8. Cấu trúc luận văn
2.5. Đánh giá chung về quản lý hoạt động bồi dƣỡng học sinh giỏi ở các trƣờng
2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
Việc lập kế hoạch, chương trình, nội dung, tài liệu BDHSG của tổ chun mơn chưa thực sự có hiệu quả, thống nhất dùng cho BDHSG.
Kế hoạch bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ GV BDHSG chưa được HT quan tâm đúng mức. Ngồi việc giảng dạy GV cịn làm rất nhiều việc, nên quỹ thời gian dành cho công tác tự học, tự nghiên cứu không nhiều.
Đa số các trường chưa tổ chức hội thảo để trao đổi kinh nghiệm về quản lý công tác BDHSG. CBQL chưa được bồi dưỡng nhiều về cách thức quản lý công tác BDHSG, mà đang làm theo hiểu biết, chưa có tính khoa học.
Tài liệu, sách tham khảo còn hạn chế; hệ thống thư viện chưa đáp ứng được nhu cầu của GV và HS nên làm hạn chế hiệu quả hoạt động BDHSG.
Chế độ khen thưởng chỉ mang tính động viên, chưa thực sự tương xứng với công sức của GV và HS do nguồn kinh phí hạn hẹp.
Tiểu kết chương 2
Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động BDHSG và thực trạng QL hoạt động BDHSG tại các Trường THPT huyện Phù Mỹ trên các phương diện cơ bản như: Nhận thức chung về việc BDHSG; xác định mục đích bồi dưỡng; mức độ thực hiện nội dung bồi dưỡng; mức độ thực hiện hình thức bồi dưỡng; nhận thức chung về QL hoạt động bồi dưỡng; lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng; quản lý hoạt động dạy bồi dưỡng; QL chương trình, nội dung bồi dưỡng; việc kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng.
Khái quát kết quả khảo sát cho thấy, việc thực hiện BDHSG ở trường THPT huyện Phù Mỹ đã đạt những kết quả tương đối khá. Đặc biệt, khơng có nội dung nào bị đánh giá là “yếu”, hoặc “không ảnh hưởng”. Tuy nhiên, khi xét cụ thể vẫn tồn tại những hạn chế như: Một số GV mới chỉ quan tâm tới thành tích các em đạt được ở mỗi kỳ thi, mà chưa tích cực trong việc trang bị cho HS phương pháp tự học, chưa chú trọng đến việc rèn kĩ năng cho HS, biện pháp bồi dưỡng. Qua đó cho thấy, nhà trường chưa đưa ra cách thức, biện pháp có hiệu quả để QL cơng tác này. Phương pháp học, tự học của đa số các em cịn hạn chế, các em trơng chờ vào việc hướng dẫn của giáo viên mà ít tìm tịi, nghiên cứu. Việc quản lý HS tự học trên lớp chủ yếu vẫn mang tính chất hành chính, chưa đi sâu QL về chất lượng. Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV tham gia BDHSG còn một số hạn chế, chưa có chiến lược lâu dài cho vấn đề này. Việc động viên, khen thưởng cho GV và HSG chưa thỏa đáng, chưa gắn được việc BDHSG với công tác thi đua của GV. Phối hợp giữa GV và phụ huynh trong việc QL công tác bồi dưỡng HSG chưa được thường xuyên. Việc phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng GD khác trong và ngoài nhà trường đã từng bước được chú trọng, song việc thực hiện chưa đồng đều, chưa có mối quan hệ mật thiết, cơng tác xã hội hóa GD
chưa có sự chuyển biến rõ nét. CSVC phục vụ cho hoạt động BDHSG của nhà trường thiếu các trang thiết bị hiện đại, phòng học dành cho các lớp BDHSG thường ghép nên ảnh hưởng nhiều đến yêu cầu học tập của HS và giảng dạy, nghiên cứu của GV.
Kết quả này cũng phù hợp với những quan sát thực tế tình hình cơng tác này trong những năm vừa qua trên địa bàn. Thông thường, công tác BDHSG là một trong những hoạt động đặc biệt ở các đơn vị trường học nên sẽ chú trọng hơn. Tuy vậy, khi triển khai cụ thể vẫn gặp những hạn chế, hoặc chưa đồng bộ ở những công việc cụ thể.
Về những yếu tố ảnh hưởng đến QL hoạt động BDHSG ở trường THPT, các yếu tố chủ quan như năng lực, phẩm chất đội ngũ CBQL, GV và chất lượng đầu vào của HS được đánh giá có ảnh hưởng nhiều hơn so với các yếu tố khác như chương trình, nội dung, tài liệu tham khảo hay CSVC.
Kết quả khảo sát thực trạng là cơ sở để nghiên cứu, đề xuất các biện pháp QL hoạt động BDHSG ở chương tiếp theo.
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI Ở CÁC TRƢỜNG THPT HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH