Khái quát tình hình kiện kinh tế – xã hội và giáo dục huyện Phù Cát, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 53)

8. Cấu trúc luận văn

2.1. Khái quát tình hình kiện kinh tế – xã hội và giáo dục huyện Phù Cát, tỉnh

2.1. Khái quát tình hình kiện kinh tế – xã hội và giáo dục huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định Bình Định

2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội

Phù Cát là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Bình Định, nằm trên tọa độ 13054’ – 14032’ vĩ Bắc và 108055’ – 109005’ kinh Đơng. Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Phù Mỹ và Hồi Ân. Phía Nam giáp thị xã An Nhơn, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Vĩnh Thạnh và Tây Sơn. Phía Đơng giáp biển Đơng với chiều dài 35 km và chếch về phía Đơng Nam giáp huyện Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn. Theo thống kê, huyện Phù Cát có diện tích là 680,49 Km2, mật độ dân số 279 người/Km2.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có các dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó chủ yếu là người Kinh và một số ít là người Bana gồm 26 hộ, 91 nhân khẩu nằm rải rác tại các xã Cát Sơn, Cát Lâm.

Phù Cát có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 17 xã là Cát Sơn, Cát Lâm, Cát Hiệp, Cát Hanh, Cát Tài, Cát Minh, Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải, Cát Tiến, Cát Chánh, Cát Thắng, Cát Hưng, Cát Nhơn, Cát Tường, Cát Trinh, Cát Tân và 01 thị trấn là Thị trấn Ngô Mây. Dưới xã - thị trấn được phân chia thành 117 thơn và khu phố.

Địa hình Phù Cát đa dạng, gồm có đồng bằng chuyên trồng lúa nước, tập trung ở các xã ven sông Côn và sông La Tinh như xã Cát Tân, Cát Tường, Cát Nhơn, Cát Trinh, Cát Hanh, Cát Thắng, vùng núi thấp – gò đồi trồng các loại cây trồng cạn, cây lâm nghiệp gồm các xã Cát Sơn, Cát Lâm, Cát Hiệp, Cát Tài, Cát Hưng ngồi ra cịn có các vùng đầm, bãi ngang ven biển thuộc các xã Cát Minh, Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải, Cát Chánh, Cát Tiến.

44

Năm 2019, huyện Phù Cát tạo dấu ấn tăng trưởng ở mức 12,12%, bức tranh kinh tế trên địa bàn huyện có nhiều khởi sắc. Trong tăng trưởng kinh tế, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của huyện tăng 7,45%, sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 14,85%, thương mại - dịch vụ tăng 13,25%. Tổng thu ngân sách nhà nước vượt mốc 1.159 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người ở mức 44 triệu đồng/người. “Mặc dù gặp khơng ít khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự chung sức đồng lòng của nhân dân, bức tranh kinh tế trên địa bàn huyện đã có nhiều khởi sắc. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng cao. Đây chính là cơ sở để Phù Cát đột phá đi lên trong thời gian tới”, ông Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch UBND huyện Phù Cát, chia sẻ.

Điểm sáng rõ nhất ở Phù Cát là đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo mơi trường thu hút đầu tư thơng thống. Ơng Võ Văn Tài, Phó trưởng phịng Kinh tế - Hạ tầng huyện Phù Cát, cho hay, để thu hút DN, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp vào hoạt động, đến nay huyện đã hình thành 12 cụm, điểm cơng nghiệp, thu hút các ngành nghề chủ lực như: Dệt may, đồ gỗ xuất khẩu, cơ khí chế tạo máy, vật liệu xây dựng, đá xuất khẩu… Trong đó, Cụm cơng nghiệp (CCN) Gị Mít rộng 13,4 ha, thu hút 22 cơ sở, DN; CCN Cát Nhơn 60,24 ha, thu hút 9 DN; CCN Cát Trinh 16,8 ha, thu hút 4 DN…

Hầu hết DN đều được chính quyền địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện về thủ tục đầu tư, tạo môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi. Nhiều nhà đầu tư đến Phù Cát đều có chung nhận định, mơi trường đầu tư ở đây được cải thiện rất nhiều. Ông Đặng Trung Kiên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn Trường Thành Việt Nam, cho hay: “Tập đồn chúng tơi liên doanh với Công ty Quadran International (Pháp) đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời công suất 49,5 MWp tại xã Cát Hiệp, vốn đầu tư hơn 1.030 tỷ đồng. Từ khi bắt đầu triển khai dự án, DN nhận được sự quan tâm, hỗ trợ rất lớn của chính quyền địa phương trong phối hợp giải phóng mặt bằng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Nhờ vậy, chỉ trong thời gian ngắn, nhà máy đã hoàn thành và đi vào vận hành thương mại, nối lên lưới điện quốc gia từ tháng 6.2019. Hiện DN đang triển khai các bước để đầu tư tiếp nhà máy điện mặt

45

trời Cát Hiệp 2, với diện tích 55,5 ha”.

Với quyết tâm cao trong thực hiện đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2020, huyện xác định mục tiêu tổng quát: Huy động và phân bổ các nguồn lực cho đầu tư phát triển có trọng tâm, trọng điểm, thúc đẩy phát triển nhanh KT-XH đi đôi với nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và tạo ra những chuyển biến mới, bền vững về mặt xã hội. Trong đó, hướng phát triển kinh tế chú trọng khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về kinh tế biển, gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo, tạo chuyển biến toàn diện về KT-XH.

Và một tin vui với huyện Phù Cát là mới đây địa phương tổ chức công bố xã Cát Tiến là đô thị loại V theo quyết định của UBND tỉnh. Theo đó, khu vực trung tâm đơ thị Cát Tiến với diện tích quy hoạch 230 ha được xác định là khu Đô thị - dịch vụ - du lịch, có tầm quan trọng trong Khu Kinh tế Nhơn Hội; là xã kinh tế trọng điểm phía Đơng Nam huyện Phù Cát. Đặc biệt, tỉnh đang đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường ven biển từ Cát Tiến đến Tam Quan, sẽ mở ra cơ hội mới trong phát triển kinh tế thời gian đến.

2.1.2. Khái qt về tình hình giáo dục

Tính đến thời điểm tháng 3 năm 2020, tồn huyện có 69 trường trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện. Trong đó, bậc học mầm non có 23 trường, cấp tiểu học có 28 trường và 18 trường THCS. Số liệu thống kê cuối năm học 2019- 2020 như sau:

Bảng 2.1. Thực trạng quy mô trường, lớp các đơn vị trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phù Cát

Số liệu Tổng cộng Bậc học Mầm non Tiểu học THCS - Số trường: 69 23 28 18 - Số điểm trường lẻ: 211 157 54 0

- Số trường đạt chuẩn quốc gia: 39 1 21 17

46 Số liệu Tổng cộng Bậc học Mầm non Tiểu học THCS - Số trẻ, học sinh: 31.925 6.007 14.329 11.589 - Tổng số cán bộ quản lý và giáo

viên, nhân viên: 2.222 330 1079 813

Chia ra: + CBQL: 123 34 53 36

+ Giáo viên: 1.803 252 872 679

+ Nhân viên: 296 44 154 98

- Tổng số phòng phục vụ dạy - học: 1.416 324 690 402

Chia ra: + Phòng học văn hóa: 1.122 326 535 261

+ Phịng học bộ mơn: 78 0 0 78

+ Phòng phục vụ học tập

khác: 226 1 157 68

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phù Cát)

Như vậy, từ bảng số liệu thực trạng trên ta thấy mạng lưới trường lớp ở huyện Phù Cát nhìn chung có quy mơ lớn. Số lượng trường, điểm trường nhiều. Năm học 2019-2020, tồn huyện có 32.199 học sinh, với tổng số CBQL, giáo viên và nhân viên là 2.331, một con số khá lớn, đứng thứ hai về số lượng trường, lớp, học sinh so với 11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, chỉ sau thành phố Quy Nhơn; tỷ lệ đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tương đối đáp ứng, số phòng học đảm bảo cho việc tổ chức hoạt động dạy học; đây là điều kiện thuận lợi để triển khai có hiệu quả các hoạt động dạy học và giáo dục nói chung.

2.1.3. Tình hình giáo dục THCS

* Quy mơ trường lớp học, học sinh và hệ thống các trường THCS huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Huyện Phù Cát hiện có 18 trường THCS đóng trên 18 xã, thị trấn; có 17/18 trường THCS đạt trường chuẩn quốc gia, có 17 trường đạt chuẩn kiểm định chất

47

lượng mức độ 3, có 18/18 thư viện đạt chuẩn thư viện theo Quyết định 01/2003/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Về quy mô trường lớp, học sinh ở cấp THCS huyện Phù Cát qua 05 năm học vừa qua được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 2.2. Quy mô trường lớp, học sinh đầu các năm học ở cấp THCS huyện Phù Cát từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2019 - 2020

Năm học Số trường Số lớp Số học sinh Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9 Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9 2015-2016 18 258 90 90 88 90 12012 3002 2998 2936 3076 2016-2017 18 353 87 89 89 88 11760 2873 2984 2978 2925 2017-2018 18 352 88 87 89 88 11794 3001 2859 2962 2975 2018-2019 18 350 86 88 87 89 11748 3049 2908 2868 2959 2019-2020 18 344 84 86 87 87 11589 2842 3034 2873 2840

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phù Cát)

Hiện nay hệ thống giáo dục THCS huyện phù cát có 18 trường trung học cơ sở là các trường sau: Trường trung học cơ sở Ngô Mây; Trường trung học cơ sở Cát Trinh; Trường trung học cơ sở Cát Tân; Trường trung học cơ sở Cát Lâm; Trường trung học cơ sở Cát Hiệp; Trường trung học cơ sở Cát Sơn; Trường trung học cơ sở Cát Hanh; Trường trung học cơ sở Cát Tài; Trường trung học cơ sở Cát Minh; Trường trung học cơ sở Cát Khánh; Trường trung học cơ sở Cát Thành; Trường trung học cơ sở Cát Hải; Trường trung học cơ sở Cát Tiến; Trường trung học cơ sở Cát Chánh; Trường trung học cơ sở Cát Thắng; Trường trung học cơ sở Cát Hưng; Trường trung học cơ sở Cát Nhơn; Trường trung học cơ sở Cát Tường.

Trong những năm qua hệ thống các trường THCS huyện Phù Cát đã đạt được những thành tích đáng kể. Cơng tác dạy học và giáo dục luôn được quan tâm đầu tư của chính quyền địa phương và của ngành. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn có sự chênh lệch giữa các trường về điều kiện cơ sở vật chất, về đội ngũ, về chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh.

48

*Về cơ sở vật chất của các trường THCS huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Hệ thống trường lớp ngày càng được hoàn thiện, xanh, sạch, đẹp, các điều kiện thiết yếu đảm bảo cho hoạt động giáo dục được tăng cường, cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư mua sắm đầy đủ, nhất là các trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu dạy và học. Các trường đều được trang bị từ 2 đến 3 phịng máy tính với mỗi phịng từ 20 đến 30 máy tính. Mỗi trường có từ 2 đến 3 máy chiếu. Đa phần các trường đều có đầy đủ các phịng chức năng, phịng thực hành thí nghiệm, sân thể thao…phục vụ hiệu quả cho việc dạy và học.

Các trường đều có thư viện với các đầu sách đáp ứng nhu cầu tham khảo, giải trí của thầy và trị. Ngồi ra các trường đều thiết kế những thư viện xanh nhằm đưa sách đến gần với các em, tạo thói quen ham đọc sách.

Hàng năm huyện đều đầu tư sửa chữa, mở rộng và nâng cấp các trường học kịp thời đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác giáo dục đào tạo.

2.2. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục tiêu khảo sát

Khảo sát nhằm đánh giá thực giáo dục giá trị sống và quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Từ đó, xác định nguyên nhân và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS, hướng đến nâng cao chất lượng giáo dục cho toàn diện cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn khảo sát.

2.2.2. Đối tượng khách thể khảo sát

Để khảo sát thực trạng của vấn đề nghiên cứu luận văn tập trung khảo sát các đối tượng sau: CBQL, GV và học sinh cụ thể số lượng như sau:

+ Nhóm 1: Cán bộ quản lý (Ban giám hiệu, cán bộ của Sở giáo dục): 50 người, trong đó cán bộ quản lý của Sở giáo dục 3 người.

+ Nhóm 2: Giáo viên và Tổng phụ trách Đội: 180 người + Nhóm 3: Học sinh THCS: 230 người

Đối tượng khách thể khảo sát được thực hiện tại 5 trường THCS là (Trường trung học cơ sở Ngô Mây; Trường trung học cơ sở Cát Trinh; Trường trung học cơ

49

sở Cát Hanh; Trường trung học cơ sở Cát Khánh; Trường trung học cơ sở Cát Lâm)

2.2.3. Nội dung khảo sát

Khảo sát thực trạng được tiến hành bao gồm các nội dung sau: - Thực trạng nhận thức về vai trò của giá trị sống.

- Hệ thống các giá trị sống cần được giáo dục cho học sinh. - Các nguyên tắc giáo dục giá trị sống cho học sinh.

- Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh. - Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh. - Quản lý xây dựng nội dung, chương trình giáo dục giá trị sống.

- Quản lý bồi dưỡng, tập huấn về năng lực triển khai công tác giáo dục giá trị sống.

- Quản lý việc phối hợp các lực lượng tham gia công tác giáo dục giá trị sống cho.

- Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho công tác giáo dục giá trị sống.

- Quản lý việc đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục giá trị sống.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

Để tiến hành khảo sát, chúng tôi đã xây dựng Phiếu điều tra thực trạng quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS (Dành cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh) với 6 câu hỏi ở phiếu dành cho học sinh; 12 câu hỏi dành cho CBQL và GV. Câu hỏi được thiết kế cả dạng câu hỏi đóng và cả dạng câu hỏi mở. Chúng tôi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ.

* Quy ước về cách xác định thang điểm và mức độ đánh giá theo thang điểm khảo sát, khảo nghiệm.

- Thang điểm về các mức đánh giá:

+ Hồn tồn khơng đồng ý; Hồn tồn khơng thường xun; Hồn tồn khơng phù hợp; Hồn tồn khơng hứng thú; Hồn tồn khơng ảnh hưởng; Kém; Hồn tồn khơng cấp thiết; Hồn tồn khơng khả thi: 1 điểm

50

Không ảnh hưởng; Yếu; Không cấp thiết; Không khả thi: 2 điểm

+ Tương đối đồng ý; Tương đối thường xuyên; Tương đối phù hợp; Tương đối hứng thú; Tương đối ảnh hưởng; Trung bình; Tương đối cấp thiết; Tương đối khả thi: 3 điểm

+ Đồng ý; Thường xuyên; Phù hợp; Hứng thú; Ảnh hưởng; Khá; Cấp thiết; Khả thi: 4 điểm

+ Rất đồng ý; Rất thường xuyên; Rất phù hợp; Rất hứng thú; Rất ảnh hưởng; Tốt; Rất cấp thiết; Rất khả thi: 5 điểm

2.2.5. Xử lý kết quả khảo sát

Sử dụng cơng thức tốn học để thống kê giá trị trung bình, độ lệch chuẩn để phân tích và đánh giá tùy theo từng nội dung nghiên cứu. Các số liệu thu thập được giúp cho việc đánh giá đúng thực trạng quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Ngồi ra chúng tơi sử dụng phần mềm SPSS 180 để phân tích và xử lý số liệu thống kê.

2.3. Thực trạng công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và HS về vai trị của cơng tác giáo dục giá trị sống

Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS là hướng đến khơng chỉ giúp các em có được những nhận thức tốt mà điều quan trọng giúp các em biết định hình để lựa chọn các giá trị phù hợp với bản thân, phù hợp với văn hoá và nhu cầu của xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)