Những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học phổ thông huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 77 - 79)

8. Cấu trúc luận văn

2.5. Đánh giá chung về quản lý hoạt động bồi dƣỡng học sinh giỏi ở các trƣờng

2.5.2. Những hạn chế, tồn tại

Nhận thức của một số CBQL, một số GV, HS và CMHS về mục đích hoạt động BDHSG cịn chưa tồn diện. Mới chỉ quan tâm tới thành tích các em đạt được ở mỗi kỳ thi, mà chưa tích cực trong việc trang bị cho HS phương pháp tự học, chưa chú trọng đến việc rèn kĩ năng cho HS, biện pháp bồi dưỡng. Qua đó cho thấy, nhà trường chưa đưa ra cách thức, biện pháp có hiệu quả để quản lý; phương pháp học, tự học của đa số các em cịn hạn chế,

các em trơng chờ vào việc hướng dẫn của giáo viên mà ít tìm tịi, nghiên cứu. Việc quản lý HS tự học trên lớp chủ yếu vẫn mang tính chất hành chính, chưa đi sâu QL về chất lượng.

QL công tác BDHSG đã được quan tâm nhưng chưa được triển khai đồng bộ đến GVCN, GV dạy đội tuyển; chưa thể hiện được trong kế hoạch việc chỉ đạo GV thực hiện công tác phát hiện, tuyển chọn HSG một cách kịp thời.

Nội dung BDHSG mới chỉ dừng lại ở việc thực hiện chương trình do Sở GD&ĐT ban hành mà chưa được điều chỉnh, chi tiết hóa cho phù hợp với đặc điểm tình hình về đối tượng HS, điều kiện về đội ngũ của nhà trường.

Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV tham gia BDHSG cịn một số hạn chế, chưa có chiến lược lâu dài cho vấn đề này.

Việc động viên, khen thưởng cho GV và HSG chưa thỏa đáng, chưa gắn được việc BDHSG với công tác thi đua của GV.

Phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong việc quản lý cơng tác BDHSG chưa được thường xun, chưa có mối quan hệ mật thiết; cơng tác xã hội hóa GD chưa có sự chuyển biến rõ nét.

CSVC phục vụ cho hoạt động BDHSG của nhà trường thiếu các trang thiết bị hiện đại, nên ảnh hưởng nhiều đến yêu cầu học tập của HS và giảng dạy, nghiên cứu của GV. Bên cạnh đó, việc huy động nguồn lực tài chính để hỗ trợ hoạt động BDHSG được thực hiện chưa tốt.

Cơng tác duy trì hoạt động BDHSG sau các kỳ thi chọn HSG chưa được nhà trường quan tâm nhiều. Nhà trường mới chỉ chú trọng vào hoạt động BDHSG cho đến khi HS tham gia các kỳ thi này và kết thúc ở việc tổng kết, vinh danh, trao thưởng cho các HS đạt giải và GV có HS đạt giải. Bên cạnh

đó, các hình thức hoạt động trong BDHSG chưa đa dạng, nhà trường chưa tổ chức được nhiều các hoạt động trải nghiệm sáng tạo để khuyến khích được sự chủ động, sáng tạo của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học phổ thông huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)