8. Cấu trúc luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các
3.2.3. Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện
công tác giáo dục giá trị sống cho đội ngũ chuyên trách
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Hoạt động giáo dục giá trị sống và quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống
chỉ thành công khi đội ngũ giáo viên, tổng phụ trách Đội và các lực lượng chuyên trách là những người trực tiếp tham gia công tác giáo dục giá trị sống. Do vậy, đội ngũ này cần được tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực thực hiện công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS.
Công tác giáo dục giáo dục giá trị sống được các trường THCS quan tâm tổ chức dưới nhiều dạng hình thức khác nhau. Tuy nhiên, số giáo viên và tổng phụ trách Đội, cũng như các lực lượng giam gia công tác giáo dục giá trị sống lại chưa
84
được tập huấn để nâng cao năng lực triển khai công tác này một cách bài bản. Chủ yếu khi thực hiện công tác giáo dục này trong những điều kiện thực tế họ chỉ thực hiện dựa trên kinh nghiệm hiểu biết của bản thân, nên hiệu quả của những hoạt động này là chưa cao, chưa hu hút được sư tham gia nhiệt tình, hăng say của học sinh. Chính vì vậy việc đẩy mạnh cơng tác tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực triển khai công tác giáo dục giá trị sống cho các lực lượng tham gia hoạt động này là vô cùng quan trọng.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
- Xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức hoạt động tập huấn và bồi dưỡng
cho đội ngũ chuyên trách.
BGH các trường THCS cần phải xây dựng kế hoạch để triển khai các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho đội ngũ chuyên trách khi thực hiện công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS. Trong bản kế hoạch cần vạch rõ các yêu cầu cụ thể về nội dung, về phương pháp, hình thức, thời gian, địa điểm, người thực hiện, các điều kiện cơ sở vật chất cũng như các yêu cầu khác. Để hoạt động này có thể triển khai ở thực tế bản kế hoạch phải chỉ rõ nhiệm vụ của từng bộ phận, cơ chế thống nhất phối hợp…có như vậy hoạt động này mới mang lại hiệu quả khi vận dụng vào từng điều kiện cụ thể.
- Xây dựng hệ thống các tiêu chí và yêu cầu tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực triển khai công tác giáo dục giá trị sống cho các lực lượng chuyên trách.
Khi triển khai tổ chức các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực triển khai công tác giáo dục giá trị sống cho đội ngũ chuyên trách Đội thì BGH các trường THCS cần căn cứ vào yêu cầu và tính chất của hoạt động để đưa ra các tiêu chí lựa chọn đội ngũ tham gia tập huấn, bồi dưỡng; Lựa chọn các lực lượng để tham gia hoạt động bồi dưỡng. Để nâng cao hiệu quả cho hoat động tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực triển khai cơng tác giáo dục giá trị sống cần phải có các tiêu chí như sau:
Đội ngũ tham gia hoạt động bồi dưỡng phải có lịng đam mê và sự hiểu biết về cơng tác giáo dục giá trị sống; Phải là những giáo viên đang trực tiếp tham gia giảng dạy các mơn học có liên quan đến các nội dung của giáo dục giá trị sống; Phải
85
lựa chọn được hệ thống các giá trị sống phù hợp để bồi dưỡng; Phải lựa chọn được đội ngũ chuyên gia phù hợp với hoạt động bồi dưỡng; Phải chuẩn bị được các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng.
- Xác định hệ thống các năng lực triển khai công tác giáo dục giá trị sống cần được bồi dưỡng cho đội ngũ chuyên trách.
Thực tế cho thấy, đội ngũ chuyên trách vẫn còn một số người chưa được tiếp cận, làm quen với các kỹ năng tổ chức giáo dục giá trị sống như: Kỹ năng tạo dựng bầu khơng khí dựa trên nền tảng các giá trị, khám phá các giá trị, thư giãn bình yên và thư giãn thể chất, thể hiện giá trị, kỹ năng lựa chọn và tổ chức hoạt động, kỹ năng lựa chọn các tình huống đóng vai, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng truyền cảm hứng... Cần hướng dẫn họ biết cách sử dụng những phương pháp và phát huy các kỹ năng trong triển khai công tác giáo dục giá trị sống trong từng điều kiện thực tế của nhà trường.
- Tạo điều kiện về cơ chế để đội chuyên trách được tham gia vào các hoạt động tập huấn bồi dưỡng.
Ban giám hiệu các trường THCS cần tạo điều kiện về cơ chế cho đội ngũ chuyên trách được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng để trở thành những người chủ chốt của chương trình giáo dục giá trị sống. Những người trực tiếp tham gia các khóa bồi dưỡng được nhà trường tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cũng như các điều kiện hỗ trợ khác…
* Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác tập huấn, bồi dưỡng
Hoạt động tập huấn, bồi dưỡng chỉ đạt được hiệu quả khi có các điều kiện hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị như các máy móc, phương tiện, hội trường, tài liệu, đồ dùng hỗ trợ cho các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng. Hoạt động tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực triển khai công tác giáo dục giá trị sống. Đây là một dạng đặc thù nên khi tham gia các hoạt động này để người được tập huấn hình thành được năng lực thì họ phải được tham gia vào các hoạt động. Khi tổ chức các hoạt động thì các chuyên gia và báo cáo viên phải có được sự hỗ trợ của các phương tiện và đồ dùng học tập.
86
công tác giáo dục giá trị sống cho lực lượng chuyên trách.
Thông qua việc đánh giá sẽ giúp cho nhà quản lý rà soát, điều chỉnh và bổ sung những yếu tố cịn thiếu. Từ đó, phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu để mang lại hiệu quả cao nhất cho công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS. Việc đánh giá phải đảm bảo tính tồn diện, khách quan và hướng đến mục tiêu chính là nâng cao hiệu quả cho cơng tác giáo dục giá trị sống hiện nay cho các trường THCS. Nội dung đánh giá tập trung vào các vấn đề cụ thể như: Nội dung và hình thức bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng tổ chức công tác giáo dục giá trị sống đã phù hợp chưa; Thời gian và địa điểm bồi dưỡng, tập huấn; Đội ngũ chuyên gia tập huấn; Các điều kiện tập huấn…Với kết quả đánh giá này sẽ cung cấp cho hiệu trưởng các trường THCS cái nhìn tổng quan về hoạt động này của trường mình để từ đó có những chỉ đạo kịp thời cho hoạt động bồi dưỡng tập huấn.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để biện pháp này có thể triển khai và đạt kết quả tốt cần phải có các điều kiện sau:
- Có sự quan tâm của Ban giám hiệu, đặc biệt là người hiệu trưởng, đội ngũ chuyên trách về công tác giáo dục giá trị sống.
- Cần có kế hoạch, chương trình cụ thể về hoạt động tập huấn, bồi dưỡng được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục.
- Cần phải có được đội ngũ chuyên gia am hiểu về giá trị sống và quản lý công tác giáo dục giá trị sống.
- Phải có một nguồn kinh phí nhất định phục vụ cho hoạt động giáo dục giá trị sống của các trường THCS.
- Các nhà trường THCS cần phải đảm bảo được các chế độ cho đội ngũ giáo viên, tổng phụ trách Đội và các lực lượng giáo dục khi tham gia hoạt động này.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng khi tham gia hoạt động tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực triển khai công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh.
87
dục giá trị sống cho học sinh
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
Biện pháp này hướng đến nhằm mục đích đa dạng hoá về phương pháp và hình thức tổ chức cơng tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường trung học cơ sở. Giá trị sống thuộc phạm trù năng lực, cho nên việc quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh cần linh hoạt, mềm dẻo bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú thơng qua nhiều kênh hoạt động khác nhau, nhằm tạo sự cộng hưởng, sáng tạo từ đội ngũ tham gia giáo dục giá trị sống và ý thức trách nhiệm tự giáo dục của mỗi học sinh, để có thể chiếm lĩnh được kiến thức - thái độ - hành động.
Việc chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường trung học cơ sở là vận dụng các phương pháp và hình thức giáo dục mới hướng đến phát huy tích cực, giúp nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức giá trị sống nhờ vào sự tương tác và đa dạng hóa các loại hình hoạt động của các lực lượng tham gia giáo dục và sự chủ động dựa trên các hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, giúp học sinh xây dựng thái độ và phát triển tốt các kỹ năng để trở thành cơng dân có đủ tự tin, trách nhiệm, tự lập, sống khỏe mạnh và hạnh phúc.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
* Đổi mới đa dạng các phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh.
Hiệu quả của hoạt động giáo dục giá trị sống sẽ được hiện thực hóa thơng qua hệ thống các phương pháp mà nhà trường sử dụng. Do vậy BGH các trường THCS cần chú trọng công tác chỉ đạo đổi mới đa dạng hóa các phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh. Công tác giáo dục giá trị sống là một hoạt động đặc thù do đó hệ thống các phương pháp giáo dục phải cho học sinh được trải nghiệm thông qua các hoạt động khác nhau.
Phương pháp giáo dục giá trị sống phải giúp học sinh trung học cơ sở hình thành niềm tin, lịng say mê, hứng thú và tạo ra mơi trường hoạt động vui vẻ, thân thiện qua việc tìm tịi, lựa chọn và sử dụng phương pháp nhằm tác động vào nhận thức, thái độ, tạo động lực để mỗi em học sinh biết biến các giá trị sống đó vào từng hành vi cụ thể mà các em sử dụng trong cuộc sống. Bên cạnh đó, hệ thống các
88
phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường trung học cơ sở còn phải hướng đến giúp các em biết cách phân tích, đánh giá và rút ra các bài học cần thiết cho bản thân từ việc áp dụng các giá trị sống mà các em đã được học.
Chí vì thế ban giám hiệu các trường trung học cơ sở, mà cụ thể là người hiệu trưởng phải tập trung chỉ đạo để đội ngũ giáo viên, tổng phụ trách Đội và các lực lượng tham gia công tác giáo dục giá trị sống tập trung vận dụng các phương pháp sau đây vào quá trình trang bị giá trị sống cho học sinh các trường trung học cơ sở:
+ Phương pháp trị chơi: Thơng qua phương pháp trò chơi sẽ giúp các em học sinh có được cơ hội để thể nghiệm những thái độ, hành vi. Qua trò chơi các em được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cho mình những ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống. Qua trị chơi, các em được rèn kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi, giúp các em tăng cường khả năng giao tiếp. Bằng trò chơi, việc học tập, giáo dục được tiến hành nhẹ nhàng, sinh động hơn, không nhàm chán, khô cứng. Hoạt động vui chơi khơng những mang lại khơng khí vui tươi thoải mái cho các em mà còn giúp các em nhẹ nhàng chuyển hóa các giá trị sống vào trong từng hoạt động vui chơi, đây cũng là môi trường của cuộc sống mà các em được trải nghiệm. Với phương pháp trị chơi được sử dụng trong q trình giáo dục giá trị sống sẽ phát huy được lợi thế trong việc giúp học sinh tiếp cận được hệ thống các giá trị sống theo cách của riêng mình. Thơng qua hoạt động, và bằng hoạt động vui chơi để chuyển hố các giá trị sống ln mang lại sự thích thú cho lứa tuổi THCS.
+ Phương pháp “thảo luận nhóm”: Đây là phương pháp rất có lợi thế mỗi khi nhà trường sử dụng để trang bị các giá trị sống cho học sinh. Bởi lẽ phương pháp này sẽ giúp học sinh chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến nội dung giá trị sống cần học. Do vậy, phương pháp này còn giúp học sinh hiểu biết sâu sắc, bền vững hơn làm cho việc chuyển tải thơng tin mang tính cộng đồng hơn, vì mỗi học sinh tham gia vào hoạt động là một mắc xích trong q trình trao đổi thơng tin. Được trao đổi và chia sẻ với nhau để giúp các em học sinh hiểu hơn về các giá trị sống, từ đó biết các lựa chọn, biết cách đánh giá các giá trị sống mà các em đã được học.
89
thể trong các vai. Qua đó giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc và biết cách giải quyết các vấn đề trong tình huống giả định chứa đựng nội dung giá trị sống. Đây là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh thực hành, “làm thử” và suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà họ quan sát được và sau đó học sinh sẽ thảo luận, trao đổi với nhau. Thơng qua đóng vai là thơng qua cuộc sống thực những được mơ phỏng trong các vai diễn. Chính q trình này giúp các em học sinh được hiểu một cách thấu đáo về các giá trị sống. Sự linh hoạt trong cách thể hiện và vận dụng các giá trị sống vào trong các mối quan hệ được miêu tả rất chân thực thông qua các vai diễn đã giúp các em học sinh hình dung ra các giá trị sống khi được vận dụng vào thực tiễn thì triển khai như thế nào cho có hiệu quả nhất.
+ Phương pháp “dự án”: Đây là một trong những phương pháp giúp các em học sinh có thể tự mình, hoặc theo nhóm để hồn thành một dự án cụ thể nào đó về một giá trị sống mà các em đã được học. Phương pháp này không chỉ giúp học sinh THCS biết triển khai và thực hiện một dự án nhỏ, mà qua phương pháp này các em được vận dụng chính những giá trị sống vào để thực hiện một cơng việc nào đó. Phương pháp này sẽ kích thích chủ động và sáng tạo trong q trình tiếp cận các giá trị sống.
+ Phương pháp “Mơ hình hóa”: Thơng qua các mơ hình về giá trị sống của con người nói chung để dựng lại mơ hình về giá trị sống cho các em học tập và noi theo. Mơ hình hố hệ thống các giá trị sẽ giúp các em học sinh dễ dàng nhận thức một cách trọn vẹn nhất các giá trị sống mà các em sẽ được trang bị.
* Đa dạng hóa hình thức giáo dục giá trị sống cho học sinh.
Đa dạng hóa hình thức giáo dục giá trị sống cho học sinh là hướng tới giúp học sinh tích cực trong việc tiếp thu và vận dụng các giá trị sống vào điều kiện thực tiễn cuộc sống và khơi dậy sự hứng thú, sáng tạo cho học sinh trong nhận thức cũng như trong hành động.
Mội một hình thức giáo dục giá trị sống đầu có những ưu và nhược điểm khác nhau, căn cứ vào đặc điểm của hệ thống các giá trị sống, căn cứ vào đặc điểm của học sinh và các điều kiện khác của nhà trường để linh hoạt, sáng tạo và mạnh