Phương pháp khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 59 - 81)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng

2.2.4. Phương pháp khảo sát

Để tiến hành khảo sát, chúng tôi đã xây dựng Phiếu điều tra thực trạng quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS (Dành cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh) với 6 câu hỏi ở phiếu dành cho học sinh; 12 câu hỏi dành cho CBQL và GV. Câu hỏi được thiết kế cả dạng câu hỏi đóng và cả dạng câu hỏi mở. Chúng tôi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ.

* Quy ước về cách xác định thang điểm và mức độ đánh giá theo thang điểm khảo sát, khảo nghiệm.

- Thang điểm về các mức đánh giá:

+ Hồn tồn khơng đồng ý; Hồn tồn khơng thường xun; Hồn tồn khơng phù hợp; Hồn tồn khơng hứng thú; Hồn tồn khơng ảnh hưởng; Kém; Hồn tồn khơng cấp thiết; Hồn tồn khơng khả thi: 1 điểm

50

Không ảnh hưởng; Yếu; Không cấp thiết; Không khả thi: 2 điểm

+ Tương đối đồng ý; Tương đối thường xuyên; Tương đối phù hợp; Tương đối hứng thú; Tương đối ảnh hưởng; Trung bình; Tương đối cấp thiết; Tương đối khả thi: 3 điểm

+ Đồng ý; Thường xuyên; Phù hợp; Hứng thú; Ảnh hưởng; Khá; Cấp thiết; Khả thi: 4 điểm

+ Rất đồng ý; Rất thường xuyên; Rất phù hợp; Rất hứng thú; Rất ảnh hưởng; Tốt; Rất cấp thiết; Rất khả thi: 5 điểm

2.2.5. Xử lý kết quả khảo sát

Sử dụng cơng thức tốn học để thống kê giá trị trung bình, độ lệch chuẩn để phân tích và đánh giá tùy theo từng nội dung nghiên cứu. Các số liệu thu thập được giúp cho việc đánh giá đúng thực trạng quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Ngồi ra chúng tơi sử dụng phần mềm SPSS 180 để phân tích và xử lý số liệu thống kê.

2.3. Thực trạng công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và HS về vai trị của cơng tác giáo dục giá trị sống

Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS là hướng đến khơng chỉ giúp các em có được những nhận thức tốt mà điều quan trọng giúp các em biết định hình để lựa chọn các giá trị phù hợp với bản thân, phù hợp với văn hoá và nhu cầu của xã hội. Thông qua công tác giáo dục giá trị sống để mỗi em học sinh biết trân trọng các giá trị sống tốt đẹp, biết gìn giữ và phát huy để hành động một các phù hợp nhất. Để làm rõ các vai trị của cơng tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định chúng tơi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV, Tổng phụ trách Đội và học sinh. Kết quả khảo sát được thể hiện rõ qua điểm số trung bình và độ lệch chuẩn tại bảng 2.3.

Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL, GV và Học sinh về vai trị của cơng tác giáo dục giá trị sống

51

GV và TPT

(SD) (SD)

1 Hình thành thái độ, tình cảm, đạo đức đúng đắn,

phù hợp với yêu cầu xã hội 4.39 0.59 4.04 0.76

2 Giúp học sinh thể hiện được các giá trị cốt lõi khi

liên hệ với bản thân và với người khác. 3.41 0.67 3.04 0.77

3 Giúp học sinh hiểu biết sâu sắc về động cơ và trách

nhiệm có liên quan đến sự lựa chọn của cá nhân. 3.55 0.67 3.13 0.73

4 Gây hứng thú cho học sinh để lựa chọn các giá trị

sống của riêng mình. 4.41 0.71 4.12 0.69

5 Giúp học sinh suy nghĩ về chính bản thân mình, về

ngượi khác, về thế giới và các giá trị sống. 3.65 0.62 3.29 0.76 6 Biết tự điều chỉnh ý thức, hành vi, quan hệ xã hội 4.44 0.76 4.23 0.78

7 Giúp các em biết tạo lập cuộc sống hạnh phúc cho

bản thân và góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn 4.29 0.78 4.40 0.78

Ghi chú: 1 ≤ ≤ 5; (Hệ số trung bình); (SD) (Độ lệch chuẩn)

Kết quả khảo sát bảng 2.3. cho thấy về cơ bản CBQL, GV, TPT Đội và HS đều cho rằng công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS có vai trị rất quan trọng với điểm số trung bình trong đánh giá của học sinh dao động từ (3.55 đến 4.44) và điểm trung bình trong đánh giá của CBQL, GV, TPT Đội (3.04 đến 4.40). Trong đó vai trị được cả học sinh, CBQL, GV, TPT Đội đều đánh giá cao nhất là vài trò “Giúp các em biết tạo lập cuộc sống hạnh phúc cho bản thân và góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn” với điểm số trung bình là (4.29 và 4.40). Trên thực tế cho thấy khi bản thân các em học sinh có nhận thức đúng đắn về các giá trị sống sẽ giúp các em biết tạo lập cuộc sống hạnh phúc hơn bằng những hành động thiết thực, các em được làm những việc các em thích, được giúp đỡ người khác, được chia sẻ và nhận chia sẻ từ người khác, sống có trách nhiệm, đồn kết, u thương, hợp tác với người khác…và tất cả các giá trị sống này sẽ giúp các em đóng góp sức lực nhỏ bé vào xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.

Bên canh đó phương án “Gây hứng thú cho học sinh để lựa chọn các giá trị sống của riêng mình” cũng được các em học sinh và CBQL, GV, TPT Đội lựa chọn đánh giá với điểm số trung bình cao thứ 2 (4.41 và 4.12). Thơng qua công tác giáo

52

dục giá trị sống sẽ giúp học sinh định hình trong các lựa chọn về các giá trị sống phù hợp với bản thân. Có thể nói cơng tác giáo dục giá trị sống được tổ chức thông qua các nội dung, phương pháp và hình thức đa dạng và phong phú sẽ có tác dụng gây hứng thú cho học sinh trong việc lựa chọn các giá trị sống cho riêng mình. Thơng qua hệ thống các giá trị sống mà thầy cô giáo đã cung cấp, các em sẽ biết sàng lọc và lựa chọn các giá trị đó phù hợp với sở thích, nhu cầu của bản thân. Chính vì vậy trong cơng tác giáo dục giá trị sống ở các nhà trường THCS cần phải cung cấp thật nhiều các giá trị sống thơng qua các hình thức linh hoạt và sáng tạo để các em học sinh có cơ hội được trải nghiệm để lựa chọn.

Trong các vai trị của cơng tác giáo dục giá trị sống thì vai trị “Giúp học sinh thể hiện được các giá trị cốt lõi khi liên hệ với bản thân và với người khác”, được HS, CBQL và GV đánh giá ở mức điểm trung bình thấp nhất (3.41 và 3.04). Điều này có thể cho thấy đối với lứa tuổi học sinh THCS việc thể hiện các giá trị sống cốt lõi trong các mối quan hệ với bản thân và người khác còn gặp những cản trở và khó khăn nhất định. Đặc điểm lứa tuổi và nhận thức chưa tốt, cách thức thể hiện chưa sâu sắc nên các em gặp khó khăn trong việc truyền tải các giá trị sống này.

Tóm lại, kết quả khảo sát đã khẳng định công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS hiện nay là rất quan trọng, công tác này không chỉ giúp học sinh nhận thức và chuyển hoá được các giá trị sống vào cuộc sống hàng ngày, mà đây còn là nền tảng để phát triển nhân cách toàn diện cho các em trong tương lại. Chính vì vậy, các nhà trường THCS cần quan tâm để thường xuyên thực hiện công tác giáo dục giá trị sống này.

2.3.2. Thực trạng về hệ thống các giá trị sống cần được giáo dục cho học sinh THCS

Bảng 2.4. Đánh giá của HS, CBQL và GV, TPT về hệ thống các giá trị sống TT Hệ thống các giá trị sống cần giáo dục cho học

sinh Học sinh CBQL,

53 TPT (SD) (SD) 1 Hịa bình 4.23 0.86 4.04 0.70 2 Tôn trọng 3.18 1.01 3.04 0.71 3 Yêu thương 4.35 0.85 4.20 0.74 4 Khoan dung 3.80 0.85 3.12 0.62 5 Hạnh phúc 3.25 0.87 3.27 0.75 6 Trách nhiệm 3.41 0.79 3.20 0.70 7 Hợp tác 3.78 1.16 3.41 0.80 8 Khiêm tốn 3.95 0.73 3.60 0.74 9 Trung thực 3.83 1.20 3.78 0.72 10 Giản dị 3.50 0.87 3.40 0.82 11 Tự do 3.03 0.93 3.00 0.79 12 Đoàn kết 3.35 0.96 3.23 0.83

Ghi chú: 1 ≤ ≤ 5; (Hệ số trung bình); (SD) (Độ lệch chuẩn)

Để tiến hành đánh giá hệ thống các giá trị sống được thường xuyên giáo dục cho học sinh ở các trường THCS chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV, TPT và HS về 12 giá trị sống mà UNESCO đã đưa ra cho thế hệ trẻ bao gồm các giá trị về: Hồ bình; Tơn trọng; Yêu thương; Khoan dung; Hạnh phúc; Trách nhiệm; Hợp tác; Khiêm tốn; Trung thực; Giản dị; Tự do; Đoàn kết. Kết quả khảo sát đều cho thấy về cơ bản cả 12 giá trị sống này đều được các trường THCS trên địa bàn khảo sát đã đưa vào giáo dục cho học sinh với mức độ khá thường xuyên với điểm số trung bình mà các em học sinh đánh giá từ (3.03 đến 4.35) và điểm trung bình đánh giá của CBQL, GV, TPT Đội là (3.00 đến 4.20). Với điểm số đánh giá này cho thấy khơng có sự chênh lệch nhiều trong đánh giá của cả học sinh và CBQL, GV, TPT Đội. Trong đó giá trị sống được cả HS, CBQL, GV, TPT Đội đánh giá ở mức độ thường xuyên thực hiện là “Yêu thương”. Đây cũng là một trong các giá trị sống cần cho mỗi con người. Bởi lẽ “Yêu thương” cần được biểu thị và thể hiện trong tất cả các vấn đề của cuộc sống, trong tất cả các mối quan hệ, trong công việc, trong hành động, trong giao lưu… giữa con người với con người, giữa con người với con vật và giữa con người với thiên nhiên… Giá trị “Yêu thương” là giá trị căn bản để mỗi

54

người biết trân quý bản thân, trân quý những người xung quanh. “Yêu thương” là biết chia sẻ, đọng viên, đồng cảm với người khác.

Giá trị “Hồ bình” cũng được học sinh, CBQL,GV,TPT Đội đánh giá ở mức độ được thường xuyên thực hiện trong giáo dục cho học sinh THCS với điểm số trung bình là (4.23 và 4.04). Chưa bao giờ mà giá trị “Hồ bình” lại được đề cao như hiện nay, bởi lẽ thế giới càng phát triển thì các loại vũ khí càng hiện đại với sức công phá và nguy hiểm hơn rất nhiều lần. Do vậy, khi chiến tranh xẩy ra thì cả bên thắng lẫn bên thua đều thiệt lại. Các di chứng về hố học của chiến tranh có thể để lại hàng vài chục năm sau cho các thế hệ thiếp theo. Chính vì vậy các giá trị về “Hồ bình” hơn bao giờ hết luôn được đề cao ở tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Giáo dục về giá trị “Hồ bình” để mỗi em học sinh biết đồn kết, chia sẻ và hợp tác, căm ghét chiến tranh, yêu quý sự bình yên. Giá trị về “Hồ bình” được các em thể hiện ngay trong chính các mối quan hệ hàng ngày với bạn bè, với thầy cô và với người xong quanh.

Trong các giá trị sống trên thì giá trị về “Tự do” có điểm số trung bình đánh giá của HS, CBQL, GV, TPT Đội đánh giá ở mức thấp nhất trong 12 giá trị sống được khảo sát (3.03 và 3.00). Điều này có thể xuất phát từ thể chế chính trị và yếu tố văn hoá. Giá trị “Tự do” thường được giáo dục cho các em nhận thấy là tự do trong khuôn khổ. Nghĩa là các em nhận biết được quyền về tự do nhưng cũng phải có nghĩa vụ với chính các hành động tự do của mình.

Như vậy có thể thấy cả 12 giá trị sống về cơ bản đã được các nhà trường THCS đưa vào để giáo dục cho học sinh. Tuy nhiên, trong thực tế mức độ thực hiện thường xuyên để giáo dục các giá trị sống này còn chênh lệch, nhưng về cơ bản các giá trị sống này đã được coi trọng và đưa vào để giáo dục cho học sinh. Để mang lại hiệu quả khi vận dung các giá trị sống này vào thực tế các nhà trường THCS cần phải linh hoạt sáng tạo, thiết kế các hoạt động phù hợp với các giá trị sống đó để giúp các em học sinh chuyển hố các giá trị sống này một cách thuận lợi và hiệu của nhất.

2.3.3. Thực trạng về hệ thống các nguyên tắc trong công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh

55

Công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS chỉ mang lại hiệu quả thực sự khi có được hệ thống các nguyên tắc phù hợp. Hệ thống các nguyên tắc chính là kim chỉ nam định hướng cho công tác giáo dục này. Mỗi thầy cô giáo khi thực hiện công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh cần phải linh hoạt, chuyển hoá các nguyên tắc này một cách sáng tạo nhất. Trong phạm vi luận văn này chúng tơi chỉ đưa ra 4 ngun tắc chính trong để vận dụng vào trong cơng tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS. Để khẳng định kết quả này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của HS, CBQL, GV, TPT Đội về mức độ phù hợp của các nguyên tắc trong công tác giáo dục. Kết quả khảo sát được thể hiện rõ trong bảng 2.5.

Bảng 2.5. Đánh giá của HS, CBQL, GV, TPT về mức độ phù hợp của các nguyên tắc giáo dục giá trị sống

TT Hệ thống các nguyên tắc giáo dục giá trị sống Học sinh

CBQL, GV và

TPT

(SD) (SD)

1 Đảm bảo tính mục đích của giáo dục giá trị sống cho

học sinh 3.96 1.00 4.00 0.77 2 Đảm bảo sự thống nhất giữa các lực lượng giáo dục 3.89 0.95 3.90 0.86 3 Đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học

sinh 3.84 1.05 3.40 0.84

4 Đảm bảo phát huy vai trị tự giác, tích cực của học

sinh 4.08 0.84 4.40 0.90

Ghi chú: 1 ≤ ≤ 5; (Hệ số trung bình); (SD) (Độ lệch chuẩn)

Kết quả khảo sát bảng 2.5. cho thấy cả 4 nguyên tắc đều được đánh giá ở mức độ phù hợp và khơng có sự chênh lệnh q nhiều trong ý kiến đánh giá của HS và CBQL,GV,TPT Đội. Đối với ý kiến đánh giá của các em học sinh thì cho rằng 4 nguyên tắc mà giáo viên và tổng phụ trách Đội sử dụng khi giáo dục các giá trị sống là phù hợp với điểm số trung bình thấp nhất là (3.84) và cao nhất là (4.08). Trong khi đó ý kiến đánh giá của CBQL và GV, TPT Đội có điểm số thấp nhất là (3.40) và cao nhất là (4.40). Về cơ bản điểm trung bình trong đánh giá của CBQL, GV,TPT

56

đội có phần cao hơn so với đánh giá của các em học sinh.

Trong các nguyên tắc được khảo sát thì nguyên tắc “Đảm bảo phát huy vai trị tự giác, tích cực của học sinh” được cả HS và CBQL,GV, TPT Đội đánh giá ở mức độ phù hợp là cao nhất (4.08 và 4.40). Các giá trị sống chỉ đạt được hiệu quả khi bản thân mỗi em học sinh tự giác, tích cực để chủ động chiếm lĩnh. Các giá trị sống có nội dung phong phú, phương pháp và hình thức đa dạng đến bao nhiêu mà bản thân mỗi em học sinh khơng tự giác, tích cực để lĩnh hội thì chắc chắn công tác giáo dục này sẽ không bao giờ đạt được hiệu quả như mong muốn. Chính vì thế trong cơng tác giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS cần phải đảm bảo được nguyên tắc “Phá huy vai trị tự giác, tích cực của học sinh”.

Nguyên tắc “Đảm bảo tính mục đích của giáo dục giá trị sống cho học sinh” cũng được cả HS, CBQL, GV, TPT Đội đánh giá với mức độ phù hợp có điểm số cao thứ 2 trong 4 nguyên tắc được khảo sát. Điều này cho thấy, khi thực hiện công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh hiện nay ở các trường THCS được thực hiện khá tốt và ln đảm bảo tính định hướng trong mục đích. Giáo dục giá trị sống có mục đích là giúp mỗi em học sinh THCS hiểu về hệ thống các giá trị sống, biết cách chuyển hoá hệ thống các giá trị sống này vào trong thực tiễn của cuộc sống.

Nguyên tắc “Đảm bảo sự thống nhất giữa các lực lượng giáo dục” cũng được HS và CBQL, GV, TPT Đội đánh giá ở mức độ phù hợp với điểm số trung bình cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 59 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)