Quản lý chặt chẽ sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia công tác giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 101)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các

3.2.5. Quản lý chặt chẽ sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia công tác giáo

3.2.5. Quản lý chặt chẽ sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh dục giá trị sống cho học sinh

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Phối hợp với các lực lượng tham gia công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh sẽ góp phần thúc đẩy việc thực hiện nội dung của các biện pháp được thuận lợi hơn. Việc phối hợp giữa các lực lượng trong và ngồi nhà trường khi tham gia cơng tác giáo dục giá trị sống cho học sinh một mặt tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp giữa các lực lượng giáo dục, mặt khác, tạo ra sự thống nhất, liên tục trong quá trình giáo dục về các mặt khơng gian, thời gian.

Thực tiễn công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở đã chỉ ra được vai trò, ý nghĩa của các trường trung học cơ sở và các lực lượng ngoài

92

trường trong việc giáo dục học sinh, biết tổ chức phối hợp các lực lượng này sẽ có tác dụng rèn luyện những giá trị sống cần thiết cho học sinh. Mục đích của biện pháp này chính là muốn tạo ra sự gắn kết mật thiết trong sự phối hợp của các lực lượng khi tham gia công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

* Thành lập ban chỉ đạo phối hợp các lực lượng tham gia công tác giáo dục

giá trị sống cho học sinh.

Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập ban chỉ đạo thực hiện quy chế, kế hoạch phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Bởi lẽ đây sẽ là cơ sở pháp lý để các thành viên trong ban chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, đồng thời đảm bảo tính chặt chẽ, hiệu quả trong công tác phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống cho học viên.

Ban chỉ đạo là là lực lượng chính trong việc điều phối các lực lượng cùng tham gia công tác giáo dục giá trị sống. Các công việc cụ thể của ban chỉ đạo như: Lựa chọn nội dung, lựa chọn cách thức, lựa chọn các điều kiện hỗ trợ cho việc phối hợp các lực lượng tham gia công tác giáo dục giá trị sống. Từ đó phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho từng lực lượng để các lực lượng chủ động hơn khi tiến hành phối hợp trong giáo dục giá trị sống cho học sinh.

* Xây dựng quy chế phối kết hợp giữa các lực lượng tham gia công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh.

Hiệu trưởng sẽ là người trực tiếp xây dựng dự thảo quy chế phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Triển khai dự thảo này đến từng đối tượng liên quan như: giáo viên, tổng phụ trách Đội, Đội thiếu niên, tổ chức cơng đồn, hội phụ huynh học sinh và chính quyền địa phương… để tất cả các lực lượng này đều có những đóng góp tích cực cho hoạt động giáo dục giá trị sống hiện nay cho học sinh trung học cơ sở. Khi có được hệ thống quy chế phối hợp các lực lượng tham gia công tác giáo dục giá trị sống sẽ biết cách linh hoạt và sáng tạo để mang lại hiệu quả cao cho công tác phối hợp trong giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS.

* Phát huy vai trò làm đầu mối của nhà trường trong việc phối kết hợp với các lực lượng tham gia công tác giáo dục giá trị sống.

93

Hiệu quả của công tác giáo dục giá trị sống hiện nay ở các trường THCS phụ thuộc vào tính chủ động của các trường THCS trong tham mưu cho chính quyền địa phương và các lực lượng giáo dục xã hội hiểu về giá trị sống và vai trò của việc trang bị các giá trị sống cho học sinh THCS, để từ đó tranh thủ được sự giúp đỡ của những tổ chức này vào công tác giáo dục giá trị sống cùng với nhà trường. Đồng thời qua đây cũng tranh thủ huy động sức người và vật lực phụ vụ cho công tác giáo dục giá trị sống từ các lực lượng tham gia trong và ngồi nhà trường. Chính vì vậy khi là đầu mối trong phối kết hợp thì các trường THCS cần phải tập trung vào các nội dung sau:

- Tham mưu cho các lực lượng xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về các giá trị sống và vai trò của việc trang bị giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở.

- Thường xuyên giữ các kênh liên hệ để trao đổi giữa nhà trường các lực lượng giáo dục để tạo ra môi trường thuận lợi nhất để học sinh lĩnh hội hệ thống các giá trị sống.

- Nhà trường khi thực hiện vai trò đầu mối cần phải chủ động phối kết hợp với các lực lượng giáo dục khác bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau.

* Tạo điều kiện cho các lực lượng khi tham gia công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh.

Hiệu quả phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đối với việc tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS chỉ mang lại hiệu quả khi có các điều kiện hỗ trợ tốt nhất. Các điều kiện về cơ chế, thời gian, địa điểm về vật chất, và các trang thiết bị,... đặc biệt là cơ chế phối hợp để các lực lượng có thể thực hiện hoạt động này một cách nhịp nhàng không bị chồng chéo.

* Kiểm tra, đánh giá hiệu quả sự phối hợp các lực lượng tham gia công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh.

Đảm bảo thực hiện đúng quy chế phối hợp thì khơng thể khơng chú trọng việc kiểm tra, giám sát các hoạt động này. Cần có sự hướng dẫn cụ thể, chi tiết để các lực lượng giáo dục tự thực hiện việc kiểm tra, đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong việc phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở sao cho hoạt động này mang lại kết quả tốt

94

nhất. Hoạt động này còn hướng đến chỉ ra những giải pháp cải tiến để phát huy vai trò của từng lực lượng khi tham gia hoạt động giáo dục giá trị sống ở các trường THCS.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó giữa nhà trường và các lực lương tham gia công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh.

- Xây dựng được kế hoạch, quy chế khi thực hiện hoạt động phối hợp các lực lượng tham gia công tác giáo dục giá trị sống.

- Các lực lượng tham gia phối hợp giáo dục giá trị sống cho học sinh phải nhiệt tình tâm huyết, hết lịng vì thế hệ trẻ.

- BGH các trường THCS phải là lực lượng chủ chốt trong việc quản lý hoạt

động phối kết hợp trong công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh.

- Phải tuyên truyền, trao đổi các thông tin cho các lực lượng biết được vai trò và ý nghĩa của việc phối kết hợp trong công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS.

- Đảm bảo có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị và cơ chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia công tác giáo dục giá trị sống.

3.2.6. Chú trọng các điều kiện sơ sở vật chất, tài chính phụ vụ cho cơng tác giáo dục giá trị sống cho học sinh

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp

Mục đích của biện pháp này nhằm chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính phục vụ giáo dục giá trị sống cho học sinh nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết và đồng bộ phục vụ cho công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh diễn ra thuận lợi, có kết quả và đạt được các mục tiêu mong muốn; thông qua đó làm tăng nguồn lực phục vụ cho cơng tác giáo dục giá trị sống. Chú trọng cơ sở vật chất và tài chính là sự chuẩn bị cho sự thành công của công tác giáo giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Khi triển khai biện pháp này trong điều kiện thực tiễn của các trường THCS cần phải tập trung vào các nội dung và vận dụng các cách thực hiện sau:

95

- Khai thác, sử dụng hiệu quả, bảo quản tốt nguồn lực cơ sở vật chất, các phương tiện, tài liệu, tiết kiệm tài chính của nhà trường phục vụ cho công tác giáo dục giá trị sống. Mua bổ sung thiết bị đồ dùng dạy học hàng năm.

- Huy động sự tham gia đóng góp, ủng hộ vật chất của phụ huynh, các cơ quan, doanh nghiệp… trong việc tổ chức công tác giáo dục giá trị sống.

- Hàng năm kiểm kê nắm bắt tình hình về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật của trường. Căn cứ kế hoạch hoạt động của nhà trường dự kiến sử dụng phương tiện thiết bị và cơ sở vật chất khác. Dự tốn kinh phí cho các hoạt động. Có kế hoạch dành kinh phí mua bổ sung, sửa chữa thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục nói chung và cơng tác giáo dục giá trị sống nói riêng.

- Tuyên truyền sâu rộng tới phụ huynh và các lực lượng ngoài xã hội để họ thấy được ý nghĩa và mục đích tốt đẹp, sự cần thiết của công tác giáo dục giá trị sống từ đó kêu gọi họ giúp đỡ, hỗ trợ, đồng hành trong giáo dục giá trị sống.

- Giám sát, kiểm tra việc huy động các nguồn lực vật chất. Đánh giá, tổng kết và cơng khai tài chính việc huy động các nguồn lực để mọi người thấy được sự rõ ràng, minh bạch và hiệu quả trong công tác này.

- Trong việc huy động các nguồn lực vật chất để phục vụ cho công tác giáo dục giá trị sống khơng thể bỏ qua vai trị của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, họ cùng chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cho nhà trường do đó lãnh đạo nhà trường cần động viên, khích lệ kịp thời để họ làm tốt vai trị của mình. Bên cạnh đó, lãnh đạo nhà trường cần trân trọng và ghi nhận sự giúp đỡ, hỗ trợ về tinh thần cũng như vật chất của phụ huynh với các hoạt động của nhà trường một cách kịp thời. Tôn trọng và đề cao trách nhiệm đối phụ huynh và các lực lượng giáo dục khác cùng với sự minh bạch về tài chính và sự nhiệt huyết của giáo viên sẽ tạo thêm niềm tin, sự nhiệt tình của họ trong việc đồng hành, hỗ trợ các hoạt động của nhà trường. Thông qua các hoạt động không chỉ để giáo dục giá trị sống cho học sinh mà còn tạo sự gắn kết giữa thầy và trị, giữa nhà trường với gia đình và xã hội.

- Ngoài ra để khai thác thế mạnh về tiềm năng của đội ngũ giáo viên, tổng phụ trách Đội và các lực lượng tham gia công tác giáo dục giá trị sống các trường

96

THCS có thể tổ chức các cuộc thi về làm đồ dùng phục vụ cho hoạt động giáo dục giá trị sống cho đội ngũ giáo viên và tổng phụ trách Đội.

Thông qua hoạt động này hiệu trưởng các trường THCS có thể khai thác được trí tuệ của đội ngũ giáo viên, tổng phụ trách Đội trong việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công tác giáo dục giá trị sống. Qua hoạt động này khơng chỉ khuyến khích được sức sáng tạo của đội ngũ giáo viên và tổng phụ trách Đội mà qua đây còn bổ sung được một nguồn lực khá đa dạng và phong phú về đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công tác giáo dục giá trị sống.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để vận dụng biện pháp này vào thực tiễn cần chú trọng các điều kiện sau: - Chú trọng cơng tác xã hội hố để huy động các nguồn lực. Việc sử dụng các nguồn lực cũng cần được thực hiện một cách đơn giản, tiện lợi, song vẫn đảm bảo tính pháp lý cần thiết.

- Cần có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp có liên quan, đặc biệt là BGH các trường THCS trong việc chỉ đạo để đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục giá trị sống.

- Cần có sự thống nhất phối hợp trong việc kêu gọi các lực lượng tham gia đóng góp các nguồn lực cho nhà trường.

- Công tác kiểm tra giám sát việc duy tu, bão dưỡng, và mua sắm cơ sở vật chất và trang thiết bị cũng như việc xây dựng các cơng trình phục vụ cho cơng tác giáo dục giá trị sống phải được thực hiện một cách có hệ thống.

3.2.7. Đẩy mạnh kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh cho học sinh

3.2.7.1. Mục đích của biện pháp

Mục đích của biện pháp này nhằm kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh có vai trị quan trọng trong việc tìm ra, khẳng định những ưu điểm, phát hiện những hạn chế, sai sót, kịp thời thực hiện điều chỉnh cần thiết để hoạt động đi đúng hướng, đảm bảo thực hiện mục tiêu quản lý.

Hiệu quả đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định hiện nay đang được

97

thực hiện chỉ ở mức trung bình, ngun nhân chính là việc kiểm tra, đánh giá hiện nay chưa xây dựng được tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cho đến thực hiện đánh giá, rút kinh nghiệm sau đánh giá.

3.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Biện pháp này khi vận dụng vào điều kiện thực tế của các trường THCS cần tập trung vào các nội dung và cách thức thực hiện sau:

* Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh hàng năm.

Công tác kiểm tra, khi vận dụng vào thực tế cần phải có được một kế hoạch cụ thể là kiểm tra, đánh giá nội dung nào? cách thức tiến hành? hình thức kiểm tra, đánh giá? thời gian? địa điểm? người kiểm tra, đánh giá và các điều kiện hỗ trợ…

* Xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cơng tác giáo dục giá trị sống cho học sinh cụ thể, rõ ràng.

Để việc kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục giá trị sống đạt được hiệu quả thì cần phải xây dựng được hệ thống các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá cơng tác giáo dục giá trị sống. Khi có được hệ thống các tiêu chuẩn và tiêu chí thì sẽ tạo điều kiện không chỉ cho người thực hiện hoạt động đánh giá mà còn tạo điều kiện cho cả giáo viên, tổng phụ trách Đội và các lực lượng tham gia cũng như học sinh có căn cứ để xác định được hiệu quả của công tác giáo dục giá trị sống.

* Thực hiện đầy đủ việc đánh giá, rút kinh nghiệm, thực hiện các điều chỉnh kịp thời sau đánh giá

Sau khi có kết quả từ việc kiểm tra, đánh giá BGH cùng vơi các lực lượng tham gia công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh cần phải nhận thức được những ưu điểm, những hạn chế và các nguyên nhân của công tác giáo dục giá trị sống đang được triển khai hiện nay ở các trường THCS. Từ đó, cần sớm kịp thời có các điều chỉnh để thay đổi.

98

giá trị sống.

Bên cạnh cách hình thức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất…Thì có thể kiểm tra thông qua quan sát các hoạt động của học sinh, thông qua phỏng vấn trực tiếp hoặc thăm dò ý kiến của các lực lượng giáo dục để nắm bắt tình hình thực tế nhằm kịp thời điều chỉnh. Đặc biệt là phải xây dựng được bầu khơng khí tâm lý thoải mái trong nhà trường để mọi thành viên có thể đóng góp ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)