Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 84 - 86)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện

Luật giáo dục đã quy định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Đảm bảo tính thống nhất thực hiện mục tiêu, trước hết mục tiêu giáo dục đào tạo như Điều 27 Luật Giáo dục quy định: “Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học

sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản”. Chính vì vậy khi thực hiện cơng tác giáo dục giá trị sống cho học sinh phổ

thông cần phải đảm bảo vừa trang bị cho học sinh các giá trị sống phù hợp vừa phải giúp các em biết cách chuyển hoá linh hoạt các giá trị sống này vào trong từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống. Giá trị sống là một trong những thành tố quan trọng trong sự phát triển nhân cách toàn diện của học sinh.

3.1.2. Ngun tắc đảm bảo tính hệ thống

Cơng tác giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS, cần phải xem xét toàn diện các mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố, thành phần bên trong lẫn bên ngoài, yếu tố khách quan lẫn yếu tố chủ quan. Bởi lẽ hoạt đông giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS là khá đa dạng và phong phú. Vì vậy, các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính hệ thống, logic và khoa học. Nguyên tắc này yêu cầu các biện pháp phải tiến hành một cách có hệ thống, đồng bộ, nhất quán ở các bộ phận nhằm tác động một cách hiệu quả đến các đối tượng để đạt mục tiêu giáo dục đã đề ra. Ngồi ra, cần phải có sự phối hợp đồng bộ và mối liên hệ, tương quan từ các bộ phận thì các biện pháp mới có thể thực hiện một cách có hiệu quả.

75

Các biện pháp đề xuất cần phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường THCS, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh THCS và phù hợp với năng lực và trình độ của đội ngũ giáo viên, tổng phụ trách Đội. Biện pháp không chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa phải đáp ứng yêu cầu lâu dài trong định hướng phát triển giáo dục của các trường THCS. Do vậy, trong các biện pháp đề xuất cần phải chỉ rõ mục đích, nội dung, cách thức thực hiện và điều kiện thực hiện. Đồng thời các biện pháp phải được vận dụng một cách sáng tạo phù hợp với từng điều kiện cụ thể.

3.1.4. Bảo đảm tính đa dạng hố các loại hình hoạt động

Giáo dục giá trị sống là một lĩnh vực đặc thù, tính đặc thù được thể hiện không chỉ bởi học sinh nhận thức rõ về hệ thống các giá trị sống, mà còn phải chuyển hoá các giá trị sống này thành các hành động cụ thể trong cuộc sống. Do vậy, khi xây dựng các biện pháp giáo dục giá trị sống cần phải đảm bảo nguyên tắc về tính đa dạng

Đa dạng hố các loại hình hoạt động cịn phát huy được sự phối kết hợp của các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục, làm cho q trình giáo dục được khép kín mọi lúc, mọi nơi, sẽ góp phần dần hình thành nhân cách cho học sinh.

3.1.5. Đảm bảo tính phù hợp với học sinh trung học cơ sở

Việc tổ chức các hoạt động giáo dục cần căn cứ vào đặc điểm, tính chất của từng nội dung hoạt động, căn cứ vào đặc điểm của từng học sinh, vào điều kiện thời gian, hoàn cảnh cụ thể của nhà trường và địa phương để đề ra yêu cầu, hình thức, biện pháp giáo dục.

Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi có nhiều biến động lớn về tâm sinh lý, thể chất, và giới tính, tính tích cực xã hội đang hình thành và phát triển, các em đã có định hướng chọn nghề và có ý thức phấn đấu học tập vì cuộc sống hạnh phúc, thành đạt trong tương lai, mỗi em đang muốn khẳng định mình trước bạn, trước tập thể lớp, nhà trường và xã hội.

Sự phát triển nhân cách trong giai đoạn lứa tuổi này là một quá trình phức tạp, chịu sự chi phối của các quy luật tâm lý xã hội. Sự phát triển nhân cách khơng phải lúc nào cũng hài hồ, cân đối giữa thể chất và tinh thần, giữa ý thức và hành

76

vi, giữa lý trí và tình cảm, giữ những mâu thuẫn, xung đột…tất cả những trạng thái này được tạo ra bởi nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Do vậy, khi xây dựng các biện pháp giáo dục giá trị sống cần phải đảm bảo tính phù hợp với học sinh THCS có như vậy mới thu hút được sự tham gia của các em, đồng thời sự phù hợp này cịn giúp các em thuận lợi trong q trình chuyển hố các giá trị sống mà các em được học trong nhà trường vào các tình huốn cụ thể trong cuộc sống.

3.1.6. Đảm bảo tính hiệu quả

Các chủ thể tham gia công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh là CBQL, GV, tổng phụ trách Đội, cha mẹ HS và các cơ quan đoàn thể trong và ngoài nhà trường… Mỗi chủ thể giáo dục có vai trị khác nhau trong q trình giáo dục. Vì vậy hệ thống các biện pháp phải phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác của đội ngũ CBQL, GV và các lực lượng giáo dục ngồi nhà trường, nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống cho HS, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trung học cơ sở. Các biện pháp đề xuất cần phải đảm bảo tính hiệu quả. Nghĩa là khi được vận dụng vào các điều kiện thực tế phải thu hút được sự tham gia của học sinh, phải giúp học sinh hình thành được các giá trị sống phù hợp và biết cách vận dụng các giá trị sống này vào thực tế. Các biện pháp phải dễ triển khai thực hiện, ít tốn thời gian và các chi phí kèm theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)