cứ vào các nguyên tắc đã nêu trên. Không được quá đề cao hay xem nhẹ bất kỳ một nguyên tắc nào, tùy thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nhà trường mà cần linh hoạt trong việc phối hợp các nguyên tắc nhằm chọn lựa các biện pháp cho hợp lý nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học phổ thông huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)