8. Cấu trúc luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng bồi dƣỡng học sinh giỏi ở các
3.2.8. Cải tiến công tác thi đuakhen thưởng để tạo động lực trong hoạt
hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi
3.2.8.1. Mục đích của biện pháp
Xây dựng quy chế TĐ-KT đảm bảo công bằng, khách quan, công tâm, thỏa đáng, làm sao khen thưởng đúng người đúng việc nhằm tạo động lực cho GV, HS phấn đấu, thúc đẩy phong trào thi đua dạy - học BDHSG.
3.2.8.2. Nội dung và cách thực hiện
Mỗi cá nhân ai cũng muốn được đánh giá cao về năng lực bản thân, danh dự, uy tín, khẳng định về tài năng và những cống hiến của mình, đồng thời, đó cũng là mục tiêu phấn đấu vươn lên của mỗi người. Vì vậy, việc đổi mới chính sách TĐ-KT tạo động lực cho GV và HS hết sức quan trọng.
Đưa kết quả BDHSG thành một trong những tiêu chí để bình xét thi đua cá nhân, tổ chun mơn; xác định rõ cách tính điểm thi đua cho từng loại giải BDHSG. TĐ-KT phải kịp thời, tránh hình thức, phải trang trọng và ý nghĩa tôn vinh. Thi đua phải gắn liền với khen thưởng tạo động lực phong trào.
Thành lập quỹ khuyến học từ nguồn xã hội hóa để tăng thêm phần thưởng cho HSG. HT xây dựng và hoàn thiện chế độ đãi ngộ cả về vật chất lẫn tinh thần, tạo động lực cho đội ngũ GV và HS, cần kết hợp nhiều hình thức để động viên, khích lệ đội ngũ GV cố gắng vươn lên.
HT cần xây dựng quy chế TĐ-KT với các tiêu chí rõ ràng, cần quy định hình thức khen thưởng cụ thể đối với GV bồi dưỡng và HS dự thi HSG đạt giải từ khuyến khích cấp tỉnh trở lên. Việc tính điểm thi đua sẽ được lượng hóa một cách chính xác, cơng bằng, khách quan và công khai. Ban hành quy định về mức thưởng cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Trong đó, cần quy định rõ mức
thưởng cho GV, HS đối với từng loại giải mà HS đạt được trong các kỳ thi chọn HSG, thi KHKT, thi sử dụng kiến thức liên mơn để giải quyết tình huống thực tiễn, thi trên mạng … . Hiệu trưởng cần nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra mức thưởng phù hợp sao cho không vượt quá khả năng chi trả của các nguồn quỹ nhưng cũng đồng thời đáp ứng được một phần nhu cầu của GV, HS.
Việc bình xét, đánh giá công nhận danh hiệu thi đua phải khách quan, dân chủ, công bằng. Trong cơng tác TĐ-KT cần đề cao uy tín của những GV có HSG và coi đây là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá xếp loại viên chức hàng năm, có ưu tiên đãi ngộ phù hợp như: Nâng bậc lương trước thời hạn, ưu tiên trong phân công chuyên môn,...
Sau mỗi kỳ thi, mỗi năm học, HT cần tổ chức tuyên dương GV, HS đạt thành tích cao trong cơng tác BDHSG một cách kịp thời, tạo được khơng khí trang nghiêm, có ý nghĩa tơn vinh những cá nhân, tập thể đã có nhiều đóng góp trong hoạt động BDHSG trước tập thể GV và HS toàn trường và các tổ chức. Đề xuất với cấp trên khen thưởng những GV, HS có thành tích xuất sắc.
HT cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến và cập nhật lên cổng thông tin điện tử của nhà trường, các phương tiện thông tin về hoạt động thi đua của nhà trường, về GV và HS có thành tích xuất sắc trong các phong trào, đặc biệt HSG có hồn cảnh khó khăn.
Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng quỹ TĐKT để khen thưởng cho HS có thành tích xuất sắc trong các kì thi chọn HSG các cấp.
Tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các quy định về TĐ-KT đã được ban hành từ đầu năm. Đặc biệt chú trọng về độ chính xác trong tính điểm thi đua cuối năm. Để làm được điều đó, Hiệu trưởng cần chỉ đạo thường trực TĐ-KT tính điểm thi đua cho tất cả các tổ và các tổ chun mơn tự tính
điểm thi đua cho tổ mình; kiểm dị và thông báo rộng rãi để GV xem xét, cho ý kiến mới sử dụng chính thức trong bình xét thi đua cuối năm.
3.2.8.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp
Nhà trường phải xây dựng được tiêu chí, các quy định về TĐ-KT rõ ràng, cụ thể, minh bạch, đúng quy định Nhà nước. Các lực lượng trong nhà trường phải nhận thức đầy đủ và thống nhất cao trong công tác TĐ-KT, đặc biệt là khen thưởng công tác BDHSG. Huy động nhiều nguồn khác nhau để có nguồn kinh phí khen thường dồi dào, sử dụng đúng mục đích, minh bạch.